Với Tâm kỹ năng đặt câu hỏi là rất quan trọng
"Khi bạn đặt một câu hỏi đúng thì bạn đã giải quyết được 50% của vấn đề"
Hoạt động đào ý tưởng luôn là thứ khiến người có thói quen viết như mình rất đau não. Mỗi khi có một vấn đề hay một idea gì cần khai thác sâu hơn. Mình sẽ bắt đầu hoạt động đặt câu hỏi liên tục. Và bạn biết không, cách bạn hỏi sẽ quyết định câu trả lời mà bạn đạt được.
Việc bạn liên tục đặt liên tiếp các câu hỏi, sẽ tạo nên một sự liên kết các ý tưởng, tạo nên một đường dẫn kiến thức. Nó phản ảnh quá trình bạn phân tích, đào bới sâu một chủ đề nào đó một cách cụ thể, sâu sắc nhất có thể.
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi
Ví dụ, khi bạn muốn khai thác triệt để câu hỏi "Làm thế nào để viết hay?"
- Làm thế nào để viết hay? Đầu tiên, bạn phải thích viết.
- Làm sao để thích viết? Đầu tiên, bạn phải thích đọc.
- Làm sao để thích đọc? Đầu tiên, bạn phải thích học hỏi.
- Làm sao để thích học hỏi? Đầu tiên, bạn phải thích quan sát.
- Làm sao để thích quan sát? Đầu tiên bạn phải tập quan sát và tìm thấy cái hay từ việc quan sát......
Cứ đặt như thế bạn sẽ đi sâu vào ngọn nguồn của vấn đề đang phân tích và biến nó thành nhiều bài content hay thấu hiểu insight bất kì hơn rất nhiều.
Ngoài ra, nếu nghĩ kỹ hơn bạn hoàn toàn có thể thay "câu hỏi đúng" thành "câu hỏi hay" như sau:
- Làm thế nào để trở thành một người viết tuyệt vời?
- Điều gì tạo nên một người viết tuyệt vời?
Trong 2 câu hỏi trên, câu nào sẽ giúp bạn dễ trả lời hơn?
Chính là câu số 2. Đồng thời mình tin rằng bạn trả lời câu 2 cũng sẽ tự tin hơn câu số 1.
Khi bạn đang mông lung không biết bắt đầu từ đâu, hãy dùng cụm từ “điều gì tạo nên” người viết tuyệt vời sẽ khiến bạn bắt đầu đến việc phân tích từng yếu tố, bóc tách từng vấn đề cốt lõi và việc đó thì dễ dàng hơn với dạng câu hỏi how to – vốn là một câu hỏi gợi mở, khiến cho quá trình giải quyết trở nên lờ mờ hơn nhiều.
Một lời kết bài cho một ngày thứ hai bộn bề của Tâm, mình muốn nhắc 2 điều:
1. Đừng nhẫm lẫn giữa đầu vào (input) và đầu ra - kết quả (output). Khi bạn xác định sai hai cực, bạn sẽ loay hoay trong việc tìm kiếm câu trả lời và kết quả thì không bao giờ là đúng hoặc tốn thời gian rất nhiều để tìm câu hỏi đúng.
2. Hãy tập học cách hỏi nhiều câu hỏi trước khi đưa ra câu trả lời. Học cách hỏi, học cách “why?” nhiều hơn (tốt nhất là lập đi lập lại 5 lần, đặt nhiều hơn sợ bị quánh) thì cách trả lời sẽ dễ dàng hơn. Đặt bút xuống là viết thôi. Đừng nghĩ nhiều. Viết ra tất cả những suy nghĩ hiện tại bạn có.
Trần Hoàng Ngọc Tâm