Làm vườn thuận tự nhiên có một nguyên tắc cơ bản: không cày xới đất. Vậy làm thế nào để thực hiện điều này? Anh Lão Rơm đã chia sẻ kinh nghiệm của mình. Veque đã xin phép anh biên tập lại và chia sẻ cùng bạn đọc.
Thành quả sau 1 năm về vườn của tác giả Lão Rơm.
Thành quả sau 1 năm về vườn của tác giả Lão Rơm.

Xới đất chỉ là bất đắc dĩ

Đôi lúc thấy khâm phục và ngưỡng mộ các anh chị có thể để vườn trong 1, 2 năm làm gì cả để khu vườn tự làm việc của nó. Đó là cách tốt nhất để cải tạo đất và cân bằng hệ sinh thái trong khu vườn một cách bền vững. Nhưng đi cùng với nó thì chủ khu vườn cũng cần phải chuẩn bị một tinh thần kiên định, một kế hoạch dài hơi (ngay cả trước khi về vườn) cũng như một nguồn tài chính rủng rỉnh và duy trì đều đặn.

Vườn nhà tôi phần lớn là phải tác động cày xới vì đất đã quá chai cứng, đến cỏ còn mọc được lác đác vài khóm. Nhiều chỗ bị trũng thấp, mùa lũ nước ngập tới nên lại bị đổ thêm đất đỏ múc ở đồi lấp lên nên lại càng thiếu chất, gặp nắng là bề bặt khô như rang.

Nhưng cũng thật may mắn vì trong vườn cũng có vài chỗ khi về ở đã thấy cỏ mọc um tùm và rất đa dạng, tuy đất có hơi cứng một chút nhưng những vị trí này vẫn có thể cải tạo được mà không cần xới đất.

Trước tiên tôi xác định chức năng khu vực này là khu vực đổ rác sinh hoạt (rác hữu cơ) do ở gần bếp và khu sân giếng. Tôi không hề cày xới đất hay làm cỏ, tất cả nó như thế nào ban đầu thì cứ để mặc vậy, rác sinh hoạt tôi đổ rải ra khắp khu vực này, bên dưới gốc cỏ. Rác đổ xuống được cỏ che chắn phía trên vừa không mất thẩm mĩ, vừa hạn chế mùi hôi và đặc biệt là cực kỳ nhanh mục do vi sinh vật phân hủy ở những khu vực này đã có sẵn và phát triển mạnh.

Tôi không phẩn đối việc ngâm ủ phân, rác sinh hoạt trong thùng chậu. Vì nó thực tế cũng rất hiệu quả và nhiều hộ gia đình không có nhiều khu vực để đổ rác hay như ở thành phố, trồng cây trên sân thượng thì phải làm vậy rồi... Và công nhận là làm mấy cái đó mất công thật.

Sau đó tôi tiến hành xác định các vị trí và trồng cây vượt tán (ở đây tôi trồng 2 cây cau và 1 cây keo), cây ăn quả (1 cây xoài và 1 cây ổi). Khi trồng thì cũng nên đào hố rộng một chút rồi cho chúng nó ít phân chuồng, lá cây mục rồi một chút phân lân (một chút thôi) để hỗ trợ chúng nó hồi phục sớm, để chúng nó nảy lộc và bắn rễ khỏe giai đoạn đầu đã rồi "kệ mặc chúng nó sau". 

Đừng bắt chúng nó chống chọi với sóng gió quá khi mà tất cả mới chỉ là bắt đầu trồng 3 cây hỏng 2 là mình cũng hỏng luôn, tiền đâu mà mua thêm cây mới, mà lại lãng phí thời gian nữa.
Mô hình vườn thuận tự nhiên của Lão Rơm.
Mô hình vườn thuận tự nhiên của Lão Rơm.

Cần... quy hoạch cỏ dại

Tiếp theo là bước "quy hoạch cỏ". Cỏ để mọc tùm lum tứa lưa cũng không ổn, ta phải điều tiết làm sao để chúng vừa vẫn có thể sống, duy trì nòi giống, nhưng lại không làm ảnh hưởng quá nhiều đến ánh sáng và chất dinh dưỡng của cây.

Việc này tôi áp dụng khá nhiều cách cùng một lúc như:Cắt cỏ già rồi tấp ủ tại chỗ hoặc quanh gốc cây.Bổ sung lá cây, thân cây từ bên ngoài vào che phủ (ở đây tôi dùng cây ngô và lá chuối, sau này thì có thêm thân cây đậu xăng và một vài loại có sẵn khác nữa).Trồng thêm các loại cây mọc lan và lá to như cây bí, khoai môn để chúng át bớt sự phát triển của một vài loại cỏ bám và lan thấp dưới bề mặt đất...Trồng cây bản địa họ đậu mà tán cao hay nhiều sách gọi là cây tiên phong (ở đây tôi chọn cây đậu xăng) để trong một thời gian ngắn chúng phát triển thật nhanh, vượt tán cỏ, hạn chế ánh sáng lùa xuống dưới, kết hợp với che phủ phía dưới nữa thì cỏ ắt sẽ yếu dần đi...Nhiều nơi tôi thấy người ta che bằng bìa caton rồi phủ bạt, nilong lên cỏ rồi chờ 1,2 tháng cho cỏ chết hẳn. Cách này tôi thấy nó không được hay ho cho lắm.Tiếp theo nữa, chờ cho mọi thứ đã trồng hồi phục và phá triển tiếp rồi tôi tiến hành xen các cây bụi tầm thấp, cây rau, cây gia vị, các cây lấy củ, các cây chịu bóng tốt... Ở đây tôi chọn riềng, sả, cá chua, gừng, cần tây, húng quế, húng gai, rau răm... nhiều vô kể. Cứ vị trí nào còn trồng là trồng vào, đừng ngại nó không phù hợp, cứ trồng đi, thiên nhiên nhiều điều bất ngờ lắm, với lại mấy giống này nó cũng rẻ mà.
Cỏ, rau mọc xen kẽ.
Cỏ, rau mọc xen kẽ.

Học cách rắc hạt giống theo mùa

Tiếp nữa là rắc hạt. Các loại cây có thể rắc hạt như rau cải, rau mùi, rau đay, mồng tơi... tôi ném tung tóe lên, cây nào có duyên với vị trí nó rơi xuống mà nẩy mầm được thì tôi để nguyên vậy. Một khi nó nảy được ắt là nó cảm nhận được vị trí đó nó có thể tồn tại vậy thì mình cứ để cho nó quyết định cuộc sống của nó chứ!

Lưu ý là việc chọn các loại hạt để rắc thì nên cân nhắc theo mùa vụ các bác nhé, mùa nào thì cây đấy thì mới hiệu quả được.

Kế đến là công đoạn xen các loại thân leo. Ở đây tôi trồng cà chua, su su, chanh dây và mọt vài loại đỗ thân leo (đỗ thì thu hoạch vụ trước mất rồi, nên giờ không có trong ảnh nữa). Leo như nào thì các bác xem ảnh là rõ ạ.

Tôi kết hợp việc làm giàn vừa để tạo bóng mát cho sân giếng (khu vực tôi lát gạch đỏ ngoàn nghèo đó ạ, chỗ này là vị trí tắm lộ thiên và thi thoảng uống cà phê tập thể dục nên cần kín đáo và mát mẻ một chút :: ). Phần còn lại tôi cho chúng leo lên các cây đậu xăng luôn.

Mời bạn theo dõi trên Veque.com.vn nhé!