Một bộ phim được tạo ra từ những phân đoạn, phân đoạn được tạo thành từ những cảnh phim và mỗi cảnh phim lại được tạo nên từ khung cảnh. Cùng một kịch bản nhưng nếu đạo diễn biết cách điều chỉnh kích cỡ khung cảnh một cách hợp lý thì sẽ tạo ra những cảm nhận khác nhau cho người xem
Vậy cỡ cảnh là gì. Cỡ cảnh là phần bối cảnh hoặc chủ thể được phơi bày trong một khung hình của video, ảnh, hoặc hoạt hình. Vì vậy, cỡ cảnh là phạm vi và kích thước của cảnh. Có vô số loại cỡ cảnh và ý nghĩa sử dụng khác nhau. Về cơ bản sẽ có 3 loại cảnh chính là: toàn cảnh, trung cảnh và cận cảnh

1. Toàn cảnh

Toàn cảnh cho ta thấy toàn bộ nhân vật và môi trường xung quanh, trong đó chủ thể sẽ được lấy đủ từ đầu tới chân. Cảnh quay toàn sẽ cho người xem biết nhân vật đang ở đâu, khi nào, với ai, mặc trang phục gì, giới tính của nhân vật, ... Cho người xem cảm nhận về khung cảnhvà mối quan hệ giữa khung cảnh với các nhân vật trong đó. Cảnh toàn thường được dùng trong những khoảnh khắc bắt đầu hoặc kết thúc của 1 bộ phim.
Léon (1994)
Léon (1994)
Cảnh quay cực rộng (Extreme Long Shot): là một loại toàn cảnh đặc biệt. Cảnh quay cực rộng thường được sử dụng khi quay ở ngoài trời, miêu tả quang cảnh, không gian lớn như: khu đô thị, vùng ngoại ô, vùng nông thôn, vùng núi,… Khi quay loại cảnh này, máy quay thường phải đặt ở một nơi rất cao hoặc đặttrên máy bay chuyên dụng. Con người xuất hiện trong loại cảnh quay này thường không rõ ràng hoặc thậm chí là không có. Extreme long shot có vai trò là một cảnh thiết lập vị trí, bối cảnh cho câu chuyện
Cảnh quay rộng (Long shot): là một loại cảnh toàn đặc biệt. Trong cảnh quay sẽ cho ta biết nhân vật đang ở đâu, khi nào. Con người xuất hiện nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ trong khung hình, nếu có chuyển động thì sẽ cho ta biết chuyển động chung như: đang chạy, đang vẽ, đang ngồi, ...
Cảnh toàn (Wide shot): đúng như tên gọi của nó, khi quay cảnh toàn, toàn bộ cơ thể của nhân vật sẽ nằm trong khung hình. Cảnh quay toàn sẽ cho khán giả biết nhân vật đang ở đâu, đang làm gì và mối quan hệ của nhân vật với khung cảnh đó

2. Cảnh trung (Medium Shot)

Khác với cảnh toàn khi nhân vật được lấy từ đầu tới chân, cảnh trung sẽ quay nhân vật từ đầu gối trở lên. Trong các cảnh này, nhân vật chiếm phần lớn khung hình và các hành động là rõ ràng. Người xem sẽ thấy ngoại hình của nhân vật và một phần biểu cảm của nhân vật. Trung cảnh thường được sử dụng trong các cảnh hội thoại giữa các nhân vật trong phim
Trung cảnh hẹp (Medium Close-up shot): khung hình sẽ cắt nhân vật ở phía trên của khuỷu tay, lấy từ cúc áo thứ 2 trở lên trên. Trong cảnh quay này, những biểu cảm của khuôn mặt của nhân vật là rõ ràng hơn về hướng nhìn, cảm xúc, kiểu tóc, màu tóc, có trang điểm hay không…
Đây là một trong những loại cảnh quay phổ biến nhất trong làm phim, bởi nó cung cấp rất nhiều thông tin về nhân vật khi họ nói, nghe, hoặc thực hiện mộthành động liên quan đến phần trên của cơ thể hoặc những chuyển động của phần đầu.

3.Cận cảnh (Close-up)

Cảnh cận (Close-up) là một loại khung cảnh vô cùng phổ biến. Trong khung hình xuất hiện chủ yếu là phần đầu của nhân vật và một phần vai. Ở cảnh cận, người xem sẽ có một cái nhìn cụ thể vào gương mặt của nhân vật, qua đó có thể biết được những tâm trạng, phản ứng và biểu hiện trên khuôn mặt nhân vật. Cận cảnh có tác động lớn đến cảm xúc của khán giả. Chính vì thế nên ta thường bắt gặp phân cảnh này trong hầu hết các cảnh cảm động của bộ phim.
Cảnh đặc tả (Extreme close-up): Là phiên bản gần hơn của cảnh đặc tả. Để nhấn mạnh cảm xúc mạnh hơn, các đạo diễn sẽ sử dụng cảnh đặc tả. Thứ được đặc tả có thể là đôi mắt, bờ môi hay bất cứ chi tiết nào ở nhân vật. Trong cảnh đặc tả, do khung hình bị đưa lại quá gần nên sẽ tạo ra cảm giác chật chội, khó chịu cho người xem do đó đẩy sự kịch tính lên cao.
Bài viết được tham khảo từ các bài báo và nhiều nguồn khác
mih_lumiére