1, Đôi điều về liên minh Châu Âu (EU)

Về lịch sử của châu âu thì khá là hỗn loạn với các cuộc chiến tranh, chinh phạt liên miên qua các thế kỉ. Phần vì lòng tham, phần vi tư tưởng dân tộc, phần vì tư tưởng tôn giáo... Châu Âu chưa bao giờ thực sự yên bình. Trước đây, châu âu bị chia rẽ bởi rất nhiều quốc gia riêng biệt với các chính sách đối ngoại, thuế quan, tiền tệ độc lập. Điều này rất tệ cho việc kinh doanh vì lí do như này. Tưởng tượng bạn là người Pháp và muốn qua Đức mua 1 cái ô tô. Đầu tiên bạn cần làm là đến ngân hàng đổi tiền từ pháp sang đức và mất 1 chút tiền phí. Tiếp theo bạn sẽ mất thời gian để chờ thủ tục hải quan hoàn tất bạn mới được cấp phép qua Đức mua ô tô và mang ô tô từ Đức về Pháp. Tuy nhiên, ngoài mất thời gian ra thì bạn cũng mất thêm 1 khoản thuế khi mang ô tô qua biên giới. Điều này làm giảm sư giao thương giữa các nước và tất nhiên nếu chiến tranh nổ ra thì sẽ không phải giảm giao thương nữa mà là cấm tiệt luôn. Để giải quyết vấn đề trên, các nước Châu Âu đã bàn bạc và quyết định thành lập EU. Lúc đầu EU chỉ là liên hiệp các nước xuất khẩu than và thép cho đến sau chiến tranh lạnh thì các nước đông Âu và tây Âu mới có cơ hội được ngồi lại và thống nhất Châu Âu thành 1 liên minh vững chắc. EU ngày càng lớn mạnh nhưng có 1 vấn đề nan giải đó là sự khác biệt về đồng tiền giữa các nước. Điều này làm giảm khả năng giao thương trong khu vực EU cũng như sự cạnh tranh của EU với các nền kinh tế khác. Năm 1999, sau rất nhiều năm thương thảo và bàn bạc thì đồng Euro chích thức ra mắt. Các nước thuộc EU đều vui vẻ bỏ đồng tiền cũ của mình và dùng đồng Euro làm đồng tiền chính thức.

2, Khủng hoảng nợ xảy ra

Như tôi đã nói, các nước trong EU chia sẻ cùng 1 đồng tiền. Điều này có nghĩa là họ sẽ cùng bị ràng buộc bởi nhau nhưng đây chỉ là 1 phần nguyên nhân thôi. Cùng đào sâu hơn 1 chút về vấn đề này nhé. Cuộc khủng hoảng này xảy ra bởi 2 nguyên nhân: chính sách chi tiêu và chính sách về tiền tệ.

a, Chính sách chi tiêu:

Trong 1 nước thì chính phủ luôn là đối tượng chi tiêu nhiều nhất trong nền kinh tế. Họ mở nhà máy, xí nghiệp để mang lại việc làm, trả lương hưu, bảo hiểm... và tất cả các phúc lợi xã hội khác. Thường thường chính phủ sẽ phải cân đối giữa tiền thuế họ thu được và tiền mà họ chi tiêu. Nếu họ chi quá mức thì họ sẽ phải vay từ nước khác. Điều này không có nghĩa là tệ hại miễn là họ cân đối được tiền họ vay với sự phát triển kinh tế của nước họ trong tương lai. bạn vay 1 tỉ thì bạn phải đảm bảo là nước bạn phát triển kinh tế đủ nhanh để trả lãi cho việc bạn vay 1 tỉ. đấy là lý thuyết về chi tiêu được đơn giản hóa trong vòng 6 dòng =))

b, chính sách về tiền tệ:

chính sách về tiền tệ là việc cân đối giữa nên có bao nhiêu tiền lưu thông trong nền kinh tế với sự phát triển hay suy giảm của nền kinh tế. cái mớ lý thuyết này thì phức tạp lắm nhưng các bạn chỉ cần biết đến điều cơ bản như này: ngân hàng sẽ ưu ái cho các nước có uy tín, nền kinh tế mạnh, tiền tệ mạnh.. vay tiền với lượng lớn và lãi suất thấp. ngược lại với các nước thiếu uy tín, yếu kém... thì sẽ chỉ được vay rất ít với lãi suất cao. 

Chúng ta sẽ lấy Hi Lạp ra làm đại diện cho các nước "Ăn Hại" trong EU nhé. Trước năm 1999, các nước Hi Lạp chỉ được vay rất ít với lãi suất cao => chi tiêu chính phủ bị giới hạn => giảm tốc độ phát triển kinh tế. tuy nhiên, khi các nước EU chia sẻ đồng tiền chung, các ngân hàng ở khắp nơi tin tưởng Hi Lạp hơn vì nền kinh tế của EU rất mạnh và các nước trong EU sẽ không để Hi Lạp vỡ nợ đâu. Nếu Hi Lạp vỡ nợ sẽ làm sụt giá đồng Euro và EU sẽ mất nhiều tiền hơn là lượng tiền bỏ ra để bảo kê Hi Lạp.

Từ khi được nới lỏng chính sách cho vay dưới sự bảo kê của EU. Hi Lạp thỏa mái chi tiêu và vay nợ chủ yếu để phục vụ mục đính chính trị. Đảng phái cầm quyền ở Hi Lạp quyết định vay nhiều hơn để chi tiêu vào nền kinh tế, ban phát phúc lợi cho người dân => người dân hạnh phúc => bầu cho họ nhiệm kì tiếp theo. Họ không chú trọng đến việc cân đối giữa việc mình kiếm được bao nhiêu tiền và mình tiêu bao nhiêu tiền vì các ngân hàng cho họ vay thỏa mái. Hi Lạp liên tục thấu chi và trả nợ bằng cách vay nợ từ nước khác chủ yếu là các nước trong liên minh và từ Mỹ. Điều này rất nguy hiểm nhưng chưa đến mức gây ra khủng hoảng cho đến năm 2008 khi bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ (Đọc bài Kinh Tế Cơ Bản trước của tôi để biết thêm). Các ngân hàng ở Mỹ phải thu hồi nợ để trả các món nợ trong nước. Lúc này Hi Lạp lâm vào khủng hoảng trầm trọng khi không những không vay được từ Mỹ nữa mà còn bị đòi nợ. Hi Lạp không thể trả nợ của Mỹ cũng như các nước thuộc liên minh và từ đó kéo theo các nước khác trong liên minh là chủ nợ của Hi Lạp cũng khốn đốn khi con nợ của họ đang sắp vỡ nợ và ảnh hưởng từ bong bóng nhà đất ở Mỹ. Việc chính phủ Hi Lạp vỡ nợ gây ra cuộc khủng hoảng trong nước khi lương, lương hưu, trợ cấp xã hội... Những thứ tốt đẹp mà chính phủ Hi Lạp hứa ban phát cho người dân bây giờ không thể chi trả nữa. Lúc này, Đức đứng lên until gank tem. Đức đồng ý bảo kê cho Hi Lạp với điều kiện Hi Lạp phải tuân thủ theo chính sách "thắt lưng buộc bụng" mà Đức đặt ra. chính sách này yêu cầu Hi Lạp giảm chi tiêu chính phủ, giảm trợ cấp xã hội, tập trung trả nợ... Điều này gây ra làn sóng phản đối rộng lớn trong xã hội Hi Lạp khi chính xách này yêu cầu đóng cửa lượng lớn việc làm, giảm lương hưu, tăng tuổi nghỉ hưu, tăng thuế... Người dân Hi Lạp biểu tình ở khắp nơi, đốt cờ đức, phản đối yêu sách của Đức đưa ra. Họ cho rằng bọn họ có lòng tự tôn dân tộc, không vì đồng tiền mà phải nghe sự chỉ đạo từ nước ngoài... Làm cuộc khủng hoảng càng rối ren hơn.

Tuy nhiên, Vấn đề không đơn giản như vậy. Bạn đang nghĩ rằng, ok chúng mày thích làm ít ăn nhiều, tự tôn dân tộc... thì chúng mày cứ nhịn đói mà tự tôn với nhau đi. Ez. Vấn đề nằm ở chỗ, nếu Hi Lạp sụp đổ thì các nước, các ngân hàng, các công ty... cho chính phủ Hi Lạp vay cũng sẽ mất tiền kéo theo việc các nước, các ngân hàng đó... cũng không thể trả được nợ của bản thân họ. Làn sóng khủng hoảng lan rộng đe dọa kéo cả liên minh châu âu sụp đổ và có thể là cả thế giới khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và EU lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Kể cả chính phủ Hi Lạp đồng ý chấp nhận "thắt lưng buộc bụng", sẽ không có gì đảm bảo là trong tương lai, Hi Lạp sẽ không throw lần nữa. Liệu Đức có thể gank được tem lần tới khi Hi Lạp throw? Liệu liên minh Châu Âu có thực sự bền chặt? Liệu Brexit có phải là quyết định đúng đắn?
Bài viết đơn giản hóa rất rất nhiều thứ về cuộc khủng hoảng. hi vọng các bạn có thể hiểu những điều cơ bản về cuộc khủng hoảng đó. cho mình ý kiến phản hồi nhé.
P/S: ông admin thêm cái tag tranh luận, kinh tế vào mục Science2vn được không ạ.