Khi chúng ta làm doanh nghiệp/startup, ngoài việc kiếm LỢI NHUẬN HÀNG THÁNG, thì có một khoảng lợi nhuận khác lớn hơn đó là GIÁ TRỊ CÔNG TY TĂNG TRƯỞNG theo thời gian nếu làm tốt ("miếng bánh lớn lên")

Giả sử hôm nay giá trị doanh nghiệp của chúng ta là 5 triệu đô, lợi nhuận sau thuế là ~2tỷ/tháng chẳng hạn. Thì việc nỗ lực tăng trưởng quy mô, chuẩn hóa mô hình, minh bạch mọi thứ, mở rộng hệ sinh thái,... Sau 2-3 năm doanh nghiệp tăng trưởng lên ngưỡng LN 5-10 tỷ/tháng, có hệ sinh thái/nền tảng "bự" hơn. Thì lúc này giá trị cũng cty cũng lớn lên tương đương với 20-30triệu đô, thậm chí cao hơn rất nhiều tùy thuộc vào mô hình kinh doanh.

Thời điểm đó, nếu nhìn vào số tiền chúng ta kiếm được mỗi tháng có thể thay đổi không quá lớn, nhưng hình vào số tiền giá trị công ty tăng từ 5 triệu đô lên 20-30 triệu lại là một khoảng cách rất lớn. Để doanh nghiệp có giá trị thực sự, mọi thứ cũng cần được chuẩn hóa theo thời gian...
- Chuẩn hóa về mô hình kinh doanh
- Chuẩn hóa về hoạt động quản trị
- Ổn định doanh thu, biên lợi nhuận cao (đôi khi chẳng cần có lãi, nhiều startup vẫn đang lỗ nhưng được định giá hàng triệu đô đấy thôi)
- Ổn định về nhân sự, nhất là team co-founders
- Minh bạch tài chính, pháp lý
- Có tiềm năng mở rộng, thị trường đủ lớn để nhà đầu tư quan tâm
- Tốc độ tăng trưởng
- ...

Tưởng chừng doanh nghiệp chúng ta sẽ chẳng có ai quan tâm, nhưng thực tế lại khác rất nhiều...
- Ngoài kia có hàng nghìn investors luôn muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng
- Các doanh nghiệp lớn, tập đoàn sẵn sàng M&A để mở rộng hệ sinh thái (ex: như Vingroup chẳng hạn)
- Thậm chí, doanh nghiệp chúng ta xây dựng lớn lên chỉ với mục tiêu bán lại cho đối thủ cùng ngành (Ex: nhiều startup làm công nghệ phát triển lên chỉ với mục tiêu để bán được cho Facebook, Amazon, Google,...)
- ...

Để gọi vốn, hay bán được công ty ("xa vời" hơn có thể là IPO, startup kỳ lân). Chúng ta cần làm thật tốt để có kết quả nhất định trong 1-2 năm đầu, và xây dựng tầm nhìn 3-5 năm tới thật rõ ràng. Khi doanh nghiệp phát triển với mục tiêu để tăng trưởng về giá trị/nền tảng/quy mô, cách làm việc của toàn bộ teamwork sẽ rất khác...
- Loại bỏ sức ì vốn có (loại bỏ tâm lý thỏa mãn với hiện tại, không cần tăng trưởng, ATP của mình cũng từng như thế...).
- Teamwork làm việc có sự tập trung cao hơn, hiệu suất lao động tăng
- Nỗ lực mở rộng quy mô, hệ sinh thái
- Có động lực lớn hơn để làm việc (nhìn vào bức tranh lớn)
- Sức ép lớn nếu có nhà đầu tư vào
- Chuẩn hóa/minh bạch mọi thứ (như ở phần trên)
- ...


=> Khi có TẦM NHÌN về một "bức tranh lớn" hơn, teamwork sẽ cày cuốc nhiệt hơn để hướng đến mục tiêu đó. Kết quả lúc này cũng tăng trưởng tốt hơn so với trước đó...

Đó là tâm thế/tinh thần của một startup cần phải có (cày cuốc, linh hoạt, tăng trưởng nhanh,...)