Kinh tế 12: Quá nhiều tiền đổ vào nền kinh tế, Việt Nam liệu có đang phồn hoa giả tạo? - Huỳnh Thế Du
“Sự phồn hoa hiện nay, như một đồng nghiệp của tôi đã từng đề cập, rất có thể là do dòng vốn quá nhiều đổ vào nền kinh tế làm nhiều...
“Sự phồn hoa hiện nay, như một đồng nghiệp của tôi đã từng đề cập, rất có thể là do dòng vốn quá nhiều đổ vào nền kinh tế làm nhiều người có nhiều tiền chứ thực chất các hoạt động kinh tế tạo ra giá trị không nhiều”, ông Huỳnh Thế Du - Giám đốc Đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nhận định.
Quá nhiều tiền đổ vào nền kinh tế, Việt Nam liệu có đang phồn hoa giả tạo?
(Dân trí) - “Sự phồn hoa hiện nay, như một đồng nghiệp của tôi đã từng đề cập, rất có thể là do dòng vốn quá nhiều đổ vào nền kinh tế làm nhiều người có nhiều tiền chứ thực chất các hoạt động kinh tế tạo ra giá trị không nhiều”, ông Huỳnh Thế Du - Giám đốc Đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nhận định.dantri.com.vn
(Dân trí) - “Sự phồn hoa hiện nay, như một đồng nghiệp của tôi đã từng đề cập, rất có thể là do dòng vốn quá nhiều đổ vào nền kinh tế làm nhiều người có nhiều tiền chứ thực chất các hoạt động kinh tế tạo ra giá trị không nhiều”, ông Huỳnh Thế Du - Giám đốc Đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nhận định.dantri.com.vn
Nhiều người giàu lên rất nhanh
Phát biểu tại hội thảo do Viện kinh tế Việt Nam tổ chức sáng nay (18/4), ông Huỳnh Thế Du thẳng thắn đặt vấn đề, liệu Việt Nam có đang phồn hoa một cách giả tạo.
Theo ông Du, nếu nhìn vào GDP bình quân đầu người tính theo USD, mức tăng thu nhập của các hộ gia đình, sự mở rộng của hệ thống tài chính, cũng như tiêu dùng một số mặt hàng xa xỉ sẽ thấy dường như đời sống ở Việt Nam đang khấm khá lên.
Tuy nhiên có ba khả năng gây “ảo giác” hay “phồn hoa giả tạo”.
Khả năng thứ nhất theo ông Du đó là càng lạm phát càng “giàu có”. Số liệu thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP bình quân đầu người tính theo giá cố định bằng tiền đồng chỉ là 4,9%/năm. Tuy nhiên, do đồng tiền được định giá cao làm cho GDP bình quân đầu người quy đổi sang USD theo giá cố định tăng đến 9,5%/năm.
“Nhờ lạm phát cao mà GDP/người tính sang USD vượt qua ngưỡng 2.000 USD”, ông Du cho biết.
Khả năng thứ hai theo ông Du, là do những khoản “trời cho” từ tham nhũng, “trợ cấp” của người có vốn nêu trên, từ kiều hối hoặc các nguồn khác. Có hai dấu hiệu cho thấy điều này.
Thứ nhất, nếu giả sử toàn bộ lãi tiền gửi tiết kiệm được nhập gốc thì giá trị đến cuối năm 2015 chỉ tăng 2,17 lần, thấp hơn rất nhiều so với 6,6 lần, trong khi các kênh đầu tư chính thức khác đều không hiệu quả.
Thứ hai, thu nhập thực bình quân của các hộ gia đình theo điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê tăng cao hơn rất nhiều mức tăng GDP/người trong cùng giai đoạn. Điều này chứng tỏ có một lượng tiền rất lớn đến từ đâu đó.
Thứ ba, trục trặc trong số liệu thống kê. Nếu mức tăng trưởng thu nhập hộ gia đình nêu trên là thực thì có nghĩa là người lao động Việt Nam đã được hưởng lợi rất lớn từ tăng trưởng kinh tế - một sự tăng trưởng có tính bao trùm rất cao.
Tuy nhiên, số liệu trong các báo cáo điều tra lao động việc làm cũng của Tổng cục Thống kê lại không ủng hộ điều này. Số liệu cho thấy tiền lương thực bình quân của người làm công ăn lương ở nông thôn và thành thị giai đoạn 2007-2015 chỉ tăng lần lượt là 4,8% và 0,6%/năm, thấp hơn con số tổng thể 5,5%.
Ông Du cho rằng, những con số này mâu thuẫn với nhau và khác biệt rất lớn so với kết quả trong điều tra mức sống.
“Sự phồn hoa hiện nay, như một đồng nghiệp của tôi đã từng đề cập, rất có thể là do dòng vốn quá nhiều đổ vào nền kinh tế làm nhiều người có nhiều tiền chứ thực chất các hoạt động kinh tế tạo ra giá trị không nhiều”, ông Du nhận định.
Theo ông Du, việc một số ít có thể giàu có rất nhanh, để lại hiệu ứng rất tiêu cực vì nó tạo ra tâm lý muốn giàu xổi và những nỗ lực tạo ra giá trị thực sự cho xã hội bị triệt tiêu.
"Thêm vào đó, những bất ổn và đạo đức xuống cấp đang làm cho cả xã hội rơi vào trạng thái bất an. Không biết lúc nào mình có thể gặp bất trắc. Hơn thế, biến đổi khí hậu và những vấn đề môi trường khác cũng đang gây ra những vấn đề hết sức khó lường. Đây không phải là tác động của hội nhập, nhưng chúng là những cú đánh bồi làm cho tình hình phức tạp hơn", ông Du nói.
http://vungtau.equipment/blog/bong-bong-giau-sang-thu-nhap-tang/
Lượng tiền khổng lồ tiêu xài hoang phí tạo ra sự èo uột của doanh nghiệp
Ông Huỳnh Thế Du cũng cho biết, một trong những trục trặc của nền kinh tế đó là lượng tiền khổng lồ đã bị tiêu xài hoang phí đã tạo ra rắc rối của hệ thống tài chính và sự èo uột của các doanh nghiệp trong nước.
Theo vị này, tiền gửi tiết kiệm, dư nợ cho vay và giá trị thị trường cổ phiếu trong giai đoạn 2006-2015 đã tăng lần lượt là 6,6; 6,6 và 5,9 lần để đến cuối năm 2015 có độ lớn bằng 121%, 111% và và 31% GDP.
Do cả tiền gửi và cổ phiếu đều có suất sinh lợi thực âm, nên trên thực tế hệ thống tài chính và một bộ phận doanh nghiệp đã được những người có vốn “trợ cấp” rất lớn, ông Du cho biết.
Nếu nhìn tổng thể nền kinh tế thì theo ông Du, không hề thiếu vốn mà là ngược lại. Tuy nhiên, trục trặc là ở chỗ một số ít doanh nghiệp, cá nhân có mối quan hệ hoặc sở hữu các tổ chức tài chính đã có thể huy động vốn rất nhiều và dễ dàng cho các hoạt động đầu cơ, mua bán, sáp nhập hay thâu tóm mà chúng có thể tạo ra suất sinh lợi rất cao nhưng cũng đầy rủi ro.
“Những “kỹ thuật” biến tiền ngân hàng thành của riêng đã được chỉ ra cụ thể trong một số vụ án cũng như phân tích gần đây”, ông Du nhận định.
Trái lại các đối tượng khác, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn phải chịu lãi suất rất cao. Chính vì vậy theo ông Du, đối với khu vực doanh nghiệp, rất khó tìm được những tên tuổi dựa vào việc tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao để có cơ hội trở thành các nhà công nghiệp thực thụ.
"Đa phần những cái tên nổi lên gần đây thuộc lĩnh vực khai thác tài nguyên bao gồm cả đất đai", ông Du nói.
Kết luận và đưa ra hàm ý chính sách, ông Huỳnh Thế Du cho rằng đây là lúc Nhà nước cần phải xác định rất rõ vai trò của mình và phân định rạch ròi những vấn đề Nhà nước cần làm.
"Cần tránh việc làm thay thị trường và cần thiết tạo môi trường cho xã hội dân sự phát triển nhằm kiềm chế sự cấu kết giữa các doanh nhân (những người có tiền) và một số quan chức nhà nước (những người có quyền), tạo ra các quan hệ thân hữu, lợi ích nhóm", ông Du nói.
Tác giả:
Việt Nam: Thu nhập bình quân đầu người tăng thần kỳ
Gần đây có người chỉ ra rằng thực ra thời gian cần thiết để lấp đầy khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người (TNBQĐN) giữa Việt Nam và các nước trong khu vực không thực sự lớn như vẫn được biết đến
Gần đây có người chỉ ra rằng thực ra thời gian cần thiết để lấp đầy khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người (TNBQĐN) giữa Việt Nam và các nước trong khu vực không thực sự lớn như vẫn được biết đến (chẳng hạn WB cho rằng cần 145 năm để Việt Nam đuổi kịp Singapore), nếu trong tính toán chúng ta sử dụng tốc độ tăng trưởng TNBQĐN của Việt Nam và các nước này trong giai đoạn 1990-2010, thay vì dùng giai đoạn 2001-2007 như WB đã tính toán.
|
Theo bảng trên thì TNBQĐN của Việt Nam tăng tới 12,5 lần trong khoảng 1900-2010, bỏ xa các nước khác trong bảng. Trong khi đó, trong 20 năm này GDP thực của Việt Nam (tính bằng đồng theo giá cố định) chỉ tăng ở mức 4,4 lần (với tốc độ tăng trưởng GDP thực trung bình – CAGR of real GDP – là 7,4%/năm). Vì mức tăng dân số trong 20 năm này là 1,3 lần, nên rốt cuộc mức tăng TNBQĐN tính bằng đồng theo giá cố định chỉ còn 3,4 lần (=4,4/1,3).
Vì thế mức tăng TNBQĐN tới 12,5 lần trong vòng 20 năm là một mức tăng thần kỳ. Vậy sự thần kỳ này do đâu mà có?
Trong bài này ta sẽ “dựng lại” cách tính TNBQĐN để tìm câu trả lời. TNBQĐN tính bằng đô la Mỹ theo giá hiện tại (như Bảng 1) được tính theo công thức sau:
Mức tăng GDP tính bằng đô la Mỹ theo giá hiện tại = (Mức tăng GDP thực) x (Mức tăng chỉ số giảm phát GDP) / (Mức tăng tỷ giá tiền đồng) (1)
Mức tăng TNBQĐN = (Mức tăng GDP tính bằng đô la Mỹ theo giá hiện tại) / (Mức tăng dân số) (2)
Chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) của Việt Nam tăng tới 11,3 lần trong thời kỳ 1990-2010. Như nói ở trên, trong cùng thời kỳ này, GDP thực tăng 4,4 lần và dân số tăng 1,3 lần. Ngoài ra, tỷ giá tiền đồng tăng 3 lần trong cùng thời kỳ (số liệu search trên internet).
Đưa các số liệu này vào các công thức (1) và (2), ta có mức tăng GDP tính bằng đô la Mỹ theo giá hiện tại là 16,6 lần, và mức tăng TNBQĐN là 12,7 lần, rất sát với mức mà WB tính như ở Bảng 1 (khác biệt có thể chỉ do làm tròn số). Điều có ý nghĩa hơn là ta đã thấy được dấu vết dẫn đến sự tăng trưởng “thần kỳ” của TNBQĐN của Việt Nam. Đó chẳng qua là do chỉ số giảm phát GDP của Việt Nam tăng quá nhanh (bởi lạm phát cao), tới 11,3 lần trong 20 năm, làm cho GDP tính bằng đồng theo giá hiện tại tăng tới 49,7 lần, trong khi tỷ giá tiền đồng tăng chậm hơn nhiều, 3 lần, trong 20 năm.
Nói cách khác, chính lạm phát cao trong khi tiền đồng bị phá giá với tốc độ nhỏ hơn nhiều (tức tiền đồng lên giá thực rất mạnh) là nguyên nhân chính làm cho GDP bình quân đầu người tính bằng đô la Mỹ/người ở Việt Nam đã tăng một cách thần kỳ.
Với phát hiện này, ta có thể thấy rằng so sánh thu nhập bình quân đầu người tính bằng đô la Mỹ theo giá hiện tại, và dự tính mức tăng của nó giữa các nước khác nhau để thấy được khoảng cách tụt hậu giữa các nước thực ra sẽ không mang lại kết quả có ý nghĩa lắm, khi tốc độ lạm phát và phá giá bản tệ không được tính đến (controlled). Nếu chỉ đơn giản vậy thì con đường ngắn nhất để những nước tụt hậu như Việt Nam rút ngắn khoảng cách về thu nhập bình quân sẽ là việc tạo ra lạm phát cao trong khi áp dụng một tỷ giá chính thức ổn định hoặc biến động không đáng kể trong nhiều năm.
Với cách thức này, thậm chí Việt Nam có khi chỉ cần chừng chục năm để đuổi kịp Singapore, chứ không phải là 158 năm hay 45 năm như người ta chỉ ra!
Do nhược điểm lớn của việc tính/so sánh thu nhập bình quân đầu người dựa vào GDP tính bằng đô la Mỹ theo giá hiện hành, WB và các tổ chức thế giới mới phải đưa thêm tính toán áp dụng PPP như trong Bảng 1. Và theo bảng này thì PPP trên đầu người của Việt Nam chỉ tăng 4,9 lần trong 20 năm, không quá khác biệt so với khi tính theo tốc độ tăng trưởng GDP thực tính gộp trong 20 năm này (4,4 lần).
Với các tính toán dựa vào tốc độ tăng trưởng GDP thực hay PPP như thế này thì sẽ chẳng còn phép thần kỳ nào cho Việt Nam, và còn khá lâu Việt Nam mới đuổi kịp Indonesia, chưa nói đến Thái Lan, càng không dám nói gì đến Singapore.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất