Kỳ lạ Paris: bí ẩn người đàn ông bước xuyên tường
Khi dạo quanh Montmartre, đừng quá ngạc nhiên nếu bạn gặp phải một người đàn ông bị kẹt cứng trong một bức tường....
Khi dạo quanh Montmartre, đừng quá ngạc nhiên nếu bạn gặp phải một người đàn ông bị kẹt cứng trong một bức tường.
Je vous présente Le Passe-Muraille, một trong những bức tượng vô cùng đặc biệt tại Paris, quận 18.
Monsieur Dutilleul là nhân vật chính trong tác phẩm ngắn Le Passe-Muraille của nhà văn Marcel Aymé, phát hành vào năm 1943.
Cette courte nouvelle fantastique raconte l’histoire d’un employé de bureau nommé Dutilleul qui, un jour, se découvre une capacité hors du commun: il est capable de traverser les murs !
"Truyện ngắn kỳ ảo này xoay quanh một nhân viên văn phòng tên Dutilleul, và vào một ngày nọ, anh phát hiện ra một khả năng phi thường: anh ấy có thể xuyên qua các bức tường !"
Khi trong tay sở hữu một năng lực như vậy, việc đầu tiên bạn sẽ làm là gì?
L'histoire de Monsieur Dutilleul commence avec son chef de service, qui était un homme très abusif. Afin de se libérer de cette tyrannie qui le ronge chaque jour, Monsieur Dutilleul se sert de son don de passer à travers les murs pour rendre fou ce dernier.
"Câu chuyện của Monsieur Dutilleul bắt đầu với ông trưởng phòng, một người rất hay lạm quyền. Để thoát ra khỏi sự áp bức này, thứ đang hằng ngày bào mòn ông, Monsieur Dutilleul đã sử dụng khả năng xuyên tường để khiến người sếp này phát điên."
Sau cuộc trả thù vừa hài hước vừa thông minh, Monsieur Dutilleul bước vào con đường tội phạm: ông ấy tự do, không ai có thể đuổi kịp, huống chi là bắt được.
Il se met alors à commettre des vols dans des bijouteries, signant ces vols spectaculaires "Garou Garou". Faisant la Une des journaux, Monsieur Dutilleul se rend un beau jour à la police de son propre chef, dans le seul but de prouver à ses collègues de travail qu’il était bien le fameux "Garou Garou".
"Ông ấy bắt đầu cướp bóc các cửa hàng trang sức, ký tên 'Garou Garou' sau mỗi vụ cướp ngoạn mục. Khi đã trở thành tiêu đề trên các mặt báo, một ngày đẹp trời nọ, Monsieur Dutilleul tự nộp mình cho cảnh sát, với mục đích duy nhất là chứng minh cho đồng nghiệp rằng ông chính là 'Garou Garou' lừng danh."
Hành động này của Dutilleul có thể gợi nhớ đến Arsène Lupin và Kaito Kid, hai nhân vật trộm cắp nổi tiếng trong văn học Pháp và văn hóa Nhật Bản.
Tuy nhiên, hành động của Dutilleul lại mang tính trả thù cá nhân một cách khoe mẽ, thay vì lừa đảo hay trộm cắp tinh vi như Lupin hay Kid.
Depuis sa cellule de prison, Monsieur Dutilleul profite de petits plaisirs, traversant les murs tantôt pour emprunter un petit bouquin à la bibliothèque, tantôt pour se faire un petit resto.
"Từ trong phòng giam, Monsieur Dutilleul tận hưởng cuộc sống tù nhân với những niềm vui nhỏ, như là thỉnh thoảng xuyên qua tường để đi thư viện mượn sách, hoặc ghé qua một nhà hàng để ăn một bữa nhẹ."
Khi mọi thứ đã trở nên quá nhạt nhẽo, một buổi tối, Dutilleul quyết định rời khỏi đất nước Pháp để khám phá những vùng đất mới mẻ. Tất nhiên rằng trước khi đi, ông đã cẩn thận thông báo với giám đốc nhà tù Santé de Paris.
Khi rẽ qua một con phố, ông gặp một người phụ nữ không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân và đã đem lòng yêu cô say đắm. Cái kết số phận của người đàn ông xuyên tường bắt đầu từ đây.
Une nuit, alors qu’il s’apprête à rejoindre la chambre de son amante, il est soudainement frappé par de terribles maux de tête. Il prend alors de vieux médicaments qui traînent dans son tiroir et se dirige vers elle. Mais, lorsqu’il quitte la chambre de celle-ci, son don disparaît subitement, le laissant prisonnier à jamais dans l’un des murs de ce bâtiment de la rue Norvins, à Montmartre.
"Một buổi tối, khi đang chuẩn bị đến phòng người tình, đột nhiên ông bị cơn đau đầu dữ dội ập tới. Ông liền uống những viên thuốc cũ còn sót trong ngăn kéo và quay lại gặp cô. Nhưng, khi rời khỏi căn phòng của cô, năng lực xuyên tường đột ngột biến mất, khiến ông bị mắc kẹt mãi mãi trong một bức tường của tòa nhà ở phố Norvins, Montmartre."
Tri ân
Đối với Marcel Aymé, Montmartre là một nơi rất có ý nghĩa. Không những ông đã dành phần lớn sinh sống và mất tại đây, ông cũng đã gặp một người bạn tri kỉ: nghệ sĩ Jean Marais.
Vừa là diễn viên, nhà văn, họa sĩ và nhà điêu khắc, Jean Marais đã tạo lên bức tượng bằng đồng cao 2m vào năm 1989 để tưởng nhớ tác giả Le Passe-Muraille ở Place Marcel Aymé gần Rue Norvins, quận 18 Paris. Và nếu các bạn để ý, bức tượng này có khuôn mặt của nhà văn.
Sources
Du lịch
/du-lich
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất