Tháng 4 năm 2016 là những ngày đen tối của tôi. Quit job, bỏ start-up, chán nghề tư vấn, nói chung cuộc sống u tối chẳng thấy đường ra. Tự dưng mới nhớ ra có 1 TV show thuộc thể loại sử thi dạng LOTR, tò mò muốn xem từ lâu nhưng dòng đời xô đẩy không dám start vì sợ nghiện phim + waste time. Rồi phim vừa kết thúc mùa 6 được hơn 1 tháng mình bắt đầu xem. Tôi mất 02 tuần để xử lý toàn bộ 6 mùa của Games of Thrones (GOT) và bây giờ khi nhìn lại, đó là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất đời tôi.
Có người thì phê thuốc, và có kẻ thì phê phim. Vốn đã là con nghiện điện ảnh từ thời sinh viên, kinh qua các thể loại giả tưởng lai sử thi như Troy, 300 , Gladiator, Spartacus và đặc biệt là LOTRs (Chúa Nhẫn), rồi cũng xem 1 loạt show mình coi là huyền thoại khác như Friends, Breaking Bad, mình rất tự tin về tiêu chuẩn cao cũng như hiểu biết của mình về một good TV show của Mỹ phải là như thế nào. Và mình đã thật sự bị thổi bay (mind-blown) bởi Game Of Thrones, và hiểu được sự phê khi trải nghiệm 1 lúc 6 seasons và phải chờ tiếp để biết kết thúc của nó. Đoạn kết season 6 với cảnh Daenerys mang quân cưỡi thuyền qua Westeros trên nền nhạc đọng lại trong đầu mình suốt mấy ngày. Và cả tháng sau đó, mình đã đắm chìm, như bao người khác, ngập tràn trong lịch sử, âm nhạc và câu chuyện của thế giới Băng và Lửa. Mình trở thành hardcore fan của GOT và coi đây là một chuẩn mực điện ảnh mới, nâng tầm chuẩn mực về điện ảnh và series lên một tầm vóc mới, xếp hạng huyền thoại như Friends của Comedy, Crime của God Fathers, hay là Breaking Bad cho character development. Mình thậm chí còn enjoy hơn cả xem LOTRs , và coi thế giới của Martin có nhiều điều hấp dẫn hơn cả Middle Earth. Kỳ vọng về những tập cuối của show cao vút, khiến nhiều thời điểm mình sẵn sàng bỏ qua nhiều điều việc khác để đón chờ show.
DISSAPPOINTING!!! Từ mà Kit Harington mô tả thật sự chính xác. Những há mồm về twist của 6 seasons trước từng mang lại cảm giác mãn nhãn, đã đời, lôi cuốn, vỡ òa và sốc trong sung sướng và trầm trồ nay đã bị thay bằng một sự mỉa mai và thờ ơ . Cảm xúc và tiếc nuối, yếu tố phải có của một series được coi là huyền thoại khi nó kết thúc hoàn toàn biến mất. Một kết thúc shock ngược theo một cách dở tệ và đau đớn như cảm giác ngóng chờ Oberyn múa võ và bị lôi cuốn theo từng động tác để rồi cuối cùng bị bóp vỡ đầu bởi một sự ẩu đoảng và coi thường đối thủ. Người xem bị coi thường và phải chứng kiến một tuyệt tác, một tình yêu điện ảnh bị bóp nát bươm bởi một sự cẩu thả khó hiểu của những người đã được vũ trụ lựa chọn với toàn bộ những tài nguyên để đưa tác phẩm kết thúc như một tượng đài điện ảnh. Cùng thời điểm Marvel ra mắt Endgame - và đưa nó trở thành huyền thoại với siêu phẩm xứng đáng với ngần ấy công sức bỏ ra, thì GOT - series mà tôi thật sự kỳ vọng và đánh giá nó sâu sắc và kỳ vĩ đã kết thúc như một trò đùa trong thất vọng và sự bàng quan của thực tại.
Những bức xúc của Season 8 thực sự cần được viết riêng một notes dài. Tuy nhiên ở bài này mình xin phép được điểm lại những khoảnh khắc thực sự vĩ đại mà tầm vóc của GOT đã đặt ra để ghi nhận về những giá trị mình nhận được từ series. Series này chắc chắn không thể là huyền thoại (again, một điều đau đớn) nhưng nó thực sự đã đặt nền móng cho một câu chuyện, một thế giới tuyệt vời mà có lẽ rất lâu nữa mới có thể khiến mình đắm chìm với nó.
  1. Âm nhạc phim
Đây là một trong những series có nhạc hay nhất mọi thời đại, được soạn ra bởi một cá nhân thiên tài. Hans Zimmer đã không còn là độc quyền nữa vì thực sự Ramin Djawadi đã bước ra ánh sáng từ sau serie này. Nhạc nền Game Of Thrones là số một, đáp ứng tuyệt vời độ hoành tráng và lôi cuốn từng giây phút mỗi khi mở phim. Các bản nhạc của mỗi nhà (House) đều du dương, quyết liệt, bổng trầm và tạo nên những cảm xúc rất mãnh liệt. Rain of Castamere, Light of the Seven đều xứng đáng là tuyệt tác. Đã có những buổi hòa nhạc theo theme của GOT và mình sẵn sàng bỏ tiền ra nghe. Âm nhạc là một phần quan trọng của điện ảnh và nhạc của GOT có thể coi là huyền thoại mới  của TV series. Thậm chí còn vượt được một huyền thoại điện ảnh khác là LOTRS.
  1. Cốt truyện và bố cục
Với gần 100 tuyến nhân vật khác nhau cùng một cốt truyện đan xen phức tạp nhưng vô cùng hợp lý (trừ 2 season cuối) , GOT là kinh điển của sự sáng tạo vô bờ bến. Làm sao Rồng và Zombie có thể tồn tại ở một thế giới dã sử bao gồm các dân tộc phong phú của các đạo quân nổi tiếng trong lịch sử như Lính Mông Cổ, lính ở Châu Âu, rồi châu Phi, etc,… Đấu đá hậu cung, võ nghệ, kiếm khách, tình dục, bạo lực , đấu trí, chiến lược, chiến thuật, sử thi, bề dày văn hóa, … có quá nhiều chi tiết tuyệt vời trong câu chuyện này mà nó vẫn chặt chẽ hợp lý. Logic của phim là đỉnh cao, với các luật đều chặt như nêm, các câu chuyện mang màu sắc huyền thoại đều được báo trước(foreshadow) để khán giả òa lên khi xảy ra. Cách kể chuyện và mở nút thắt lôi cuốn mạnh mẽ, càng những tập cuối cao trào nổ ra mãnh liệt đưa người xem hết từ sung sướng này đến ngạc nhiên khác. Do có thời lượng dài hơn điện ảnh (show truyền hình), GOT biết cách thêm thắt, bổ sung tuyến truyện khiến cho mọi nhân vật trở nên sống động hơn, chậm rãi hơn và từ từ bám rễ vào khán giả hơn. Để rồi khi mở nút thắt, cảm xúc của người xem được đẩy lên cao trào hơn với những cái kết đậm chất đặc sản mà không thể tìm thấy ở các show khác.
  1. Dàn diễn viên ấn tượng
Dù không phải ai cũng đỉnh, nhưng không thể phủ nhận được tài năng tuyệt vời của đội ngũ diễn viên của phim. Với việc show sẵn sàng giết chết các tuyến nhân vật chính của mình, đã có quá nhiều diễn viên để lại ấn tượng vô cùng sâu đậm với khán giả. Sự mỉa mai (irony) của việc đòi làm lại show này đó chính là việc thử thách của các diễn viên sau này để bước qua cái bóng của các tiền bối là quá lớn. Có thể điểm qua một số vai diễn xuất sắc sau mà có lẽ không thể tìm được một màn trình diễn nào nổi bật hơn.
  • Charles Dance trong vai Tywin Lannister: diễn viên này làm còn tốt hơn cả văn tả trong truyện, chiếm hữu từng phút giây ông xuất hiện
  • Sean Bean trong vai Ned Stark: một trong hai diễn viên duy nhất không cần qua thử vai, với vai diễn dù chỉ một mùa nhưng sống mãi trong toàn bộ câu chuyện.
  •  Micheal Fairley trong vai Catelyn Stark: Red Wedding được coi là huyền thoại ngoài việc câu chuyện ra thì hình ảnh người mẹ khi kết thúc phim nó ám ảnh tâm trí bất kỳ ai xem phân đoạn này. Một màn trình diễn kinh điển xứng đáng giải Oscar điện ảnh (tất nhiên mình biết Oscar ko phải cho phim truyền hình, đây là đang nói về đẳng cấp của diễn xuất cảnh này)
  • Alfie Allen trong vai Theon Greyjoy: một trong những nhân vật phụ có diễn biến tâm lý phức tạp nhất truyện và Alfie đã hoàn thành xuất sắc vai diễn quá nặng và khó này. 
  • Jack Gleeson trong vai Joffrey Baratheon: Một cậu bé hài hước, đầy tình thương có thể khiến cả thế giới căm ghét mình suốt hơn 3 năm vì diễn quá đạt
  • Iwan Rheon trong vai Ramsey Bolton: Không thể tin nổi ngay sau một kẻ đáng ghét như Joffrey thì series lại đào ra được 1 kẻ khác còn có thể ác và đáng sợ hơn ngay sau đó. Công của Iwan thật sự to lớn
  • Pedro Pascal Trong vai Oberyn Martell: Một nhân vật một mùa nhưng nét đẹp, sự lôi cuốn theo suốt những phân đoạn có anh. Cái kết của anh cũng là một trong những điểm nhấn bá đạo nhất show
  • Nikolaj Coster-Waldau trong vai Jaime Lannister: nhân vật khiến người xem có sự cảm thông và thay đổi quan điểm rõ rệt và hợp lý nhất series. Làm được điều này không hề dễ.
  • Các vai còn lại:
    • Little Finger , Varys, Cercei, Arya, The Hound: các nhân vật này có dấu ấn riêng vô cùng đậm nét, tuy nhiên season cuối vai trò của họ quá mờ nhạt. Với Arya dù cô có giết trùm nhưng thực sự cô đã hết hấp dẫn kể từ khi quay lại Winterfell.
    • Ollena Tyrell and Magary Tyrell: Hai diễn viên nữ đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Rất nhiều fan hâm mô hai bà cháu nữ tính và gai góc này. Thoại của Queen of Thorn luôn xuất sắc
    • Peter Dinklage trong vai Tyrion Lannister: diễn viên còn lại không cần qua thử vai. Anh đáng ra là huyền thoại khi sinh ra như để đóng vai này. Tuy nhiên, sự nhảm nhí của những từ ngữ được nói ra từ nhân vật này những mùa cuối đã khiến anh trở nên mờ nhạt hơn so với những người "chết đúng lúc". Nói đúng hơn, anh sống quá lâu và đã trở nên mất điểm do người khác ko biết viết gì để anh nói. Thật quá khó để quên sự nhảm shit khi anh nhìn vào mắt Cercei khuyên ả đầu hàng và sự vô dụng của anh so với những kiệt tác anh đã làm hồi season 2 và season 4.
  1. Lời thoại:
  •  Ngoài những cảnh quay hoành tráng, GOT còn nổi tiếng với những câu thoại, đoạn hội thoại trứ danh mang nhiều bài học trong cuộc sống. Got giúp người xem nhìn lại lịch sử với một cách nhìn mới đầy táo bạo và trần trụi. Dưới đây là những đoạn thoại sâu đậm trong ký ức về những phân cảnh đối thoại của GOT, nơi mà chỉ hai người đối đáp mình cũng cảm thấy vui mừng thích thú. Sự đơn giản của thoại ẩn chứa một sự phức tạp tuyệt vời của truyện.
    • "chaos isn’t a pit. Chaos is a ladder": Xin ngả mũ với phân cảnh huyền thoại này của Ngón tay nhỏ và Varys
    • "Winter is coming", "The man who passed the sentence should swing the sword": Ned Stark thật sự công bằng và cao quý
    • "Sư tử không cần quan tâm đến ý kiến của cừu" - Tywin Lannister
    • "Ông đến đây để quyến rũ tôi đấy à?" - Queen of Thorn mỉa mai Varys
    • "What do we say to God of Death" - "Not today"
    • "I demand a trial by combat" - Tyrion Lannister
    • "Power is Power" - Cercei nhìn LittleFinger
    • "Valar Mongolis"
  1. Cảnh quay hoành tráng:
Đây là phim sử thi có những cảnh quay hoành tráng bậc nhất, được đầu tư công phu và kỹ lưỡng. Có thể kể ra các phân cảnh sau khiến cho bất cứ ai cũng trầm trồ về sự hoành tráng (epic) của khung cảnh và cách đóng góp của nó vào câu chuyện.
  • Cảnh nổ thuyền ở trận Vịnh Nước Đen
  • Cảnh Đám Cưới Máu
  • Cảnh quân Unsullied đi theo Mẹ Rồng
  • Cảnh Voi Mamut tấn công Trường Thành
  • Trận chiến Hardhome và cảnh Vua Đêm giương mắt nhìn John Snow
  • Nổ điện Bealor
  • Cảnh đoàn thuyền chở mẹ Rồng về Westeros
  • Cảnh cánh đồng cháy thiêu trụi quân đội Lannister
  • Cảnh Dothraki cưỡi ngựa lao vào Lannister
  • Cảnh Dothraki lao vào quân đội của Vua Đêm
  • Cảnh Dany đốt phá Kings Landing
  • Cảnh Dany đứng trước quân lính và Rồng Drogon tung đôi cánh đen đằng sau
  1. Những pha mở nút shock nhưng hợp lý.
Đây là những nút thắt khiến cho câu chuyện mở ra một hướng mới, và nó nhiều chưa từng có ở bất kỳ bộ phim nào tôi từng xem. Đó cũng sẽ là bài kết về những ký ức tuyệt đẹp mà GOT đã mang lại cho tôi. Đây cũng chính là danh sách spoiler nên các bạn không nên đọc nếu chưa xem. Tuy nhiên đây chính là những gì xuất sắc nhất của kịch bản trong GOT.
  • Jaime đẩy ngã Bran
  • Khal yêu Mẹ Rồng
  • Joffrey ko phải là con trai của Robert
  • Robert bị giết
  • Ned bị chặt đầu
  • Khal Drogo chết
  • Mẹ Rồng có Rồng
  • Theon chiếm Winterfell, đuổi Bran
  • Arya pha trà cho Tywin
  • Arya gặp hội Jaquen H'gar
  • Arya gặp the Hound
  • Catelyn thả Jaime
  • Jaime bị chặt tay
  • Jaime có lý do chính đáng giết vua điên
  • Mẹ Rồng có Unsullied
  • Đám cưới Máu
  • Sự khôn ngoan của nhà Lannister thể hiện qua cách Tywin điều hành Small Council
  • Joffrey chết và sự bá đạo của Queen of Thorn
  • Cái chết của Oberyn Martell
  • Cái chết của Tywin Lannister
  • Cái chết của Ygritte
  • John Snow làm Lord Commander
  • John Snow giải cứu Wildllings
  • Vua Đêm hồi sinh người chết
  • John Snow bị giết
  • John Snow hồi sinh
  • Little Finger hạ độc John Arryn, sau đó giết Lysa Arryn
  • Hold the Door (một trong những cốt truyện phức tạp và xuất sắc nhất)
  • Ramsey bị giết
  • Nổ Sept of Baelor
  • John Snow là con của nhà Targaryan
Ngoại trừ những cú shock nhảm shit sau:
  • Ngón Tay Nhỏ bị giết
  • John yêu Dany
  • Arya giết Vua Đêm
  • Dany bị điên giết dân ở Kings Landing
  • John giết Dany
  • Bran làm vua, Tyrion làm Hand
Kỳ sau tôi sẽ bàn về cái kết của phim, những điều hợp lý và vô lý cần phải sửa. Dù sao cũng phải cảm ơn series rất nhiều vì những câu chuyện và thế giới kỳ vỹ mà nó mang lại. Tôi vẫn sẽ giới thiệu người xem phim, với một lưu ý rằng 6 mùa đầu là tuyệt tác, sau khi xem xong hãy nghỉ giải lao 2-3 ngày ngẫm nghĩ rồi hẵng xem tiếp các phần tiếp theo