Trong cuộc sống, những thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nó gọi tên là thất bại nhưng thực chất bên trong có hạt giống của thành công.
Xem Tam Quốc mình nhớ nhất câu nói của Tư Mã Ý: “Thua mà không đau, thua mà không nhục, cái cần học trước tiên là giỏi thua”.
Quả thật ra đời chẳng ai là thành công ngay. Thành công sớm chưa chắc hậu vận đã tốt. Thất bại là người thầy đáng quý, nó dạy cho chúng ta về sự khiêm tốn và đức tính kiên trì. Mấy ai thành công mà đêm về vắt tay lên trán tự hỏi tại sao mình thành công?
Nhưng thất bại nó khiến mình mất ngủ, nó khiến mình phải sáng tạo, nó khiến mình phải thay đổi. Tuy nhiên những thất bại sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta không dành thời gian để suy ngẫm về nó. Có những người mắc sai lầm hết lần này đến lần khác, cùng một sai lầm đó. Lúc ý thất bại không còn là người thầy nữa mà lại chính là tảng đá đeo chân kìm hãm bạn tiến về phía trước. Mình rất tâm đắc với câu nói: “we don't learn from experience we learn from reflecting on experience”. Thất bại chỉ có vai trò khi bạn nhìn nhận nó một cách tỉnh táo. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách mình phân tích, nhìn nhận và học hỏi từ thất bại. Biến thất bại là người bạn đồng hành. Đây là cách đã giúp mình xây dựng tinh thần miễn nhiễm với thất bại.
Có 2 phương pháp mà mình sử dụng để trích xuất những bài học từ đó đưa ra những điều chỉnh từ thất bại đó là Thinking Time và Failure Log. Thinking Time cũng giống như weekly reflection vậy, giúp bạn nhìn lại một tuần để điều chỉnh liên tục. Trong khi đó, Failure Log mình hay dùng nhìn lại sau mỗi quý hay cuối năm.
Đối với Thinking Time, mình sẽ trả lời 9 câu hỏi sau:
1. How are my important relationships going? 2. Which project aren't making progress and why? 3. What coming up that I need to prepared? 4. What should I do differently? 5. What new skill I have to learning and Why? 6. Am I happy? If not, why not? 7. How can I get more done this week? 8. Should I take some time off? 9. Am I working hard enough?
Cách mình làm là book thời gian cố định trên calendar và vào khung giờ đó thì mình sẽ ngắt kết nối với thế giới và suy tư về những câu hỏi trên. Tại sao cách này work? Hoạt động này giúp bạn tách khỏi công việc vận hành thường ngày, giúp bạn đánh giá và thay đổi liên tục, giúp bạn suy nghĩ chiến lược và toàn diện hơn. Để đơn giản hóa quy trình này, mình tạo sẵn template trên Notion và schedule nó tự động thêm file mới hàng tuần. Cứ đến giờ đó là sẽ có 1 file mới đc tạo có đủ 9 câu hỏi. Đối với Failure Log, mình thường dùng khi nhìn lại 1 quý hay nhìn lại 1 năm. Đây là thời điểm vô cùng phù hợp để các bạn có thể sử dụng Failure Log nhìn lại năm 2023.
Ảnh bởi
Brett Jordan
trên
Unsplash
Trong Failure Log có 3 bước rất đơn giản: - Bước 1: Viết xuống tất cả những thất bại. - Bước 2: Phân loại thất bại - Bước 3: Rút ra bài học
Mình đã từng hướng dẫn bài tập Failure Log này cho nhiều bạn trẻ. Cái mà mình nhận ra đó là chúng ta không có quá nhiều thất bại đâu. Điều đó chứng tỏ chúng ta vẫn đang chơi ở vùng an toàn. Thường thì số lượng thất bại tỉ lệ thuận với số lượng thành công. Bạn thất bại nhiều thì càng học được nhiều và càng làm được nhiều thứ. Trong lúc bạn viết ra những thất bại chắc chắn bạn sẽ lấp lóe trong đầu những thành công chứ không chỉ toàn thất bại. Không tin bạn cứ thử mà xem.
Sau khi viết xuống hết những thất bại, bước kế tiếp, bạn cần phân loại thất bại này thuộc nhóm nào. Có 3 nhóm để bạn phân loại:
- Screwup: Do chính bạn làm hỏng. Bạn có thể làm tốt nó nhưng bạn không chú tâm, bạn không dành thời gian cho nó và bạn là nguyên nhân chính của thất bại này. Với nhóm này, hãy nhận trách nhiệm và nói lời xin lỗi với ai đó nếu cần.
- Weakness: Đây là những điểm yếu của bạn. Đối với những thất bại thuộc nhóm này, hãy tìm cách delegate cho người khác, hay tìm kiếm partner. Trường hợp bạn vẫn phải làm thì hãy học trước và đặt mục tiêu thấp.
- Growth Opportunity: Đây là những thất bại giúp bạn làm tốt hơn ở những lần kế tiếp. Đây là những thất bại có thể xác định nguyên nhân và cách khắc phục. Nhiệm vụ của bạn là học cho tốt bài học này và tiếp tục thử nghiệm.
Trong quá trình phân nhóm thất bại, bạn có thể viết luôn những bài học rút ra ở từng thất bại. Sau đó bạn có thể review lại 1 lượt và viết thêm những bài học bổ sung nếu có. Trong 3 nhóm thất bại, nhóm Growth Opportunity là nhóm mà có tiềm năng thay đổi và cho ra kết quả thu được từ những thay đổi cao nhất. Hãy ưu tiên dành nhiều thời gian để nhìn lại những thất bại trong nhóm Growth Opportunity.
Ảnh bởi
Ian Kim
trên
Unsplash
Với Thinking Time và Failure Log giúp mình nhìn sâu và những thất bại, học hỏi từ nó và đưa ra những điều chỉnh trong cuộc sống. Càng làm nhiều bạn sẽ càng miễn nhiễm với thất bại, càng giúp bạn thêm dũng khí để tiến về phía trước một cách bứt phá hơn. Để chiến thắng trò chơi cuộc đời, chúng ta phải giỏi thua trước đã.