Mình có con laptop cũ, dùng lâu ngày, xuống cấp nên có nhờ bà chị cài win lại, nhưng lại quên sao lưu dữ liệu trong máy. Xong, mất hết bao nhiêu tài liệu, hình ảnh, kỷ niệm đủ thứ. Giờ nhận về cái máy trống rỗng, như cái xác không hồn, tiếc ơi là tiếc.
Cái lap nhiệm vụ của nó là nơi chúng ta cài dữ liệu vào bộ nhớ của nó, nó lưu lại để hoạt động. Rồi có ai đó xóa hết, vẫn là cái lap đó thôi, chả sao cả.
Nhưng con người thì không đơn giản như vậy. Cũng như cái máy, cũng lưu đủ thứ vào não của mình, nhưng con người cao hơn máy móc ở chỗ, con người có cảm xúc. Đó là cái cách ta phản ứng lại với những thứ đã trả qua, đã lưu lại, là kí ức của mỗi người, cái mà máy móc không thể có được. Ai cũng vui khi nhắc về những buổi ăn chơi hang out cùng bạn bè, hay là nhớ nhung khi vô tình đi dạo trên con đường qua ngôi trường cũ, hoặc buồn bã khi người thân ra đi, và còn 6.02 x 10^23 cảm xúc khác nữa, kể không hết. Kí ức, cùng với cảm xúc đi kèm với kí ức đó, là những viên gạch xây dựng nên mỗi con người, tạo nên sự khác biệt giữa người này với người kia, bởi không có ai có một hệ thống kí ức hoàn toàn giống nhau cả. Có thể nói kí ức và cảm xúc là vô cùng quan trọng với mỗi con người.
Kí ức là của riêng mỗi người, và cảm xúc với kí ức đó với mỗi người lại càng khác nhau. Nhưng với mức độ to lớn hơn, có thể là một vùng địa phương nào đó, hay cả một dân tộc, họ có ký ức chung của họ không. Dĩ nhiên là có, ký ức của dân tộc hay còn gọi cách khác chính là lịch sử dân tộc. Lịch sử là người thầy của tương lai, lịch sử xây dựng nên dân tộc, để dân tộc đó biết mình là ai, và họ có khơi gọi cảm xúc gì khi nhắc đến lịch sự dân tộc mình. Lịch sử quan trong như vậy, đã trở thành một môn học trong cả ba cấp, nhưng một hiện trạng đáng buồn, là bị đa số các bạn chán ghét và khinh thường.
Đợt vừa rồi có video một bạn cấp 3 trong Trường Teen tranh luận về lịch sử đã nhân vô số lời khen, với những title như: "bộ giáo dục bị một học sinh làm nhục" hay " cô học sinh thẳng thắn chi trích thực trạng giáo dục"... gì gì đó. Bạn ấy nói nhiều ý đúng, mình cũng tán thành. Nhưng bạn ấy nói rằng điểm sử, hay kiến thức sử kém của học sinh, thì là do cách giáo dục hay quan điểm xã hội, chứ hoàn toàn không phải lỗi của học sinh. Cô bạn này nói như đang bào chữa cho những bạn không chịu học sử vậy. Câu biện minh các bạn xài nhiều nhất là lịch sử được dạy một cách khô khan, lịch sử trong sách giáo khoa chán ngắt, rồi các bạn đòi hỏi lịch sử phải hài hước, phải cách điệu, thế mới thu hút học sinh. Nhưng lịch sử là môn khoa học, một môn khoa học rất nghiêm túc, và nó không gắn liền với giải trí. Và lịch sử các bạn được học trong sách giáo khoa, tuy có hơi chán thật, nhưng đó mới là lịch sử đúng nghĩa.
Các bạn xem mấy cái video, ảnh chế hay game về lịch sử, đại khái như " Trần Hưng Đạo nhận trách nhiệm về vụ đắm thuyền của hàng vạn du khách Mông Cổ" hay "Bản hòa tấu trên sông Như Nguyệt của DJ Lý Thường Kiệt" rồi tung hô nó, bảo lịch sử phải như thế thì ai mà chán.
Không, chả có khoa học nào gắn với mấy cái thứ giải trí này cả.
Thật ra nó cũng hay đấy, nhưng với bạn nào có kiến thức lịch sử sẵn rồi cơ. Nó cũng là chút gia vị cho lịch sử thêm thú vị. Còn đối với mấy bạn chả biết gì, thì mấy cái này chỉ là liểu thuốc độc về kiến thức lịch sử cho các bạn thôi. Các bạn cũng nên phân biệt đâu là lịch sử, đâu là những tác phẩm giải trí lấy chủ đề lịch sử. Đừng nhầm lẫn mà xem mấy cái tào lao rẻ tiền xong bảo nó là lịch sử thì người ta cười cho. Kiểu như nhiều bạn không phân biệt được Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung (a.k.a La Chém Gió), đọc vanh vách nên nhân vật trong đấy rồi nhận mình hiểu biết về thời kì Tam quốc, nghe nó buồn cười vl. Hay là xem ba cái phim cung đấu xong kêu đấy là lịch sử thì mình cũng quỳ. Hèn gì năm ngoái cục điện ảnh Trung Quốc cấm phim cung đấu với xuyên không-thể loại tuy là rất thành công, nhưng họ cũng đang lo sợ về thế hệ trẻ bị đầu độc về những tác phẩm như vậy.
Cách đây mấy năm, trên Shark Tank có dự án Sử hộ vương. Thì cứ nói là dự án game chơi chơi đi, có ai nói gì đâu, đằng này cứ một câu là lịch sử, hai câu là truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ yêu sử, nghe mà ngứa đít. Cũng vui là ai cũng nhận ra điều này.
Chả hiểu lấy mấy cái hình ảnh weebooo đó mà đòi truyền cảm hứng.
Như các môn khác, ví dụ như toán, mình có thấy thầy cô nào ví hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau như giữa mình với crush đâu, toàn công thức khô khan, chả ai nói gì cả. Sao cứ nhằm vào môn sử và xỉa vả thế.
Nhưng tại sao lịch sử vẫn bị nhiều người thờ ơ?
Do cung cầu cả, những ngành học có môn sử vừa ít, mà số lượng sinh viên học các ngành liên quan đến sử còn ít hơn. Vì các ngành đấy thường hẹp, khó xin việc. Nhưng giờ giả sử muốn vào Ngoại Thương, Kinh tế hay Bách khoa yêu cầu xét tuyển môn sử. Lúc đấy các bạn lại chả nốc vội cuốn sử để vào ngôi trường mình yêu thích. Rồi cách gameshow, chương trình lấy chủ đề lịch sử mở ra hàng loạt, truyền thông tạo sự chú ý cho các bạn yêu sử thể hiện. Tóm lại là do tất cả mọi người chưa đề cao lịch sử thôi. Chúng ta thờ ơ với lịch sử dân tộc, chạy theo mấy cái thứ giải trí ngoại lai rẻ tiền, thực sự rất nguy hiểm.
Học sử để làm gì ?
Như mình nói ở trên, lịch sử là ký ức của dân tộc, xây dựng nên dân tộc đó, để dân tộc đó biết mình là ai, là căn cốt để giữ gìn bản sắc dân tộc. Nếu không có lịch sử, thì dân tộc đó cũng như cái laptop của mình vậy, rỗng tuếch, chả có gì cả. Nhung nguy hiểm ở chỗ, lỡ có ai đó cài vào chiếc laptop rỗng tuếch đó cũng thứ tào lao, ngoại lai ở đâu đó vào thì chiếc laptop đó có khi không phải của mình , cũng như dân tộc đó không nhận ra mình là ai nữa, nói nôm na là mất gốc đấy.
Riêng với mình, mình nhận thức được tầm quan trọng của lịch sử, may mắn đã từng được học những thầy cô dạy sử rất hay, nuôi dưỡng cho mình tình yêu với lịch sử. Và mình học sử như một cách để giải trí vậy