LÀM SAO ĐỂ KẾT BẠN VỚI MENTOR TRÊN FACEBOOK? (Cách chọn lọc mối quan hệ trên social media)
Thời gian và năng lượng của chúng ta là có hạn, chúng ta không thể dành thời gian cho tất cả mọi người nhưng chúng ta có thể dành thời gian cho những người xứng đáng.
01.Bạn tôi có dùng nick facebook hơn 1000 bạn, tôi hỏi rằng sao cậu kết bạn nhiều thế trong những người cậu thực sự quan tâm chỉ đến trên đầu ngón tay. Dù chúng ta là người nổi tiếng hay người bình thường tôi tin rằng chúng ta chỉ cần những người thực sự quan tâm đến mình là đủ. Đó là người mà bạn có thể dựa vào khi vấp ngã, là người sẵn sàng “chửi thẳng” vào mặt bạn để giúp bạn sửa sai và hoàn thiện bản thân, là người lắng nghe mà không vội vàng phán xét khi bạn chia sẻ và đưa ra quan điểm về một vấn đề … Thử tưởng tượng xem nếu một ngày kia bạn từ gĩa cõi đời, đám tang của bạn liệu có đủ 1000 người theo dõi bạn trên facebook? Chắc chắn là không. Có khi họ còn chẳng quan tâm đến việc sống chết của bạn. Số lượng bạn bè, số lượng follower- những con số vô cảm trên màn hình có phải là bảo chứng để kiểm định rằng bạn là một người thành công và hạnh phúc? Tôi không phủ nhận những tiện ích mà mạng xã hội mang tới nhưng việc tiết chế sự tham lam trong việc kết nối là điều tôi muốn bàn.
02. Đợt ấy, khi tham gia cộng đồng viết lách, có một số bạn trẻ nhắn tin mong muốn được tôi trở thành mentor hướng dẫn. Ấy vậy mà, các bạn chỉ gửi cho tôi mỗi một lời mời kết bạn rồi trách rằng : "Em gửi lời mời mà chị mãi không trả lời.". Tôi dở khóc, dở cười "Ủa, hay vậy, tôi đâu biết bạn là ai? Accept hay không là quyền của tôi. Tôi có quyền chịu trách nhiệm với những mối quan hệ mình có. Đồng thời tôi cũng không có nghĩa vụ phải làm quen với tất cả mọi người. Vậy là bạn cần tôi hay tôi cần bạn?". Như mình đã phân tích trong bài viết "Làm sao để tìm kiếm mentor?", có một sự thật rằng mentor của bạn rất bận, họ không có thời gian để ý đến hàng ngàn lời mời kết bạn mỗi ngày đâu. Muốn được chọn, bạn phải tạo ra sự khác biệt.Tôi có một vài thói quen khi gửi lời mời kết bạn với BẤT KÌ AI. Quy trình này gồm 03 bước:
01) Check profile của đối phương. (Để biết họ là ai?)
02) Trả lời rõ câu hỏi: "Tại sao mình cần kết bạn?"
03) Chủ động inbox riêng cho họ, gửi lời chào và nêu rõ lí do mình kết bạn và nhờ họ giúp đỡ chia sẻ điều gì đó.
Ví dụ: " Em chào chị ạ. Em xin phép tự giới thiệu. Em là Khánh Linh, hiện tại em đang là sinh viên năm ba của trường Đại học Luật Hà Nội. Em biết đến chị qua cuộc thi Convinces Us của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Khi tham gia phần thi sơ khảo, chị đã góp ý cho em về khả năng thuyết phục của một bài hùng biện. Em rất biết ơn những ý kiến chân thành đó. Thời gian tới, em mong muốn được kết nối với chị để có thể được học hỏi nhiều hơn được không ạ? Em cảm ơn chị rất nhiều ạ!"....Thú thực, gõ một dòng giới thiệu, một dòng nguyện vọng có tốn đến 05 phút của bạn không? Đừng gửi cho mentor một lời mời kết bạn rồi để họ đoán xem bạn là ai? (trừ khi bạn là người nổi tiếng mà ai cũng biết)
03. Tôi không bao giờ coi lời mời kết bạn là một cú click vô tâm đơn giản. Một lời inbox làm quen và chia sẻ ngắn gọn, chỉ đơn giản như một lá thư cover letter bạn gửI đến nhà tuyển dụng. Nhờ thái độ khiêm nhường và chuyên nghiệp ấy, tôi đã làm quen được với những tiền bối trong ngành, chủ động tìm kiếm cơ hội cho bản thân. May mắn không từ trên trời rơi xuống, đó là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, chuyên tâm từ những điều rất nhỏ, dù cho đó chỉ là một tin nhắn, lời chào. Thời gian và năng lượng của chúng ta là có hạn, chúng ta không thể dành thời gian cho tất cả mọi người nhưng chúng ta có thể dành thời gian cho những người xứng đáng.
04. Rời bỏ những mối quan hệ khiến bạn mệt mỏi, bao gồm cả những mối quan hệ online và offline, đó là một cách tốt giúp bạn loại bỏ đi lớp mỡ thừa tư duy cho não bộ. Mỗi tháng, tôi hay mở danh sách bạn bè của mình ra và trả lời câu hỏi:
1. Người này là ai? Người thân, bạn bè, đối tác? hay người lạ? (Câu hỏi này giúp bạn xác định được quan hệ thân sơ và từ đó có những chiến lược để chăm sóc mối quan hệ về sau)
2. Người này có giúp mình tốt lên?(Bạn nhận được gì từ mối quan hệ này, những bài học, những trải nghiệm...bất kì điều gì có ý nghĩa với bạn)Ví dụ: nhờ có anh ấy mà mình thích đọc sách, dậy sớm…mình học được ở anh ấy tinh thần cầu thị và lắng nghe…Nếu họ không đủ hai tiêu chí trên thì tôi sẽ cân nhắc để lọc bạn bè. (Tiêu chí của mỗi người là khác nhau nên bạn hãy tự đặt ra hệ thống câu hỏi phù hợp với tiêu chí của bạn nhé!)
Tương tự như khi tôi lựa chọn một cuốn sách nào đó, trước khi mua tôi sẽ tự hỏi mình:
1. Cuốn sách này nói về cái gì?
2. Tại sao tôi lại mua nó?(Nói cách khác “Cuốn sách giúp tôi giải quyết vấn đề gì đang mắc phải? ”). Vấn đề ở đây có thể là sự thiếu hụt thông tin về một mảng nào đó hoặc một vấn đề bạn muốn bản thân cải thiện trong tương lai. Ví dụ, trong giai đoạn bước đầu khởi nghiệp , tôi tìm đọc nhiều sách về start up, quản trị dự án để bù đắp thiếu hụt kiến thức về kinh doanh). Nếu bạn trả lời câu hỏi này rõ ràng và có chủ đích bạn sẽ giảm thiểu được tình trang thấy sách nào cũng mua, thấy ai giới thiệu cũng mua nhưng thực chất bạn không cần nó và không đọc nó.Tương tự như khi đọc một trang web, tôi sẽ luôn kiểm chứng thông tin, ai là người viết? ai là người phát ngôn? nguồn trích dẫn có uy tín không? trước khi đưa ra quan điểm về một vấn đề. Việc kiểm chứng thông tin không hề dễ dàng nhưng không có nghĩa là bạn nên bỏ qua nó. Giống như khi đi chợ, bạn muốn mua thịt mua rau thì bạn cần biết thịt này có tươi không? Thịt này được sản xuất ở đâu? Còn hạn sử dụng không, nếu có tem kiểm chứng hoặc chứng nhận an toàn thực phẩm thì bạn sẽ yên tâm hơn đúng không nào?
Tóm tắt phần chia sẻ, tôi muốn dành tặng bạn một lời thoại mà thám tử Sherlock Homes chia sẻ với bác Sĩ Waston về khả năng tự học và chọn lọc tri thức của anh trong tác phẩm "Sherlock Homes" nổi tiếng:
“ Bộ óc con người ban đầu như một gian phòng rỗng, ta sẽ phải xếp vào đấy những đồ đạc ta thích. Kẻ ngu ngốc chồng chất vào đó đủ mọi thứ linh tinh đến nỗi các tri thức có thể giúp ích cho hắn bị đè bẹp dưới một đống tri thức khác, đến nỗi khi cần, hắn khó mà lôi ra sử dụng được.Trái lại, người thợ lành nghề chọn lọc hết sức cẩn thận những thứ xếp vào trong gian phòng ấy. Anh ta chỉ muốn chứa trong đó những dụng cụ có ích cho mình trong công việc; cái nào cái nấy dắp đặt một cách thật ngăn nắp.Thật là sai lầm nếu cho rằng gian buồng nhỏ bé ấy có những bức tường co dãn và nó có thể phình ra vô cùng tận. Anh hãy tin rằng rồi sẽ đến lúc mà mỗi khi ta thu nhận được một hiểu biết mới ta sẽ quên mất cái kiến thức gì đó đã có trong óc.Vì vậy, chớ có thu nạp những khái niệm vô ích, chúng sẽ đẩy đi mất những điều có ích.”
Nói cách khác, khi bạn nạp quá nhiều thông tin rác (từ báo chí truyền thông, mạng xã hội), não bộ của bạn sẽ dần quên đi những điều giá trị khác.Bạn muốn trở thành kẻ ngu ngốc hay người thợ lành nghề? Lựa chọn nằm ở bạn."Less is more"
Chúc căn phòng tâm trí của bạn sẽ luôn đầy ắp những giá trị tích cực và tinh hoa để tận hưởng một cuộc sống giản đơn và viên mãn.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và lắng nghe những chia sẻ của mình. Stay positive nha!
Ghé thăm mình tại:
Youtube:
Blog:
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất