Gần đây, mình được xem bộ phim ngắn do BBC phát hành dựa trên cuốn sách cùng tên “ the boy, the mole, the fox and the hores” tạm dịch “ cậu bé, chuột chũi, cáo, và ngựa”. Trong bộ phim cậu bé như đại diện cho người người đang rơi vào khủng hoảng hiện sinh (Existential crisis) đang vật lộn với những lo lắng về sự tồn tại, ý nghĩa cuộc đời. Trên thực tế, con người trải qua khủng hoảng hiện sinh trong một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Có người sẽ rơi vào khủng hoảng hiện sinh khi còn trẻ, có người sẽ rơi vào lúc tuổi tứ tuần, có người về già với trải qua cảm xúc này. Bài viết này mình sẽ dựa vào những điều bản thân đã đọc, tìm hiểu kĩ và đã trải qua để đem đến cho các bạn đầy đủ về khái niệm, biểu hiện, lý do và biện pháp hỗ trợ vượt qua khủng hoảng hiện sinh.

KHỦNG HOẢNG HIỆN SINH ?

Cuộc đời mỗi người đều trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những lúc thăng trầm khác nhau. Và có những lúc chúng ta cảm thấy bản thân rơi xuống một hố sâu khủng hoảng và hoang mang về cuộc đời. Thuật ngữ khủng hoảng hiện sinh được sử dụng vào những năm 1930 khi nói về nỗi lo lắng, sợ hãi của người Do Thái khi Hitle ban hành và thi hành chính sách tàn bạo của chủ nghĩa Phát xít. Đến năm 1970, khủng hoảng hiện sinh được nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học bởi bác sĩ người Đức Erik Erikson bằng tên gọi Khủng hoảng danh tính. Khủng hoảng hiện sinh có liên quan đến chủ Chủ nghĩa hiện sinh- chủ nghĩa khám phá và nghiên cứu về bản chất của sự tồn tại.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Nói tóm lại khủng hoảng hiện sinh (Existential crisis) là cảm giác tiêu cực của một người khi lo lắng và bất an về ý nghĩa cuộc đời, mục đích sống. Điều này tạo thành vòng lặp khiến họ bất an và kiệt sức và không thể tìm ra được câu trả lời. Và cũng liên quan đến Chủ nghĩa hiện sinh mà họ cho rằng cuộc đời thật vô nghĩa, khi chết đi thì mọi chuyện cũng sẽ kết thúc. Khủng hoảng hiện sinh và trầm cảm dường như có mối liên hệ với nhau, nhưng trên thực tế chúng ta có thể phân biệt được thông qua khoảng thời gian và triệu chứng cụ thể. Ví dụ đối với khủng hoảng hiện sinh chúng ta có thể gặp trong cuộc đời một hoặc nhiều lần, nó sẽ như một sự đi xuống của tâm lý và tinh thần sau đó chúng ta nếu biết cách cân bằng lại, cuộc sống sẽ trở lại với chúng ta tương tự như một cuộc “ khủng hoảng kinh tế” có thể dự đoán và theo một chu kì không thể tránh khỏi, nếu muốn sự phát triển và tiến bộ hơn.

PHÂN LOẠI KHỦNG HOẢNG HIỆN SINH?

Khủng hoảng hiện sinh mang đến cho mỗi người những trải nghiệm khác nhau, hoặc có thể rơi vào nó hơn một lần với những lo lắng, bất an khác nhau. Nhưng quy chung thì đều là nhưng vấn đề liên quan đến đời người và sự tồn tại. Dưới đây là 5 loại khủng hoảng hiện sinh thường thấy:
Nguồn: scienceofpeople
Nguồn: scienceofpeople
Thứ nhất, khủng hoảng về tự do và trách nhiệm: Con người đều có quyền tự do làm mọi thứ nhưng đi kèm với tự do là chịu trách nhiệm với nhưng gì mình đã, đang và sẽ làm. Khủng hoảng về tự do chính là việc bạn ước mình có nhiều quyền tự do hơn để đưa ra lựa chọn, nhưng khi có thể đưa ra lựa chọn bạn lại phải sợ đối mặt với những tủi ro, và phải chịu trách nhiệm cho nên, ngay cả khi có tự do bạn lại cảm thấy sự thiếu quyết đoán và không hành động. Đôi khi cuộc đấu tranh giữa “ tự do” và “ trách nhiệm” còn liên quan đến “ lợi ích cá nhân” hay “ lợi ích cộng đồng”, chúng ta băn khoăn giữa những lựa chọn và sợ phải đối diện với kết quả ngoài mong muốn.
Thứ hai, khủng hoảng về ý nghĩa cuộc đời: Đó là việc bạn đặt ra những vấn đề như “ tại sao mình tồn tại?”, “ mình sống để làm gì?”, bạn cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhưng nếu không tìm được bản thân cảm thấy bất lực và cuộc đời thật vô nghĩa. Bạn cảm thấy bản thân vô định không còn động lực để tiến đến ngày mai. Nếu ngày mai có đến, đó cũng sẽ chỉ là một ngày quanh quẩn bên nỗi bất an về ý nghĩa về cuộc đời.
Thứ ba, khủng hoảng về cái chết : bạn rơi vào nỗi sợ về cái chết và cuộc sống trần thế. Tuổi già hoặc một căn bệnh có thể khiến bạn suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống và những gì xảy ra sau khi chết. Thông thường cuộc khủng hoảng này thường xảy ra những những người trung niên khi sức khỏe yếu đi và họ nhận thức rằng bản thân sắp đối mặt với điều đáng sợ nhất trong cuộc đời- cái chết. Họ sẽ hồi tưởng lại bản thân đã làm được gì và tưởng tượng những điều đáng sợ khi chết đi. Những lo âu này, lâu ngày cũng sẽ tạo nên sự khủng hoảng hiện sinh ở con người.
Thứ tư, khủng hoảng về sự kết nối và cô lập: Đối với loại khủng hoảng hiện sinh này, có thể bạn mất kết nối và cảm thấy cô đơn giữa đám đông. Bạn cảm thấy mình không thuộc về nơi này hay tệ hơn là cảm thấy “ lạc loài”, bạn ước rằng mình có thể bắt chuyện, có những kết nối bên ngoài chất lượng và có thể chia sẻ nhiều hơn. Hoặc khi bạn dành quá nhiều thời gian của mình cho các mối quan hệ bên ngoài, mà bỏ quên chính mình. Bạn bị “ ngợp thở” cần không gian một mình nhiều hơn để có thể quay về vỗ về và chăm sóc bản thân. Nhưng dù ở trong tình huống nào bạn cũng rơi vào sự do dự và không thể làm những điều mình muốn vì vòng lặp lo lắng và bất an vẫn cứ ở đó.
Thứ năm, khủng hoảng về cảm xúc, trải nghiệm, hiện thân: Điều này nói về việc, hằng ngày chúng ta phải mang nhiều bộ mặt cảm xúc để đối phó với đồng nghiệp, bạn bè, người thân. Chỉ khi ở một mình bạn mới cảm thấy thoải mái hơn một chút. Có thể đối với cuộc sống hiện đại nhiều áp lực và bản thân đang rơi vào trạng thái mệt mỏi nhưng vì nhiều lí do khách quan mà vẫn nở trên môi nụ cười xã giao. Bạn thi thoảng sẽ cố gắng né tránh cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách tạo ra những cảm xúc tích cực giả tạo thay vì đối mặt với những cảm xúc thật của mình.
Việc phải thay đổi cảm xúc không phải cảm xúc thật của mình, thật sự khiến sức khỏe tinh thần bị kiệt sức. Và điều tệ hơn là chính chúng ta còn không thể xác định được cảm xúc của mình là gì. Bởi chính sự khủng hoảng hiện sinh khiến tâm trí bạn trống rỗng và cảm thấy bản thân chỉ là một “ cái xác không hồn”.

RƠI VÀO KHỦNG HOẢNG HIỆN SINH ĐỪNG LO?

Các nhà tâm lý học đã phác thảo các thành phần cảm xúc, nhận thức và hành vi riêng biệt của một cuộc khủng hoảng hiện sinh. Phần cảm xúc có thể bao gồm những cảm giác như tuyệt vọng, bất lực, tội lỗi, sợ hãi, lo lắng và cô đơn. Phần nhận thức có thể bao gồm những suy nghĩ về sự thiếu ý nghĩa và mục đích, cái chết và sự thiếu quyết đoán. Phần hành vi có thể bao gồm không hành động, hành vi dẫn đến mất các mối quan hệ, hành vi gây nghiện và tìm kiếm một số loại trị liệu. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng hiện sinh. Đối với tất cả các loại khủng hoảng hiện sinh, bạn đều có thể thấy rằng câu hỏi liên quan sẽ mãi ở đó và cảm giác không thể thoát khỏi nó trừ khi tìm ra câu trả lời.
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Gặp khó khăn trong việc đưa ra những quyết định. Việc này không đồng nghĩa với tính cách của bạn, mà nó chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nào đó trong cuộc đời khiến bạn cảm thấy việc đưa ra quyết định cuối cùng thật khó khăn hơn bình thường. Bạn phân vân, thiếu quyết đoán vì những suy nghĩ trăn trở, tâm trí bạn như chia ra thành nhiều phe đang tranh đấu lẫn nhau. Mặc dù trong đầu có nhiều suy nghĩ, lời nói nhưng bạn lại không dám nói ra điều này càng khiến bản thân lún sâu vào vung lầy của sự do dự. Những lúc như thế này, hãy cố gắng nghĩ ngơi, đừng ép bản thân phải lựa chọn trong lúc khó khăn. Và một lời khuyên mình nghĩ sẽ rất bổ ích đó là nếu bạn có nhiều suy nghĩ trong đầu xuống những suy nghĩ của mình để tự giải phóng và khiến đầu óc nhẹ nhõm hơn nhé!
Bên cạnh đó, khi cuộc sống bạn đang diễn ra bình thường thì đột nhiên bạn nhận thấy rằng bạn bè dường như đang trên con đường của họ và mình thì chưa biết mục tiêu và định hướng tương lai là gì? Bạn cảm thấy lạc lối, tự đặt cho mình những câu hỏi và nghi ngờ về những gì mình đã đạt được. Liệu mình làm những thứ này vì điều gì? Rồi cuộc sống mình sẽ ra sao? Tương lai là một thức gì đó khiến bạn cảm thấy sợ hãi vì không biết sẽ phải đối diện với những gì trong khi bản thân mình chưa chuẩn bị những hành trang vững chắc. Tương lai là ẩn số, không ai có thể biết trước hoặc thay đổi được. Thay vì tập trung vào những thứ nằm ngoài khả năng của mình, bạn thử tập trung vào hiện tại và những điều bản thân có thể thay đổi nhé. Ví dụ bạn không thay đổi được cách người khác nghĩ gì về mình thì hãy thay đổi cách bản thân cảm thấy hoặc ứng xử khi gặp tình huống như thế nha? Việc thay đổi tư duy nhìn nhận vấn đề có thể khiến bạn phát hiện ra rằng cuộc đời này thật ý nghĩa và đáng sống đó.
Thi thoảng khi bạn đạt ra mục tiêu và định hướng nhưng trong một giây phúc bạn bị sao nhãng đi chính mục tiêu của mình, bạn mất đi niềm tin về viễn cảnh tốt đẹp mà mình sẽ có được trong tương lai. Từ đó, bạn dần buông bỏ bản thân và để có số phận đưa đẩy. Bạn nên nhớ rằng chúng ta ai cũng có thể đều rơi vào trạng thái trì hoãn, lạc lối. Chính bản thân mình khi viết tới những dòng này cũng tự hỏi rằng mình đã đi đúng hướng hay chưa? Tại sao mình cần viết những điều này? Nhưng thay vì nghĩ rằng chặng đường xa phía trước hãy nghĩ rằng bản thân mình cũng đã cố gắng được bao xa. Cũng giống như câu nói về tư duy tích cực “ hãy nhìn vào phần nữa đầy của lý nước, thay vì nữa vơi” để có thêm động lực tiến về phía trước nhé!
Khi rơi vào trạng thái khủng hoảng hiện sinh, bạn tự so sánh bản thân mình với người khác và hạ thấp bản thân và thậm chí là chán ghét chính mình. Bạn bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và thế giới xung quanh. Sau đó, kết luận lại là bản thân thật vô nghĩa, cuộc sống thật vô nghĩa. Trước đây, chính mình cũng hay tự so sánh bản thân mình với người khác về nhan sắc, tài năng, gia thế ,… mình cố gắng lao đầu để bản thân tốt lên để có thể giống họ, nhưng mình nhận ra thật vô nghĩa khi phải thay đổi bản thân vì muốn giống người khác. Trong khi mỗi người đều là một cá thể riêng biệt, tư duy và hoàn cảnh khác nhau nên việc so sánh trong mọi tình huống đều là khập khiễng. Bên cạnh đó, việc so sánh với người khác chỉ khiến bản thân mình trở nên tiêu cực và không được công nhận. Chính vì vậy, mình lấy chính bản thân mình ngày hôm nay là thước đo cho bản thân mình ngày mai. Mình không còn quan tâm nếu người khác có giỏi hơn mình, mình đã tự nhận ra bản thân mình tốt lên mỗi ngày khi bản thân mình vượt qua những giới hạn và tốt hơn bản thân trong quá khứ. Dù vậy, mình cũng biết rằng bản thân mình không biết gì và luôn cần học hỏi hơn nữa, song mỗi người trong chúng ta đều có quyền tự hào về những điều bản thân đã đạt được.
Bên cạnh đó, bạn nhận ra bản thân mình khác biệt và cũng tự cô lập chính mình với những người khác. Bạn dần tách mình ra khỏi những cuộc trò chuyện mà trước đây bản thân mình vốn năng nổ, bạn cũng dần tránh xa nhũng cuộc chơi đông người. Hoặc bạn có thể cảm thấy mất kết nối với người xung quanh và tìm kiếm sự kết nối khác có thể trên mạng xã hội. Bạn nhấn chìm bản thân mình vào những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội, tránh xa nhũng mối quan hệ thực tế. Bạn tránh né và nếu phải tiếp xúc thật khó bạn có thể bộc lộ cảm xúc chân thật của mình. Có ai đó nói rằng, “ Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, chúng ta thay đổi mỗi ngày, nếu những cuộc trò chuyện về các thú vui, tán gẫu trước đây bạn cảm thấy hứng thú nhưng giờ lại cảm thấy tốn thời gian và vô bổ thì bản thân bạn đã thay đổi, bạn có thể thích trò chuyện về những chủ đề khác hơn. Tất cả đều là điều bình thường và bạn hãy tin rằng ngoài kia vẫn còn có rất người cùng tần số với bạn, có thể kết nối với bạn. Những người mà bạn có thể đặt niềm tin để chia sẻ hơn là những mối quan hệ chỉ thông qua màn hình điện thoại. Chỉ là bạn cần yêu bản thân và hiểu chính mình trước, nhất định sẽ có người hiểu bạn và bạn cũng hiểu họ.
Vài dòng cuối, thông qua bài viết này mình chỉ muốn gửi đến các bạn đọc rằng chúng ta đều được sinh ra là thiên thần chỉ có một cánh vì thế chúng ta cần ôm lấy nhau để tập bay. Chúng ta sẽ đi được đến nơi bản thân mình cảm thấy thanh thản, chặng đường có chông gai ta mới chân quý những tháng ngày yên bình. Khủng hoảng sẽ không là điều gì đáng sợ nếu chúng ta xem nó là cơ hội để bản thân trở nên kiên cường và hoàn thiệt hơn.