Kinh tế 11: Kinh nghiệm vượt bẫy thu nhập trung bình của Hàn Quốc - Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
“Bẫy thu nhập trung bình” (Middle Income Trap- MIT) có thể hiểu là một tình trạng trong phát triển kinh tế khi mà một quốc gia ...

“Bẫy thu nhập trung bình” (Middle Income Trap- MIT) có thể hiểu là một tình trạng trong phát triển kinh tế khi mà một quốc gia đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định và giậm chân tại mức thu nhập ấy trong một thời gian dài mà không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn, trở thành nước có thu nhập cao. Ngân hàng Thế giới (2012) ước tính trong 101 nền kinh tế thu nhập trung bình vào năm 1960, chỉ có 13 nền kinh tế đã trở thành các nền kinh tế có thu nhập cao vào khoảng 2008. Các nền kinh tế đó là Guinea, Hy Lạp, Hồng Kông (Trung Quốc), Ai-len, Israel, Nhật Bản, Mauritius, Bồ Đào Nha, Puerto Rico, Hàn Quốc, Singapore, Tây Ban nha và Đài Loan.
P1: BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH NHÌN TỪ CÁC NƯỚC ASEAN
BÀI VIẾT ĐƯỢC ĐĂNG DƯỚI SỰ ĐỒNG Ý CỦA GIÁO SƯ TRẦN HỮU DŨNG – QUẢN TRỊ TRANG TAPCHITHOIDAI.ORG, ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN CHỈ ĐỌC THAM KHẢO VÀ KHÔNG CHÉP LẠI BÀI VIẾT ĐỂ ĐĂNG Ở NƠI KHÁC VỚI BẤT KỲ MỤC ĐÍCH GÌ.
P2: THOÁT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA HÀN QUỐC VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Sách The Park Chung Hee Era: The Transformation of South Korea. Tạm dịch: Kỷ nguyên Park Chung Hee: Chuyển hoá Nam Hàn.
Kỷ Nguyên Park Chung Hee Và Quá Trình Phát Triển Thần Kỳ Của Hàn Quốc - Ebook Miễn Phí
Park Chung Hee là một nhà hoạt động chính trị người Hàn Quốc, từng là Thiếu tướng và Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Ông nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 1961 và trở thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 17/12/1963. Tổng thống Park Chung Hee tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ cho đến khi ông bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo ...sachvui.com
Park Chung Hee là một nhà hoạt động chính trị người Hàn Quốc, từng là Thiếu tướng và Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Ông nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 1961 và trở thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 17/12/1963. Tổng thống Park Chung Hee tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ cho đến khi ông bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo ...sachvui.com
Park Chung Hee là một nhà hoạt động chính trị người Hàn Quốc, từng là Thiếu tướng và Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Ông nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 1961 và trở thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 17/12/1963. Tổng thống Park Chung Hee tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ cho đến khi ông bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo của mình vào tháng 10/1979. Ông là người thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc.
Con gái lớn của ông, bà Park Geun Hye là Tổng thống Hàn Quốc kể từ ngày 25/2/2013 đến nay và là nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc.
Nguồn file pdf: TVE-4U
Mười tám năm nhiệm kỳ của Tổng thống Park Chung Hee đã mang lại một sự chuyển hoá mạnh mẽ cho Nam Hàn. Từ một Nam Hàn sa lầy trong đói nghèo, lạc hậu vào những năm 1961. Đến năm 1979, Nam Hàn đã có một nền kinh tế công nghiệp mạnh mẽ.
Đây là cuốn sách đầu tiên vẽ lên một bức tranh toàn cảnh chi tiết của nền kinh tế chính trị đằng sau sự chuyển hoá của Hàn Quốc trong kỷ nguyên Park Chung Hee.
Bao gồm 5 phần, trong đó:
Phần 1 có tên “Sinh ra trong khủng hoảng” (Born in Crisis) nói về cuộc đảo chính và chính quyền quân sự của Park Chung Hee.
Phần 2 có tên “Chính trị” (Politics) tập trung vào những ý tưởng của Park Chung Hee và nền tảng chính trị của ông.
Phần 3 của cuốn sách có tên “Kinh tế và Xã hội” (Economy and Society) phân tích sự phát triển về kinh tế, xã hội nông thôn, và các Chaeya (Trí thức chống đối – dissident intelligentsia).
Phần 4, “Quan hệ quốc tế” (International Relations) thảo luận về quan hệ Mỹ-Hàn trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh Việt Nam với “vụ tai tiếng Koreagate”, chương trình hạt nhân, và Bình thường hoá quan hệ Hàn-Nhật (Korea-Japan Normalization).
Cuối cùng, phần 5 có tên “So sánh toàn cảnh” (Comparative Perspective) tập trung vào việc so sánh Park Chung Hee và thành quả của ông với ba nhà lãnh đạo khác Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) ở Singapore, và Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, 4 chương kết luận trong phần cuối cùng của cuốn sách cũng tập trung phân tích Hàn Quốc trong một góc nhìn so sánh rộng với các khu vực xung quanh như Philippines, Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Nhật Bản, Đài Loan trong cùng giai đoạn.
Cuốn sách đã làm sáng tỏ cách Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế mạnh mẽ với một nền dân chủ sôi động dưới chế độ độc tài kéo dài trong 18 năm của kỷ nguyên Park Chung Hee.
THOÁT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA HÀN QUỐC VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM - Viện Nghiên Cứu Đông Bắc Á
Tác giả: Võ Hải Thanh Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017, 231 trangKí hiệu: Vv2821Tác giả: Võ Hải Thanh Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017, 231 trangKí hiệu: Vv2821“Bẫy thuwww.inas.gov.vn
Tác giả: Võ Hải Thanh Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017, 231 trangKí hiệu: Vv2821Tác giả: Võ Hải Thanh Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017, 231 trangKí hiệu: Vv2821“Bẫy thuwww.inas.gov.vn
THOÁT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA HÀN QUỐC VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Đăng ngày: 28-07-2017, 08:10 | Danh mục: Ấn Phẩm
Tác giả: Võ Hải Thanh
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017, 231 trang
Kí hiệu: Vv2821
“Bẫy thu nhập trung bình” (Middle Income Trap- MIT) có thể hiểu là một tình trạng trong phát triển kinh tế khi mà một quốc gia đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định và giậm chân tại mức thu nhập ấy trong một thời gian dài mà không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn, trở thành nước có thu nhập cao. Ngân hàng Thế giới (2012) ước tính trong 101 nền kinh tế thu nhập trung bình vào năm 1960, chỉ có 13 nền kinh tế đã trở thành các nền kinh tế có thu nhập cao vào khoảng 2008. Các nền kinh tế đó là Guinea, Hy Lạp, Hồng Kông (Trung Quốc), Ai-len, Israel, Nhật Bản, Mauritius, Bồ Đào Nha, Puerto Rico, Hàn Quốc, Singapore, Tây Ban nha và Đài Loan. Các nước Mỹ La tinh và ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philipines không vượt qua được “bẫy” thu nhập trung bình sau những bước phát triển nhảy vọt đáng ngạc nhiên trong suốt 2 thập niên 1970- 1980. Trái lại các nền kinh tế khác thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và đặc biệt là Hàn Quốc đã vượt qua và gia nhập vào hàng ngũ các nước có thu nhập cao một cách nhanh chóng chỉ trong vòng hơn hai thập niên.
Vào năm 1960, Hàn Quốc vẫn còn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD. Trình độ phát triển của Hàn Quốc lúc bấy giờ cũng tương tự như các nước đang phát triển khác ở châu Á. Tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì đáng kể, cơ sở hạ tầng thì bị tàn phá sau chiến tranh và dường như mọi điều kiện đều không có nhiều triển vọng cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 30 năm, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng từ dưới 100 USD lên gần 10.000 USD, Đưa Hàn Quốc trở thành nước có thu nhập cao, gia nhập nhóm các nước OECD vào năm 1996, và thu nhập đầu người đã tiếp tục tăng lên không ngừng đến hơn 20.000 USD kể từ năm 2007 và đến nay đã đạt ngưỡng 30.000 USD. Thực tế cho thấy, Hàn Quốc đã phát triển bằng con đường hướng tới các ngành công nghiệp chủ chốt định hướng xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghiệ cao, thúc đảy khu vực tư nhân (Chaebols), thiết lập một nền kinh tế thị trường và dân chủ, tăng cường hệ thống an sinh xã hội, khai phá các ngành công nghiệp mới, tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng xanh và hội nhập quốc tế sâu rộng…, Hiện nay, Hàn Quốc đã từ một quốc gia nhận viện trợ trở thành một quốc gia hỗ trợ viện trợ cho các nước khác ( Thành viên của Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD năm 2009).
Cuốn sách thoát bẫy thu nhập trung bình: nghiên cứu trường hợp của Hàn Quốc có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó có thể đưa ra những gợi ý hữu ích cho các nước đang phát triển đi sau và có nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình trong đó có Việt Nam. Sách gồm 4 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về bẫy thu nhập trung bình. Ở chương này có những khái niệm về mức thu nhập trung bình, khái niệm về bẫy thu nhập trung bình và lý do mắc bẫy. Thuật ngữ “bẫy thu nhập trung bình” – “middle income trap” lần đầu tiên xuất hiện trong một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới là “Sự phục hồi Đông Á: ý tưởng cho tăng trưởng kinh tế” đã chỉ ra rằng “các nước thu nhập trung bình … tăng trưởng châm hơn các nước giàu hay các nước nghèo”. Từ đó, khái niệm bẫy thu nhập trung bình bắt đầu được tranh luận nhiều hơn và phổ biến hơn, mặc dù cho đến nay sự đồng thuận hay thống nhất của khái niệm này vẫn chưa xuất hiện. Có nhiều Nghiên cứu về “bẫy thu nhập trung bình” của các học giả trên thế giới… Trong chương này tác giả cũng đưa ra lý do mắc bẫy thu nhập trung bình và thực tiễn thoát bẫy (hay tránh được bẫy) thu nhập trung bình của một số nước Đông Á.
Chương 2. Một số mô hình phát triển tiêu biểu trên thế giới và mô hình phát triển của Hàn Quốc. Với mục một số mô hình phát triển tiêu biểu trên thế giới tác giả nghiên cứu mô hình Anglo-Saxon > < Mô hình châu Âu lục địa và mô hình phát triển châu Á. Đi sâu hơn tác giả nghiên cứu định vị mô hình phát triển của Hàn Quốc, Mô hình nhà nước phát triển của Hàn Quốc. Đây là mô hình kinh tế nhà nước chỉ đạo ở Hàn Quốc đã từng rất được ngưỡng mộ bởi những kỳ tích phát triển dài hạn mà nó đạt được và nó đã được coi là mô hình lý tưởng cho nhiều nước học tập cho đến tại thời gian gần đây. Ngoài những kỳ tích kinh tế của nó, mô hình này còn có nhiều ưu điểm hấp dẫn xét từ góc độ xã hội ví dụ như: giảm nghèo, việc làm suốt đời trong các công ty lớn và phân phối thu nhập tương đối bình đẳng. Cùng với đó tác giả đưa ra cơ sở lý luận về mô hình dân chủ và nền kinh tế thị trường, và vai trò của Chính phủ ở Hàn Quốc (giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế 1997) .
Chương 3 Nghiên cứu trường hợp thoát bẫy (hay tránh được bẫy) thu nhập trung bình của Hàn Quốc. Trong chương này tác giả nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về quá trình tăng trưởng kinh tế thần kỳ và tránh được bẫy thu nhập trung bình của Hàn Quốc. Nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn thu nhập thấp và những đặc trưng chủ yếu đó chính là chính sách thay thế nhập khẩu ( 1953-1960) và kế hoạch kinh tế 5 năm, Công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu và Chính phủ chỉ đạo (1960-1970). Kinh tế Hàn Quốc giai đoạn thu nhập trung bình, thoát bẫy thu nhập trung bình và những chính sách phát triển kinh tế chủ yếu. Hàn Quốc đã thúc đẩy các ngành công nghiệp nặng và hóa chất (HCI), ổn định vĩ mô và tự do hóa (1980-1990), khủng hoảng kinh tế năm 1997-1998 và tái cơ cấu vượt qua khủng hoảng. Cuối cùng là giai đoạn kinh tế Hàn Quốc thu nhập cao và những chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn này có giai đoạn tăng trưởng ổn đinh (2001-2007) , khủng hoảng kinh tài chính toàn cầu 2008 và các chính sách ứng phó vượt qua khủng hoảng và điểu chỉnh chính sách nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Cuối chương là một số những nét đặc trưng của sự phát triển kinh tế thần kỳ giúp Hàn Quốc thoát bẫy (tránh bẫy) thu nhập trung bình và một số hạn chế, thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Hàn Quốc.
Chương 4 Một số liên hệ, so sánh và gợi ý cho Việt Nam. Ở chương cuối này tác giả nghiên cứu về sự chuyển đổi mô hình phát triển, liên hệ mô hình phát triển của Việt Nam hiện nay có nhiều nét tương đồng với mô hình phát triển của Hàn Quốc thời kỳ tăng trưởng cao. Đưa ra sự khác biệt của mô hình phát triển định hướng xuất khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc. Cuối cùng là một số kiến nghị cho sự cải cách đổi mới và chuyển đổi mô hình phát triển Việt Nam. Đưa ra giải pháp cho một số vấn đề kinh tế cụ thể hiện nay. Những hạn chế, yếu kém của mô hình tăng trưởng kinh tế và nguy cơ rời vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam. Một số kiến nghị dự báo đối với Việt Nam nhằm tránh bẫy thu nhập trung bình để trở thành một số nước thu nhập trung bình cao trong 20 năm tới.
Phát triển hướng ngoại, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng là một trong những yếu tố quan trọng giúp Hàn Quốc thoát bẫy thành công. Với những nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thoát bẫy của Hàn Quốc cuốn sách có ý nghĩa tham khảo rất lớn cho các nước đang phát triển đi sau trong đó có Việt Nam.
Phương Thảo
Kinh nghiệm vượt bẫy thu nhập trung bình của Hàn Quốc (Phần 1)
Đoàn Thị Kim Tuyến
Tóm tắt: Bẫy thu nhập trung bình là thuật ngữ miêu tả tình trạng của một quốc gia bị mắc kẹt ở mức thu nhập trung bình trong một thời gian dài sau khi vượt qua ngưỡng của một nước đang phát triển có thu nhập thấp. Hiện nay, có rất nhiều quốc gia đã và đang đứng trước nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình, đòi hỏi phải có các giải pháp kịp thời và tổng thể nhằm đưa đất nước phát triển theo đúng lộ trình đặt ra. Thực tế, trong lịch sử phát triển kinh tế, cũng đã có một số nền kinh tế thành công trong việc vượt bẫy thu nhập trung bình như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… Trong đó, Hàn Quốc được coi là quốc gia thành công nhất với quá trình phát triển kinh tế thần kỳ. Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm vượt bẫy thu nhập trung bình của Hàn Quốc, từ đó rút ra một số bài học cho các nước đi sau, trong đó có Việt Nam.
Thành tựu phát triển kinh tế của Hàn Quốc
Sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất thế giới, có nhiều đặc điểm tương đồng với những quốc gia kém phát triển khác như: chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, thu nhập thấp, nguồn tài nguyên nghèo nàn, phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ nước ngoài và đặc biệt nước này còn chịu sự chia cắt giữa hai miền Bắc-Nam. Thậm chí sau khi trải qua giai đoạn tái thiết sau chiến tranh (1953- 1960), thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc cũng chỉ ở mức 80 USD (năm 1960). Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Park Chung Hee lên nắm chính quyền (1961), đặc biệt sau năm 1963, Hàn Quốc đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng đứng ngang hàng với các quốc gia giàu có trên thế giới. Cụ thể, Hàn Quốc có mức thu nhập trung bình thấp năm 1969, đạt được mức thu nhập trung bình cao năm 1988 và vươn lên ngưỡng các nước có thu nhập cao năm 1995 (Felipe, 2012). Như vậy, chỉ trong vòng hơn ba thập kỷ, Hàn Quốc đã đạt được bước nhảy vọt thần kỳ, đưa quốc gia nhanh chóng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Theo tính toán của tác giả, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1962-1996 của Hàn Quốc là 8,9%. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ mức 2,75 tỷ USD của năm 1962 lên mức 603,4 tỷ năm 1996. Đây được coi là giai đoạn vàng son tạo nên bước chuyển mình đầy ấn tượng của Hàn Quốc. Từ năm 1996 đến nay, bất chấp những tác động tiêu cực từ hai cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, Hàn Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 4%/năm. Xuyên suốt gần nửa thế kỷ phát triển, duy nhất chỉ có hai năm nền kinh tế Hàn Quốc trải qua suy thoái, đó là năm 1980 (-1,9%) và 1998 (- 5,7%).
Để có thể thấy rõ nét sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc, bài viết thực hiện sự so sánh mức gia tăng thu nhập của Hàn Quốc với một số quốc gia có xuất phát điểm tương đồng, thậm chí là cao hơn. Trong những năm 1960, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc tương tự như các nước Ấn Độ, Thái Lan. Cụ thể, năm 1962, thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành của Hàn Quốc là 110 USD, còn của Ấn Độ là 90 USD và Thái Lan là 110 USD; trong khi đó Mexico, Brazil và Philippines có mức thu nhập cao hơn hẳn (lần lượt là 360 USD, 230 USD, và 220 USD). Tuy nhiên, chỉ đến năm 1970, Hàn Quốc đã vượt qua Philippines, 1980 vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ và đến năm 1984 thì vượt qua tất cả các nước nói trên. Kể từ đó, khoảng cách thu nhập giữa Hàn Quốc và các nước ngày càng mở rộng. Năm 1996, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc cán mốc 13.080 USD, Hàn Quốc chính thức gia nhập hàng ngũ các nước có thu nhập cao và trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tính đến 2015, con số này của Hàn Quốc đã lên tới 27.440 USD. Như vậy, mặc dù có xuất phát điểm thấp hơn song Hàn Quốc đã nhanh chóng cất cánh chuyển đổi từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập cao; trong khi đó, các nước như Mexico, Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ sau hàng thập kỷ vẫn bị mắc kẹt trong ngưỡng thu nhập trung bình.
So sánh với các quốc gia phát triển khác, chúng ta cũng có thể thấy sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc diễn ra rất nhanh chóng. Theo phân tích của Cơ quan nghiên cứu Mc Kinsey, Hàn Quốc chỉ cần 25 năm (1970-1995) để nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 2.500 USD lên 12.600 USD; trong khi đó, Đức cần tới 80 năm, Pháp là 89 năm và Mỹ là 97 năm.
Bên cạnh tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn 1960-1996, cấu trúc kinh tế Hàn Quốc cũng có sự thay đổi căn bản và mạnh mẽ. Năm 1965, mặc dù ngành dịch vụ ở Hàn Quốc đã khá phát triển với tỷ lệ đóng góp vào GDP là 39,33% song khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn (39,36%). Tuy nhiên, đến năm 1996, tỷ trọng của khu vực này đã giảm đáng kể, chỉ còn 5,5%; trong khi đó, khu vực dịch vụ; chiếm tới 56,7% và khu vực công nghiệp cũng được đẩy mạnh vội tỷ lệ đóng góp tăng, từ 21,3% năm 1965 lêntởi 37,8% năm 1996. Như vậy, từ một nước sản xuất nông nghiệp, đóng vai trò chủ đạo, Hàn Quốc đã thay đổi hướng tới một nền kinh tế hiện đại, trở thành một nước công nghiệp phát triển thực sự.
Kinh nghiệm vượt bẫy thu nhập trung bình của Hàn Quốc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Hàn Quốc trong việc thoát bẫy thu nhập trung bình, về cơ bản, các nhà kinh tế thường lý giải tăng trưởng theo ba nhân tố cơ bản, đó là vốn, lao động và công nghệ dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa có thể bắt nguồn từ sự tiến bộ trong các lĩnh vực như giáo dục, tài chính, thương mại và sự can thiệp hiệu quả của chính phủ.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Hàn Quốc là nhờ vào sự tích lũy các nhân tố hơn là sự cải thiện về hiệu suất (ví như Krugman, 1994); trong khi một số khác lại cho rằng tăng trưởng của Hàn Quốc là nhờ các yếu tố như: tỷ lệ tiết kiệm cao, nguồn lực con người chất lượng, một thể chế tốt, tính mở cao và sự quản lý tài chính tiền tệ chặt chẽ (Radelet và cộng sự, 2001).
Nghiên cứu của Byung-Nak Song (2002) đối với các yếu tổ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc trên cả hai khía cạnh cung và cầu chỉ ra rằng: về mặt cầu, sự thay đổi trong lĩnh vực sản xuất ở Hàn Quốc được tạo ra nhiều hơn bởi xuất khẩu (33%) hơn là nhu cầu nội địa cuối cùng (31%) trong giai đoạn từ 1963 đến 1973, còn từ năm 1980 đến 1983 xuất khẩu đóng góp 23,9% sản lượng công nghiệp chế tạo (lớn hơn so với mức đóng góp của đầu tư, 19,8%); về mặt cung, đầu vào lao động là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng của Hàn Quốc trong cả hai giai đoạn 1963-1973 và 1973-1986, trong khi đó tăng năng suất đóng góp tương đối ít cho sự gia tăng GDP ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, vai trò của tăng năng suất ngày càng tăng khi nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng hơn nữa.
Tương tự như kết quả nghiên cứu của Byung-Nak Song, tính toán của cơ quan nghiên cứu Mc Kinsey cũng chỉ ra rằng, lao động và vốn có đóng góp lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong giai đoạn 1970-1982 (lần lượt là 31% và 75%); song vai trò của những yếu tố này ngày càng giảm dần và thay vào đó là sự gia tăng của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).
Như vậy, có thể cho rằng, tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc là nhờ phần lớn vào xuất khẩu và các nhân tố đầu vào trong giai đoạn đầu phát triển và giai đoạn sau đó là sự đóng góp ngày càng tăng của yếu tố công nghệ. Điều này cho thấy ý nghĩa của chính sách định hướng xuất khẩu và sự chú trọng đầu tư đến giáo dục và khoa học công nghệ đối với những thành tựu tăng trưởng của Hàn Quốc.
Tóm lại, sự phát triển kinh tế thần kỳ giúp Hàn Quốc thoát bẫy thu nhập trung bình thành công là kết quả không chỉ từ sự can thiệp linh hoạt và hiệu quả của chính phủ với việc lựa chọn chiến lược tăng trưởng phù hợp mà còn là kết quả của một đội ngũ nhân lực chất lượng cao cùng với sự đầu tư thích đáng cho khoa học và công nghệ cũng như là khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả.
2.1 Sự can thiệp linh hoạt và hiệu quả của chính phủ
Tăng trưởng không chỉ đơn thuần là về mặt kinh tế học mà nó đòi hỏi cần có một chính phủ có năng lực, đáng tin cậy và tận tâm. Tuy nhiên, mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế như thế nào cho đến nay vẫn là một câu hỏi tốn nhiều giấy mực nhất. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chính phủ nên can dự ít nhất có thể và ủng hộ quan điểm “một chính phủ nhỏ hơn và thị trường tự do hơn”. Còn theo Arthus Lewis, sự thất bại của chính phủ là do họ can thiệp quá ít hoặc có thể do họ can thiệp quá nhiều.
Trong trường hợp của Hàn Quốc, một trong những nhân tố quan trọng giúp nước này thoát bẫy thu nhập trung bình thành công là vai trò điều tiết linh hoạt, nhất quán và hiệu quả của chính phủ.
Chính phủ liên tục điều chỉnh các mục tiêu kinh tế sao cho thích ứng với sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế cũng như sự gia tăng về thu nhập và những thay đổi trong các vấn đề kinh tế được ưu tiên. Điều này được thể hiện rõ trong các kế hoạch kinh tế 5 năm của Chính phủ Hàn Quốc. Tính từ năm 1961 đến năm 1996, đã có 7 kế hoạch 5 năm được thực hiện với những định hướng khác nhau. Các kế hoạch trên dù mang tính chỉ dẫn, định hướng là chủ yếu song lại đóng vai trò điều tiết nền kinh tế khá mạnh mẽ. Chính phủ Hàn Quốc được biết đến là chính phủ khá thành công trong việc kết hợp một cách linh hoạt giữa thị trường và kế hoạch. Khi thị trường chưa có khả năng tự vận hành để đạt được các mục tiêu đặt ra, chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp can thiệp mạnh mẽ nhằm đảm bảo mục tiêu kế hoạch. Ngược lại, khi thị trường có thể vận hành hiệu quả, chính phủ sẽ giảm sự can thiệp của mình, thậm chí thực hiện tư nhân hoá các đơn vị nhà nước.
Một đặc điểm nổi bật khác trong điều hành nền kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc giai đoạn 1962-1996 được thể hiện ở triết lý cơ bản sau: phát triển kinh tế đạt được thông qua quá trình công nghiệp hóa và dưới sự kiểm soát, dẫn dắt của chính phủ. Chính phủ sử dụng các chính sách can thiệp trực tiếp như kiểm soát giá, đầu tư trực tiếp vào các ngành công nghiệp cụ thể như thép và hỗ trợ tài chính để thúc đẩy các ngành được ưu tiên. Tạo việc làm, thanh toán các khoản nợ nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu được xác định là những vấn đề được ưu tiên trước hết trong các chính sách kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng được đặt lên hàng đầu hơn là việc giải quyết tính cân bằng trong phân phối thu nhập cũng như là tình trạng mất cân đối trong phát triển công nghiệp giữa các khu vực/vùng, bởi họ cho rằng chính nhờ tăng trưởng, những vấn đề này sau đó sẽ được khắc phục; nói cách khác, tăng trưởng đi trước, công bằng theo sau. Chính nhờ việc áp dụng triết lý như trên một cách triệt để, Chính phủ Hàn Quốc đã đạt được hầu hết các mục tiêu đặt ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế.
Ngoài những đặc điểm trên, sự phát triển kinh tế rực rỡ của Hàn Quốc còn nhờ vào những quyết định đúng đắn của Chính phủ Hàn Quốc, điển hình là chính quyền của Tổng thống Park Chung Hee (1961-1979) khi lựa chọn và theo đuổi đến cùng chiến lược hướng ngoại dựa vào xuất khẩu công nghiệp hay chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Thông qua chiến lược này, Hàn Quốc có thể đồng thời thúc đẩy ba mục tiêu, đó là: hiện đại hóa, công nghiệp hóa và quốc tế hóa. Rõ ràng, là một quốc gia nghèo nàn về tài nguyên, hạn chế về thị trường trong nước, thiếu vốn và công nghệ, Hàn Quốc không thể thực hiện chiến lược phát triển theo hướng khai thác tài nguyên hoặc thay thế nhập khẩu mà các quốc gia đang phát triển đang áp dụng lúc bấy giờ. Thêm vào đó, do nhu cầu nhập khẩu thực phẩm và các nguyên liệu khác, Hàn Quốc buộc phải xuất khẩu hàng chế tạo để thu về ngoại hối. Câu châm ngôn “trước hết là xuất khẩu” của Tổng thống Park được coi là kim chỉ nam cho các hoạt động kinh tế của Hàn Quốc về sau này.
Tính nhất quán trong việc hoạch định chính sách của Chính phủ Hàn Quốc còn được thể hiện ở mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Ngay từ đầu năm 1965, Tổng thống Park đã đề cập đến tính cạnh tranh toàn cầu, trong đó nhấn mạnh rằng sự cạnh tranh với các quốc gia khác trong lĩnh vực xuất khẩu không phải là sự chọn lựa mà là bắt buộc. Từ những ngày đầu thực hiện chiến lược định hướng xuất khẩu, chính phủ đã hướng tới việc tăng cường vị thế cạnh tranh quốc tế của Hàn Quốc. Trải qua hơn năm thập kỷ, việc thực hiện mục tiêu này vẫn được duy trì.
Nhìn chung, những thành tựu phát triển kinh tế của Hàn Quốc có sự đóng góp rất lớn của chính phủ. Vai trò chủ đạo này được thể hiện trong nhiều quyết định kinh tế, không chỉ ở chiến lược phát triển hay các kế hoạch kinh tế mà còn ở hàng loạt các chính sách khác.
2.2 Chính sách công nghiệp hóa năng động
Đối với Hàn Quốc, chính sách công nghiệp là trọng tâm của các chính sách phát triển, giúp đất nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính phủ thực hiện sự bảo hộ mạnh mẽ đối với các ngành công nghiệp ngay từ những ngày đầu phát triển. Tất cả các công cụ chính sách về tiền tệ, tài chính đều được sử dụng để hỗ trợ cho các ngành công nghiệp then chốt như xi măng, phân bón hay công nghiệp lọc hóa dầu.
Trong giai đoạn 1950-1960, chính sách công nghiệp của Hàn Quốc được đặc trưng bởi chính sách thay thế nhập khẩu tập trung chủ yếu vào các mặt hàng tiêu dùng. Chính phủ sử dụng triệt để các hàng rào thuế quan và hạn chế nhập khẩu tới mức tối đa nhằm bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước và thúc đẩy sản xuất trong nước. Chiến lược này mặc dù đã phát huy được tính độc lập tự chủ của Hàn Quốc, giảm sự lệ thuộc vào bên ngoài, song lại mang lại hiệu quả không cao. Tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1953 đến năm 1962 chỉ đạt 3,7%.
Đầu những năm 1960, chiến lược thay thế nhập khẩu ngày càng tỏ ra có nhiều bất lợi, khả năng cạnh tranh quốc tế của Hàn Quốc cũng yếu đi trong những ngành mà nước này có lợi thế so sánh. Thêm vào đó, do nhu cầu nhập khẩu thực phẩm và các nguyên liệu đầu vào gia tăng trong khi viện trợ nước ngoài giảm mạnh, Hàn Quốc buộc phải xuất khẩu hàng chế tạo để thu về ngoại hối. Trước tình hình đó, chính sách công nghiệp của Hàn Quốc phải thay đổi. Năm 1964, chính sách định hướng xuất khẩu ra đời với khẩu hiệu “xuất khẩu là trước hết”. Kể từ đó, chính phủ tập trung mọi nỗ lực để thúc đẩy xuất khẩu, coi xuất khẩu là vấn đề mang tầm quốc gia. Chính phủ gia tăng trợ cấp trực tiếp cho các ngành xuất khẩu, đặc biệt là những ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như dệt may, tơ sợi và giày dép – là những ngành Hàn Quốc có lợi thế cạnh tranh. Đến giữa những năm 1960, chính phủ đưa ra các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu như miễn, giảm thuế và hỗ trợ tài chính. Ngoài các biện pháp trên, chính phủ còn cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển kinh tế, ví như việc xây dựng các tổ hợp/khu công nghiệp và khuyến khích các hãng gia nhập các tổ hợp này. Chính phủ cũng thành lập các tổ chức để thúc đẩy xuất khẩu như: Cơ quan xúc tiến thương mại đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) và Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA).
Bước sang những năm 1970, chính sách công nghiệp của Hàn Quốc chuyển hướng từ các ngành công nghiệp nhẹ sang phát triển các ngành công nghiệp nặng và hóa chất (HCI) có giá trị gia tăng cao. Chính phủ nhận ra rằng nếu họ tiếp tục phát triển công nghiệp nhẹ, mức lương tăng sẽ làm giảm tính cạnh tranh về giá của những ngành sử dụng nhiều lao động. Do đó, năm 1973, chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp nặng và hóa chất. Theo đó, chính phủ chọn ra sáu ngành công nghiệp chiến lược, bao gồm: thép, đóng tàu, máy công cụ, điện tử, kim loại, và công nghiệp hóa dầu. Sự lựa chọn này dựa trên những tiêu chuẩn như tính liên kết ngược và xuôi giữa các ngành, đóng góp tới tăng trưởng kinh tế và lãi tỷ giá hối đoái. Gắn liền với chính sách này là sự gia tăng của các tập đoàn công nghiệp lớn (chaebol). Chính phủ thúc đẩy phát triển các ngành HCI thông qua các chính sách như: cung cấp các khoản vay ưu đãi, bảo hộ có chọn lựa, các quy định đầu vào và miễn, giảm thuế… Với sự giúp đỡ về nhiều mặt của chính phủ như trên, tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng ở Hàn Quốc gia tăng nhanh chóng từ 38% năm 1973 lên tới 54,4% năm 1980 và chiếm tới 50% tổng giá trị xuất khẩu năm 1980. Có thể nói, tăng trưởng kinh tế nhanh của Hàn Quốc trong những năm 1960 và 1970 là nhờ phần lớn vào sự gia tăng của xuất khẩu.
Trong những năm 1980 và 1990, nền kinh tế bắt đầu xuất hiện sự trì trệ do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ và kinh tế giai đoạn 1973-1975 gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu công nghiệp và giảm sức cạnh tranh. Chính vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc buộc phải thực hiện sự điều chỉnh chính sách công nghiệp theo hướng tăng cường tự do hóa thị trường, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho khu vực tư nhân và phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như công nghiệp bán dẫn, ô tô, đóng tàu, hàng không. Nhờ vào việc chú trọng đến đầu tư cho khoa học, công nghệ giai đoạn này, Hàn Quốc đã tạo được sự bứt phá lớn, nhanh chóng trở thành nước có thu nhập cao.
Tóm lại, chính sách công nghiệp của Hàn Quốc đã có sự chuyển đổi hợp lý khi đi từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng, và sau đó chuyển sang công nghiệp kỹ thuật cao, dựa trên tiềm lực kinh tế sẵn có và bối cảnh kinh tế thế giới theo từng thời kỳ. Hàn Quốc cũng cho thấy sự sáng suốt khi thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu từ rất sớm và dành sự ưu tiên tuyệt đối cho phát triển các ngành này… (còn nữa)
(Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8/2017)
Kinh nghiệm vượt bẫy thu nhập trung bình của Hàn Quốc (Phần cuối)
2.3 Nguồn nhân lực chất lượng cao
Một nguyên nhân khác nữa lý giải cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đó là Hàn Quốc đã có một nền giáo dục tốt và một đội ngũ lao động có trình độ. Xuất phát điểm là một quốc gia nghèo tài nguyên, Hàn Quốc không có gì ngoài nguồn nhân lực dồi dào. Tận dụng lợi thế này cùng với truyền thống hiếu học của dân tộc, ngay từ đầu Chính phủ Hàn Quốc đã đề cao vai trò của giáo dục, coi giáo dục như một ưu tiên chiến lược hàng đầu, là nền tảng để xây dựng đất nước.
Từ trước khi nền kinh tế cất cánh, giáo dục ở Hàn Quốc đã khá được coi trọng. Nhờ việc thực thi luật giáo dục bắt buộc năm 1948, tỷ lệ nhập học các cấp đã gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 1945-1961. Tính đến năm 1960, có khoảng 56% dân số trưởng thành ở Hàn Quốc tiếp cận với giáo dục tiểu học và 20% đạt được giáo dục trung học, cao hơn nhiều so với con số của các nước đang phát triển lúc bấy giờ (lần lượt là 26% và 5%). Kết quả là, lực lượng lao động ở Hàn Quốc được trải qua đào tạo cơ bản từ rất sớm. Sau đó, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, song vai trò của giáo dục không vì thế mà bị lơ là. Kể từ những năm 1960, chính sách giáo dục của Hàn Quốc liên tục thay đổi để có thể đạt được các mục tiêu đề ra trong các kế hoạch kinh tế và đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc đặt nhiều sự quan tâm đến giáo dục trung học cơ sở nhằm cung cấp một đội ngũ lao động thích hợp và kịp thời cho sản xuất quy mô lớn trong các ngành chế tạo. Tuy nhiên, kể từ đầu những năm 1980, chính phủ lại hướng sự tập trung vào phát triển giáo dục phổ thông và đại học với mục đích tạo ra một đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Điều này được thể hiện rõ trong chi tiêu của Chính phủ Hàn Quốc dành cho giáo dục. Theo số liệu của Viện phát triển giáo dục Hàn Quốc, tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục đại học trong GDP tăng từ 1% năm 1970 lên tới 1,9% năm 2000; trong khi đó, con số dành cho giáo dục tiểu và trung học giảm từ 4,3% xuống còn 3,9% trong cùng kỳ.
Nhờ sự coi trọng đầu tư cho giáo dục, Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Ngay từ năm 1970, tỷ lệ gia nhập bậc tiểu học đã đạt 100%. Tỷ lệ mù chữ giảm từ trên 10% năm 1970 xuống gần như bằng không năm 1997. Tỷ lệ nhập học bậc trung học đạt mức 40% năm 1970 và gần như phổ cập vào năm 1997. Còn đối với giáo dục phổ thông, Hàn Quổc đứng thứ 3 trong số các quốc gia OECD về trình độ đạt được, và có tới 84% số học sinh tốt nghiệp phổ thông gia nhập các trường đại học và cao đẳng vào năm 1998. Như vậy, có thể thấy, giáo dục ở Hàn Quốc phát triển khá nhanh chóng. Điều này giúp tăng năng lực cũng như trình độ của người lao động, giúp họ có thể tiếp thu những tiến bộ công nghệ và đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế. Biểu đồ dưới đây cho thấy trình độ của người lao động phân theo các cấp giáo dục ở Hàn Quốc tăng lên đáng kể trong giai đoạn 1960- 1995. Tính đến năm 1995, tỷ lệ này đã gần bắt kịp với các quốc gia tiên tiến khác như Nhật Bản và Mỹ.
Lực lượng lao động có trình độ cao là nhân tố chính dẫn tới năng suất lao động tăng nhanh ở Hàn Quốc. Nếu như giữa những năm 1970, Hàn Quốc chỉ mới đạt khoảng 40% năng suất lao động trong ngành sản xuất chế tạo của Nhật Bản và 20% của Mỹ, thì đến khoảng năm 1996, năng suất lao động của Hàn Quốc đã đạt 70% của Nhật Bản và gần 50% của Mỹ. Điều này là nhờ tốc độ tăng nhanh chóng về năng suất lao động của Hàn Quốc trong thập kỷ 1980 và 1990 (lần lượt là 8% và 10%); trong khi ở Nhật Bản và Mỹ, con số chỉ ở mức lần lượt là 6% và 3%.
2.4. Chú trọng đến phát triển khoa học công nghệ và không ngừng đổi mới
Ở Hàn Quốc, vai trò của khoa học và công nghệ đã được chú ý từ đầu những năm1960. Cùng với sự ra đời của kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ nhất là bản kế hoạch thúc đẩy công nghệ 5 năm đầu tiên. Qua thời gian, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện những điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Cụ thể, chính phủ chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghệ trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa và chuyển hướng sang phát triển những công nghệ mũi nhọn về sau này.
Đầu những năm 1960, hai cơ quan được thành lập, bao gồm cơ quan nghiên cứu Viện Khoa học – Kỹ thuật Hàn Quốc (KIST) (1966) và Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) (1967) đã mở đường cho công cuộc phát triển khoa học công nghệ ở Hàn Quốc. Chiến lược chính của thời kỳ này là tăng cường nhập khẩu công nghệ nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thúc đẩy giáo dục, đào tạo. Trong những năm 1970, phát triển khoa học công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế do công nghệ dành cho các ngành công nghiệp xuất khẩu cần nhiều lao động cũng như các ngành công nghiệp nặng và hóa chất có thể dễ dàng đạt được từ nước ngoài. Nhìn chung, trong thời kỳ đầu, chính sách khoa học công nghệ của Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu, tiếp thu và áp dụng công nghệ nước ngoài. Chỉ từ những năm 1980, chính sách khoa học công nghệ mới có những thay đổi đáng kể, hướng đến nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). Năm 1982, chương trình R&D quốc gia ra đời. Kể từ đó, các hoạt động khoa học và công nghệ ở Hàn Quốc bắt đầu nở rộ. Điều này được thể hiện qua số liệu về chi tiêu cho R&D. Nếu như năm 1963 chi tiêu cho R&D chỉ chiếm 0,25% GDP thì đến năm 1991 con số này đã tăng lên tới 1,74% và tiếp tục gia tăng trong những năm sau đó. Đến năm 1996, chi tiêu cho R&D chiếm tới 2,26% GDP, cao hơn so với mức trung bình của các nước OECD (2,01%).
Với sự đầu tư thích đáng cho khoa học công nghệ, hiệu suất của nền kinh tế Hàn Quốc nhờ vậy mà tăng lên. Chúng ta có thể thấy rằng, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1982- 1995 (44%) – gia tăng vượt bậc so với con số chi 6% giai đoạn 1970-1982. Tóm lại, Hàn Quốc đã cho thấy sự đúng đắn khi sớm đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ bởi đến một thời điểm nào đó, khi các nhân tố đầu vào như lao động và vốn không còn là lợi thế so sánh của quốc gia đó nữa thì sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật hay năng suất các nhân tố tổng hợp sẽ chính là yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Một số bài học rút ra
Qua nghiên cứu kinh nghiệm vượt bẫy thu nhập trung bình của Hàn Quốc, có thể rút ra những bài học sau:
Thứ nhất, vai trò của nhà nước trong việc điều tiết và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là không thể thiếu. Mặc dù mức độ can thiệp của chính phủ như thế nào đang còn là một dấu hỏi lớn và không giống nhau ở mỗi nước, song trường hợp của Hàn Quốc cho thấy vai trò quan trọng của chính phủ đối với thành công của nền kinh tế. Có thể nói, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những đườnglối chính sách hết sức thích hợp, đúng mức và đúng thời điểm. Bài học rút ra là các chính phủ nên có một tầm nhìn dài hạn, thiết lập mục tiêu rõ ràng và theo đuổi đến cùng những mục tiêu đó. Các chính sách đưa ra phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên năng lực sẵn có hay lợi thế so sánh của quốc gia và điều chỉnh sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế cũng như bối cảnh kinh tế quốc tế. Khi nhận thấy những bất cập và thất bại, chính phủ cần rút ra bài học và nhanh chóng đưa ra sự chuyển đổi cần thiết. Vai trò của chính phủ không nên lấn át hay hoàn toàn thay thế cho thị trường mà cần bổ sung và tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận hành của thị trường, đi từ can thiệp trực tiếp trong thời kỳ đầu phát triển tiến tới tự do hóa và sau đó là tự do hóa hoàn toàn. Ngoài các yếu tố trên, chính phủ cần đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô, công bằng xã hội, kết nối tốt với khu vực tư nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh. Tóm lại, để vượt bẫy thu nhập trung bình thành công, điều kiện tiên quyết là quốc gia đó cần một chính phủ có năng lực, có tầm nhìn dài hạn và có quyết tâm.
Thứ hai, để tránh bẫy thu nhập trung bình, các nước cần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, lựa chọn chính sách công nghiệp phù hợp với điểu kiện của quốc gia và bối cảnh kinh tế quốc tế. Rõ ràng, chính sách công nghiệp định hướng xuất khẩu đã tỏ ra khá hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không chỉ trong trường hợp của Hàn Quốc mà còn ở nhiều quổc gia khác. Điểm đáng chú ý là ở chỗ Hàn Quốc đã theo đuổi chính sách này ngay từ những năm đầu phát triển và chuyển đổi cơ cấu khá hợp lý khi đi từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp nặng và sau đó hướng đến phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, nói cách khác là đi từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Chính phủ Hàn Quốc cũng cho thấy năng lực của họ trong việc lựa chọn, tập trung nguồn lực để thúc đẩy những ngành công nghiệp mũi nhọn và chuyển hướng chính sách đúng thời điểm khi nhận ra những bất cập trong quá trình phát triển. Bài học rút ra là: các quốc gia nên khai thác tối đa lợi thế so sánh trong nước để tiến hành công nghiệp hoá, song cần có điều chỉnh theo hướng gia tăng chất lượng và giảm về số lượng. Các quốc gia cần phải cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng khi lựa chọn các ngành công nghiệp mũi nhọn và nên dựa trên những tiêu chuẩn như tính liên kết ngược và xuôi giữa các ngành, đóng góp tới tăng trưởng kinh tế, chi phí cơ hội, và bối cảnh quốc tế sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Chính sách công nghiệp cũng nên được hoạch định trong dài hạn để có thể có sự chuẩn bị về nguồn vốn, nhân lực và cơ sở hạ tầng tốt hơn.
Thứ ba, đầu tư cho giáo dục và khoa học công nghệ có ý nghĩa lớn đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu trường hợp Hàn Quốc cho thấy, nhờ có sự chú trọng phát triển giáo dục từ rất sớm và đầu tư lớn cho khoa học công nghệ, nước này nhanh chóng xây dựng được một nền kinh tế có tính độc lập tự chủ cao, đủ năng lực để chuyển dịch nền kinh tế từ các ngành có giá trị gia tăng thấp sang các ngành có giá trị gia tăng cao. Khi nền kinh tế càng phát triển thì những lợi thế về lao động và vốn sẽ mất dần đi, lúc này nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với tiến bộ khoa học công nghệ sẽ là những nhân tố giúp nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Điểm nổi bật trong việc hoạch định chính sách giáo dục và khoa học công nghệ của Hàn Quốc là chính phủ sử dụng cách tiếp cận thực tiễn và từng bước theo từng giai đoạn phát triển kinh tế và điều này đã cho thấy hiệu quả cao. Cách tiếp cận từng bước ở đây được thể hiện ở chỗ, chính phủ tạo dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng trong những năm đầu; sau đó thì hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục và thúc đẩy đổi mới. Qua sự phát triển của Hàn Quốc cũng có thể thấy rằng, giáo dục và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tương hỗ và thúc đẩy lẫn nhau. Giáo dục giúp tạo ra một lực lượng lao động có tri thức, từ đó nâng cao năng suất lao động và tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nền kinh tế càng phát triển càng đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ cao có thể tiếp thu và áp dụng những tri thức mới, kỹ thuật mới, qua đó thúc đẩy giáo dục phát triển. Bài học rút ra ở đây là: Đầu tư vào giáo dục và đổi mới nên là những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của chính phủ và không được chậm trễ. Chính phủ cần khuyến khích và phối hợp với khu vực tư nhân để đầu tư nhiều hơn và hiệu quả hơn vào những lĩnh vực này. Các chính sách giáo dục và khoa học công nghệ nên gắn với nhau và gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Thứ tư, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao cùng với sử dụng von đầu tư một cách hiệu quả đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế. Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trường kinh tế là không thể phủ nhận. Tuy nhiên sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh gây lãng phí nguồn lực là điều không phải quốc gia nào cũng làm được. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, việc thực hiện chính sách khắc khổ nhằm gia tăng tỷ lệ tiết kiệm, thậm chí là hy sinh phúc lợi xã hội đôi khi là cần thiết để cung cấp nguồn vốn cho phát triển trong những thời kỳ đầu. Đặc biệt là, việc đầu tư nên được thực hiện có trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải và điều chỉnh theo chiến lược kinh tế của quốc gia. Chính phủ nên khai thác tối đa các nguồn vốn và phân bổ vào các ngành, lĩnh vực được ưu tiên, đồng thời giám sát hoạt động và thúc đẩy các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đặt ra.
Ngoài những bài học nêu trên thì những yếu tố khác như việc theo đuổi một chiến lược tăng trưởng không cân bằng song vẫn đảm bảo sự bình đẳng trong phân phối thu nhập, một chính phủ trong sạch, vững mạnh, giảm thiểu tham nhũng hay sự kết nối tốt giữa chính phủ và khu vực tư nhân,… cũng góp phần rất lớn vào thành công của nền kinh tế Hàn Quốc./.
(Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8/2017)
Thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc (Phần 1) - Toàn cảnh kinh tế - ..:: logisticsvn.com ::..
(Vietnam Logistics Review) Trong quá trình phát triển, Hàn Quốc đã thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhiều chính sách về kinh tế, xã hội. Điều này đã giúp Hàn Quốc trở thành một trong số ít các quốc gia thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và trở thành một nước phát triển. Các kinh nghiệm này thực sự là bài học có giá trị đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay.www.vlr.vn
(Vietnam Logistics Review) Trong quá trình phát triển, Hàn Quốc đã thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhiều chính sách về kinh tế, xã hội. Điều này đã giúp Hàn Quốc trở thành một trong số ít các quốc gia thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và trở thành một nước phát triển. Các kinh nghiệm này thực sự là bài học có giá trị đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay.www.vlr.vn
Thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc (Phần 2) - Toàn cảnh kinh tế - ..:: logisticsvn.com ::..
(Vietnam Logistics Review) Bên cạnh hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô và sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân, chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cũng là những yếu tố cần thiết giúp Hàn Quốc trở thành nước phát triển. Đây là những kinh nghiệm thực tiễn cần thiết để Việt Nam học hỏi.www.vlr.vn
(Vietnam Logistics Review) Bên cạnh hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô và sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân, chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cũng là những yếu tố cần thiết giúp Hàn Quốc trở thành nước phát triển. Đây là những kinh nghiệm thực tiễn cần thiết để Việt Nam học hỏi.www.vlr.vn
Thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc (Phần 1)
Trong quá trình phát triển, Hàn Quốc đã thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhiều chính sách về kinh tế, xã hội. Điều này đã giúp Hàn Quốc trở thành một trong số ít các quốc gia thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và trở thành một nước phát triển. Các kinh nghiệm này thực sự là bài học có giá trị đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Khái niệm “Bẫy thu nhập trung bình” lần đầu tiên được Indermit Gill và Homi Kharas, chuyên gia về kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra để chỉ tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế xuất hiện tại những nước đang phát triển ở Đông Á, khiến cho những nước này sau một thời gian tăng trưởng với tốc độ cao đã vươn lên đạt đến mức thu nhập trung bình thì không thể trở thành nước có thu nhập cao trong nhiều thập kỷ sau đó do tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm (Gill và Kharas, 2007). Do vậy, việc thoát khỏi Bẫy thu nhập trung bình có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên con đường phát triển. Bài viết này đề cập đến kinh nghiệm của Hàn Quốc, một trong số ít các quốc gia đã làm được điều này, là cơ sở để vận dụng triển khai tại Việt Nam.

Hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô
Nhiệm vụ quan trọng nhất của các chính sách kinh tế vĩ mô tại Hàn Quốc những năm 1980 là vực dậy nền kinh tế đất nước sau thời kỳ khủng hoảng cuối những năm 70 do nhiều nguyên nhân: cuộc khủng hoảng giá dầu lần hai làm xấu đi cán cân thương mại và cán cân thanh toán, lãi suất tăng làm gánh nặng nợ tăng, mất mùa năm 1980 và biến cố chính trị gây tâm lý hoang mang... Chính phủ Hàn Quốc phải tìm cách giảm tỷ lệ lạm phát cao quá mức kiểm soát (26% năm 1978), cán cân thanh toán thâm hụt, xuất khẩu sụt giảm mạnh, sự phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn và bất bình đẳng thu nhập...
![]() | Năm 1980, Hàn Quốc có 54 doanh nghiệp có phòng thí nghiệm thì năm 1995 số lượng này tăng lên đến 2.260 doanh nghiệp. Trong đó, hơn hai phần ba cơ sở R&D thuộc về các SME. | ![]() |
Chính phủ mới giai đoạn này đã đề ra các chính sách ổn định kinh tế: chính sách tài khóa thắt chặt, chính sách tiền công và chính sách tài chính - tín dụng. Cụ thể, các khoản chi tiêu công bị cắt giảm, bộ máy chính quyền cồng kềnh được tái cấu trúc trở nên gọn nhẹ, nhiều khoản trợ cấp bị cắt bỏ, các khoản đầu tư cho những dự án của chính phủ bị cắt giảm, những doanh nghiệp nhà nước được tái cơ cấu để giảm vai trò của nhà nước. Những năm 1970, Hàn Quốc cũng gặp phải thực trạng năng lực cạnh tranh quốc gia bị bào mòn do tiền công tăng cao hơn năng suất lao động. Để khắc phục vấn đề này, các chính sách ổn định kinh tế những năm 1980 đã can thiệp nhiều hơn vào việc quyết định và kiểm soát mức tiền công, đồng thời ngăn chặn các phản ứng đòi tăng lương của công đoàn và các bên liên quan khác. Các doanh nghiệp tư nhân (DNTN), đặc biệt là các tập đoàn lớn của Hàn Quốc giai đoạn này đã bộc lộ những yếu kém trong cấu trúc tài chính của mình. Chính sách tài chính và tín dụng đã hỗ trợ các doanh nghiệp này về tài chính, đồng thời cứu trợ các tập đoàn có nguy cơ phá sản. Ngoài ra, chính sách ổn định còn bao gồm mở cửa nền kinh tế, dỡ bỏ hàng rào nhập khẩu và giảm mức độ kiểm soát của chính phủ lên các ngân hàng thương mại.

Chính sách ổn định kinh tế của Hàn Quốc đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát và phục hồi tốc độ tăng trưởng. Trong giai đoạn 1982 - 1986, chính phủ nước này đã nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, mở rộng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, thông tin liên lạc ở các vùng nông thôn kém phát triển và đẩy mạnh cơ giới hóa nền nông nghiệp. Tuy thực hiện chính sách mở cửa và tự do hóa, nhưng Hàn Quốc vẫn duy trì cơ chế bảo hộ gắt gao nền nông nghiệp trong nước. Nền công nghiệp cũng được đầu tư phát triển mạnh khi chính phủ nước này ban hành các chính sách thúc đẩy sản xuất trong nước theo hướng xuất khẩu, thâm dụng vốn, giá trị gia tăng cao và có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao. Trong khi đó những ngành công nghiệp nặng như sản xuất ô tô và đóng tàu vẫn được duy trì. Sự hỗ trợ của chính phủ dành cho các chaebol (các tập đoàn kinh tế gia đình) cũng giảm dần, thay vào đó là chính sách tái phân phối thu nhập và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), thông qua việc thành lập Cơ quan quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Business Administration - SMBA).
Sự năng động của khu vực tư nhân
Các DNTN của Hàn Quốc gồm hai bộ phận chính đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước: các doanh nghiệp lớn (LE) hay còn gọi là chaebol và các SME. Trước năm 1980 cho đến năm 1985, các chaebol đã chi phối nền kinh tế, đóng góp 49% vào GDP, 24% tổng doanh số, 18% lao động khu vực sản xuất, và hơn một nửa kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù mô hình kinh doanh của chaebol có nhiều nhược điểm và kém linh hoạt, không quay vòng vốn nhanh như SME, song các chaebol đã và đang tiếp tục là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc với kinh nghiệm quản lý lâu dài, lợi thế theo quy mô, sức mạnh thương hiệu và năng lực cạnh tranh quốc tế.

Đến giữa những năm 1980, các chính sách ưu tiên cho LE đã dẫn đến sự mất cân bằng và hạn chế của các doanh nghiệp này, chủ yếu là do quá trình mở rộng đầu tư không hiệu quả, xuất khẩu giảm, cấu trúc vốn bất hợp lý và những khoản nợ lớn không thể trả, dẫn đến hàng loạt các chaebol bị phá sản như Kukje, Daewoo... Nhận thấy thực trạng này, chính phủ đã chuyển hướng tập trung hỗ trợ các SME. Có thể nói động lực chính tạo nên tăng trưởng của khối DNTN nói riêng và nền kinh tế Hàn Quốc nói chung trong giai đoạn 1980 - 1995 là các LE, song các SME mới được xem là nguồn lực mới trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước. SME đã đóng vai trò quan trọng trong tuyển dụng việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới công nghệ và cải tiến chất lượng sản phẩm. Năm 1999, tất cả các SME có quy mô từ 1 đến 299 nhân viên đã chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp mới thành lập. Các công ty này tuyển dụng 81,9% tổng số lao động. Trong ngành sản xuất, tỷ lệ SME chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp và 74,3% tổng số lao động. SME đóng góp 50% giá trị gia tăng tại Hàn Quốc.
![]() | Để chuẩn bị cho quá trình nội lực hóa năng lực R&D của mình, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã thực hiện tiếp thu công nghệ từ nước ngoài từ những năm 1960, thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ với Mỹ và Nhật Bản, tổng cộng 2.281 hợp đồng trong giai đoạn 1962 - 1980 để đổi lấy ưu đãi trong thương mại, nhà máy và trang thiết bị từ Hàn Quốc. | ![]() |
Đầu những năm 1980, các DNTN Hàn Quốc đã tương đối phát triển và chú trọng đến việc nâng cao năng lực R&D (nghiên cứu & phát triển) riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các hoạt động và thành tựu R&D của khu vực tư nhân tăng mạnh và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các hoạt động R&D của toàn xã hội. Các công ty đầu tư mạnh cho những phòng thí nghiệm phát triển sản phẩm. Đối tượng được ưu tiên hàng đầu là các sản phẩm điện tử gia dụng, các chip bán dẫn và điện thoại di động... Năm 1980, có 54 doanh nghiệp có phòng thí nghiệm thì năm 1995 số lượng này tăng lên đến 2.260 doanh nghiệp. Trong đó, hơn hai phần ba cơ sở R&D thuộc về các SME. Để chuẩn bị cho quá trình nội lực hóa năng lực R&D của mình, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã thực hiện tiếp thu công nghệ từ nước ngoài từ những năm 1960, thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ với Mỹ và Nhật Bản, tổng cộng 2.281 hợp đồng trong giai đoạn 1962 - 1980 để đổi lấy ưu đãi trong thương mại, nhà máy và trang thiết bị từ Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước này cũng cử các nhà nghiên cứu ra nước ngoài để học hỏi công nghệ hiện đại. Nhờ đó, khả năng sáng chế của doanh nghiệp trong nước đã tăng nhanh, nhất là ở các tập đoàn lớn. Đến năm 2004, công ty Samsung Electronics đã được văn phòng phát minh và sáng chế của Mỹ cấp 1.604 bằng sáng chế, đứng thứ sáu toàn cầu.
(Còn tiếp)
TS. Nguyễn Tiến Hoàng & Bùi Thị Phương Anh
Thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc (Phần 2)
Bên cạnh hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô và sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân, chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cũng là những yếu tố cần thiết giúp Hàn Quốc trở thành nước phát triển. Đây là những kinh nghiệm thực tiễn cần thiết để Việt Nam học hỏi.
Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong giai đoạn 1980 - 1995 đã không ngừng được nâng cao. Ở nước này, tỷ lệ nhập học giáo dục bậc cao sau trung học phổ thông tăng gấp đôi trong vòng 5 năm từ 14,7% năm 1980 lên đến 34,1% năm 1985, vượt xa tỷ lệ này ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình khác. Giai đoạn 1986 - 1990, số lượng sinh viên đại học tăng gấp đôi. Sự gia tăng trình độ học vấn của lao động Hàn Quốc được thể hiện trong sơ đồ 1.
Sơ đồ 1: Tỷ lệ lao động phân theo trình độ học vấn của Hàn Quốc giai đoạn 1980 - 1995

(Nguồn: McKinsey Seoul Office, 1998, Productivity-led Growth for Korea)
Trình độ lao động công nghiệp của Hàn Quốc cũng thể hiện ở tỷ lệ các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật cao hơn so với tỷ lệ sinh viên ngành khoa học xã hội. Trong khi ở các nước có thu nhập trung bình khác, tỷ lệ sinh viên kỹ thuật thấp hơn. Theo số liệu của UNESCO (2011), năm 1999, Hàn Quốc có 35% sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật và 21% tốt nghiệp ngành khoa học xã hội. Trong khi năm 2008, tỷ lệ đó ở Malaysia lần lượt là 25% và 33%, Thái Lan là 9% và 42%, Indonesia là 16% và 38%.
Giáo dục bậc cao có tầm quan trọng to lớn với sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của Hàn Quốc. Dù là một đất nước xem trọng bằng cấp và dành nhiều ưu tiên cho các ứng viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, nhưng bên cạnh đó giáo dục nghề cũng rất được quan tâm và người lao động được đào tạo qua các trường dạy nghề luôn chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động, khoảng 38% - 41%. Đây là bộ phận đóng vai trò quyết định trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế công nghiệp hóa những năm 1970 - 1980, trong việc phát triển các ngành công nghiệp nặng thâm dụng vốn và đòi hỏi nguồn lao động công nghiệp có trình độ kỹ thuật. Giai đoạn 1980 - 1995, bộ phận đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng của nền kinh tế chuyển sang các lao động có trình độ cao hơn, được đào tạo chuyên sâu hơn để thúc đẩy các ngành điện tử, công nghệ cao phát triển.
Đặc biệt, trong giai đoạn thu nhập trung bình, Hàn Quốc đã xây dựng thành công hệ thống các chương trình đào tạo nghề và kỹ thuật (Technical and vocational education and training - TVET). Ngoài số lượng lớn các trường dạy nghề, trung cấp kỹ thuật, đại học, nước này còn có những trung tâm đào tạo việc làm do Bộ Lao động thành lập. Ngành huấn luyện và phát triển kỹ năng của các DNTN cũng rất phát triển.
Trình độ khoa học công nghệ
Hàn Quốc có nền KHCN hiện đại và phát triển, với số lượng các bằng sáng chế rất cao so với khu vực và trên thế giới. Bảng số liệu sau đưa ra số lượng các bằng phát minh sáng chế của Hàn Quốc được cấp bởi Hoa Kỳ từ năm 1980 - 1995.
Theo số liệu của WIPO (2000), đến trước năm 2000, Hàn Quốc đứng thứ năm trên thế giới về tổng số lượng bằng phát minh sáng chế, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản, Đức và Đài Loan.
Các phát minh sáng chế chủ yếu thuộc lĩnh vực điện tử, ICT, phần mềm, chip bán dẫn...

Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng mạnh mẽ từ những năm 1980 là nhờ sự chuyển dịch sang các mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao được hỗ trợ bởi hoạt động nghiên cứu khoa học trong nước. KHCN tạo điều kiện đổi mới trang thiết bị, tự động hóa quy trình sản xuất, và phát triển các sản phẩm công nghệ cao. KHCN đưa nền công nghiệp trong nước chuyển dịch từ những ngành thâm dụng sức lao động những năm 1960 - 1970 sang những ngành thâm dụng vốn và công nghiệp nặng giai đoạn 1980 - 1990, và tiếp đó là các ngành công nghệ cao ICT. KHCN gia tăng nội lực sản xuất và lợi thế tương đối của quốc gia, đưa nền kinh tế lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Từ một nước nhập khẩu công nghệ và sản xuất hàng loạt, Hàn Quốc đã trở thành nước chuyển giao công nghệ cho các nước đi sau, mở rộng quy mô nhà máy ở các nước này và xuất khẩu những sản phẩm hoàn chỉnh có hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng cao đi khắp nơi trên thế giới.
Các DNTN và chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy nền KHCN trong nước phát triển. Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác với nước ngoài chuyển giao công nghệ, thành lập và đầu tư cho các viện nghiên cứu (Research Institution - RI) tư nhân. Trong số các bằng sáng chế được cấp, tỷ lệ bằng sáng chế do bộ phận R&D của các DNTN đăng ký tăng cao và đạt 75% vào năm 1986. Chính phủ đã thành lập những RI quốc gia như Viện khoa học và công nghệ Hàn Quốc (Korea Institute of Science and Technology - KIST) năm 1969, các trung tâm hỗ trợ hợp tác phát triển cụm KHCN như “thung lũng Tehran” năm 1997. Chính phủ đã gia tăng đáng kể mức độ và phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước này. Năm 1986, Đạo luật bản quyền (Copyright Act) được sửa đổi bổ sung để đáp ứng những mối quan tâm về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Khoa học công nghệ giúp Hàn Quốc từ một nước nhập khẩu công nghệ và sản xuất hàng loạt, trở thành nước chuyển giao công nghệ cho các nước đi sau, mở rộng quy mô nhà máy ở các nước này và xuất khẩu những sản phẩm hoàn chỉnh có hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng cao đi khắp nơi trên thế giới. |
Cả nước đầu tư mạnh mẽ cho R&D. Từ giữa những năm 1990, tỷ lệ GDP đầu tư cho R&D của Hàn Quốc đã đạt trên 2%, trong đó hoạt động R&D của các DNTN đạt 80% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó tại các nước khác có thu nhập tương đương với Hàn Quốc tại thời điểm này, tỷ lệ R&D/GDP chỉ đạt dưới 0,7%. Hai bộ phận quan trọng nhất tạo nên những thành tựu KHCN của Hàn Quốc là các RI và các trường đại học, hoạt động với nhiệm vụ khác nhau. Trong khi RI thực hiện các đề tài nghiên cứu theo yêu cầu của chính phủ và các doanh nghiệp, thì các trường đại học là nơi đào tào các nhà khoa học làm việc tại RI trong tương lai.
TS. Nguyễn Tiến Hoàng & Bùi Thị Phương Anh

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất