Trước khi qua đời ở tuổi 39, Blaise Pascal đã có những đóng góp lớn cho vật lý và toán học, đáng chú ý nhất là ở các lĩnh vực chất lỏng, hình học, và xác suất.
Nhưng những ảnh hưởng của ông còn vượt ra khỏi lĩnh vực khoa học tự nhiên. Rất nhiều lĩnh vực được đánh giá là đang dẫn đầu trong ngành khoa học xã hội ngày nay được phát triển từ nền móng do ông đặt ra.
Thú vị hơn nữa, là phần lớn chúng được hoàn thiện trong thời gian ông còn vị thành niên, với một số được kéo dài sang những năm tuổi 20. Là một người trưởng thành, được truyền cảm hứng bởi trải nghiệm tôn giáo, ông đã bắt đầu chuyển hướng sang triết học và thần học.
Trước khi mất, ông đã ghi lại những suy nghĩ của bản thân mà sau này được tổng hợp lại thành một cuốn sách mang tên Pensées.

Cuốn sách phần lớn mang nội dung về một nhà toán học lựa chọn một cuộc sống của niềm tin và đức tin, nhưng điều đáng tò mò hơn cả là những suy ngẫm sáng suốt và rõ ràng về các định nghĩa như thế nào là con người. Đó là những sơ đồ về tâm lý học trước cả khi nó được công nhận là một lĩnh vực chính thức.
Trong đó có đủ những tư liệu khiến chúng ta phải suy ngẫm, và nó thách thức bản năng con người từ rất nhiều khía cạnh, một trong những trích đoạn nổi tiếng đã tổng hợp những tranh luận nền tảng của ông đó là:

“Tất cả những vấn đề của con người đến từ việc họ không thể chịu được việc ngồi yên lặng một mình trong một căn phòng.”

Theo như Pascal, chúng ta sợ phải tồn tại trong sự tĩnh lặng, chúng ta chối bỏ sự buồn chán và cố tìm những sự đánh lạc hướng vô định, và chúng ta vô tình trốn chạy khỏi những vấn đề đến từ cảm xúc bản thân để rơi vào một sự thoải mái giả tạo của trí óc.
Vấn đề nằm ở gốc rễ đó là chúng ta không bao giờ được học về sự cô đơn.


Sự nguy hiểm của việc kết nối

Những thông điệp của Pascal thể hiện sự đúng đắn cho đến tận ngày nay. Nếu như dùng 1 từ để mô tả những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được trong vòng 100 năm qua, thì đó là sự kết nối (connectedness).
Công nghệ thông tin áp đảo trong việc chúng ta định hướng các nền văn hóa. Từ điện thoại cho đến radio cho đến TV rồi Internet, chúng ta tìm ra những cách để xích lại gần nhau hơn, tạo ra những truy cập tức thời mang quy mô toàn cầu.
Tôi nghĩ chắc mình không cần phải kể ra những lợi ích của việc này. Nhưng những bất lợi đang bắt đầu lộ diện. Không nói đến sự riêng tư và thu thập thông tin cá nhân, thì có một khuyết điểm còn nghiêm trọng hơn.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà con người kết nối với mọi thứ ngoại trừ chính bản thân họ.


Nếu như quan sát của Pascal về việc chúng ta không thể ngồi yên lặng trong phòng đã thể hiện được bản chất của con người nói chung, thì vấn đề này đã được tăng lên theo cấp số nhân nhờ vào những sự lựa chọn ngày nay.
Giải thích cho điều này, đương nhiên, là nó gây nghiện. Tại sao phải cô đơn khi mà bạn không bao giờ cần phải như vậy?
Câu trả lời đó là việc cô đơn không đồng nghĩa với việc không bao giờ cảm thấy cô đơn. Tệ hơn nữa, bạn càng không thoải mái với cô đơn, thì bạn càng không hiểu được chính bản thân mình. Dẫn đến việc bạn lại dành nhiều thời gian hơn nữa để tập trung vào đâu đó. Trong quá trình này, bạn trở nên nghiện cái thứ công nghệ được tạo ra để cho bạn sự tự do.
Gần như tất cả mọi người đều nghĩ rằng mình hiểu bản thân. Họ nghĩ rằng mình hiểu được cảm xúc, mong muốn và những vấn đề của bản thân. Nhưng sự thật là có rất ít người làm được như vậy. Và những người đó là những người đầu tiên hiểu được việc tự nhận thức mong manh như thế nào và cần bao nhiêu thời gian ở một mình để đạt được nó.
Ngày nay, con người có thể sống cả đời mà không bao giờ phải đào sâu bên dưới lớp mặt nạ mà họ đang đeo; thật ra, rất nhiều người đang sống như vậy.
Chúng ta ngày càng mất kết nối với bản thân, và đó chính là vấn đề.

Buồn chán như là một chế độ kích thích

Nếu chúng ta nhìn vào gốc rễ - đây cũng là điều Pascal đã đề cập – của việc chúng ta ghét sự cô đơn thì đó thực ra là chúng ta ghét sự buồn chán.
Thực ra, chúng ta xem TV không phải bởi trong đó có một sự thỏa mãn đặc biệt nào đó, cũng như chúng ta nghiện những thứ khác không phải vì nó mang lại nhiều lợi ích hơn là bất lợi. Mà thực ra chúng ta bị nghiện cái trạng thái không buồn chán.
Tất cả những thứ đang kiểm soát cuộc sống chúng ta theo những cách thiếu lành mạnh đều tận dụng một thực tế là chúng ta căm ghét sự không có gì cả. Chúng ta không thể tưởng tượng được việc chỉ sống mà không làm. Và từ đó, chúng ta tìm kiếm những sự giải trí, chúng ta tìm kiếm đồng loại, và nếu như thất bại, chúng ta theo đuổi những thứ còn cao hơn nữa.
Chúng ta bỏ qua một sự thật là nếu như không chịu đối mặt với sự không gì cả thì đồng nghĩa với việc chúng ta không bao giờ đối mặt với chính mình. Và không đối mặt với bản thân là lý do chúng ta cảm thấy cô đơn và lo lắng để dẫn đến việc chúng ta bị thúc đẩy phải kết nối với mọi thứ xunh quanh.
Nhưng có một giải pháp cho vấn đề này. Cách duy nhất để không bị nhấn chìm trong sự sợ hãi đó là đối mặt với nó. Hãy để sự buồn chán đưa bạn đến nơi mà nó muốn để bạn có thể tự giải quyết bất cứ thứ gì đang xảy ra với sự tự nhận thức về bản thân. Đó là lúc mà bạn nghe được suy nghĩ của bản thân, và đó là lúc bạn học được cách đón nhận những phần bên trong con người đang bị che dấu bởi những sự đánh lạc hướng.
Vẻ đẹp của nó nằm ở việc khi mà bạn vượt qua được những rào cản, thì bạn nhận ra rằng cô đơn thực ra không xấu. Sự buồn chán có thể được xem như một chất kích thích.

Bìa của BTS
Khi ở xung quanh bạn là sự cô đơn và tĩnh lặng, bạn có thể làm quen được với môi trường theo cách mà những sự kích thích ép buộc không thể mang lại. Thế giới trở nên thú vị hơn, những tầng lớp bắt đầu lộ ra, và bạn nhìn thấy những thứ với đúng bản chất và sự toàn vẹn của nó, với tất cả những sự mâu thuẫn và mới lạ ở trong đó.
Đôi lúc thì sự cô đơn sẽ đưa bạn đến với những nơi không mấy dễ chịu, đặc biệt là đối với việc hướng nội – những suy nghĩ, cảm xúc, nghi hoặc và hy vọng của bạn – nhưng về lâu dài, thì nó dễ chịu hơn nhiều so với việc là cứ chạy trốn khỏi tất cả mà không nhận ra được việc mình làm.
Đón nhận sự cô đơn cho phép bạn có thể khám phá những điều mới lạ, giống như một đứa trẻ sơ sinh lần đầu tiên nhìn thế giới. Đồng thời nó cũng giải quyết được hầu hết những mâu thuẫn nội tại.

Kết luận

Thế giới ngày càng phát triển, thì càng mang lại nhiều sự kích thích như là một điều tốt để giúp chúng ta bước ra khỏi tâm trí của bản thân để đón nhận nó.
Có thể rằng kết luận của Pascal về việc chúng ta không thoải mái với sự cô đơn là gốc rễ của mọi vấn đề là nói quá, nhưng nó không hoàn toàn sai.
Tất cả những thứ giúp chúng ta kết nối dần dần lại cô lập chúng ta. Chúng ta quá chìm đắm vào những sự đánh lạc hướng mà quên mất nhìn vào bản thân, dẫn đến việc chúng ta ngày càng cảm thấy cô đơn.
Thú vị hơn nữa, nguyên nhân chính không nằm ở việc chúng ta nghiện bất kỳ một sự kích thích cụ thể nào. Đó là nỗi sợ sự không có gì – việc chúng ta nghiện ở trong trạng thái không buồn chán. Chúng ta có một sự căm ghét bản năng đối với việc chỉ đơn giản là tồn tại.
Nếu như không nhận ra những lợi ích của cô đơn, chúng ta bỏ qua một sự thật rằng, một khi đối mặt với nỗi sợ cô đơn, thì tự nó lại trở thành một chất kích thích. Và cách duy nhất để đối mặt với nó đó là dành thời gian, có thể là hàng ngày hoặc hàng tuần, chỉ để ngồi – cùng với những suy nghĩ, cảm xúc của chúng ta trong sự tĩnh lặng.
Những tinh túy trong nền triết học cổ xưa trên thế giới có một lời khuyên cho chúng ta: hãy hiểu bản thân. Và việc này đem lại rất nhiều lợi ích.
Nếu như không nhận biết bản thân, thì chúng ta không có cách nào để tương tác với thế giới xung quanh theo một cách lành mạnh. Nếu như không dành thời gian để tự tìm hiểu, thì chúng ta không có một nền móng để xây dựng nên phần còn lại của cuộc đời mình.


Trở nên cô đơn và kết nối với bản thân trở thành một kỹ năng mà không ai dạy chúng ta. Điều này thật mỉa mai khi nó lại là kỹ năng quan trọng hơn tất cả những thứ mà đang được dạy.
Cô đơn có thể không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề, nhưng nó chắc chắn là một sự khởi đầu.

Tác giả: Zat Rana từ Medium
Dịch giả: Trung Nguyen từ Group QRVN