Trong bộ phim 3 Idiots nổi tiếng có câu rằng: “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Ngày nay, mọi người vẫn tôn vinh câu nói ấy như một kim chỉ nam trong công việc lẫn cuộc sống. Vậy sẽ ra sao nếu bạn không có đam mê trong cuộc sống? Cùng mình tìm hiểu nhé.
Đam mê = sở thích
Trước hết, cần hiểu đam mê là gì. ‘Đam mê’ có thể hiểu như cấp độ cao hơn của sở thích. Bằng cảm nhận, chúng biết được đam mê là niềm vui thích của chính chúng ta với sự vật, hiện tượng và việc chúng ta làm. Đam mê nhắc chúng ta ‘làm cái này nè’ và chúng ta làm điều đó mà không cần động lực. 

Đam mê là điều gì đó thiêng liêng, nó không đến từ mong muốn của bản thân, mà nó đến một cách tự nhiên từ bên trong mỗi chúng ta. Sẽ thật trân trọng nếu bạn biết nhận ra đó là đam mê của mình. 
Sẽ như thế nào nếu bạn không có đam mê?
Như một vì sao tỏa sáng, chúng ta sinh ra đều có mục đích và đam mê sẽ dẫn dắt chúng ta thực hiện mục đích ấy. Minh tin rằng, không ai trong chúng ta là không có đam mê, chỉ là chúng ta chưa đủ trải nghiệm để nhận ra đó là đam mê mà thôi.
Follow you passion. It will lead you to your purpose - Oprah Winfrey
Chưa làm công việc đúng với đam mê? Điều đó cũng không có gì lạ. Trong cuộc sống, chúng ta có thể phải đối mặt với không ít rào cản trên con đường kiếm tìm đam mê như gia đình, định kiến xã hội, áp lực kiếm tiền. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, mình tin rằng mỗi chúng ta rồi sẽ tìm được đam mê của mình.
Hãy tưởng tượng bạn là người hướng ngoại, thích giao tiếp xã hội. Bạn sẽ ra sao nếu phải làm việc một mình với máy tính cả ngày. Có thể bạn sẽ ủ rũ như một bông hoa héo. Điều đó sẽ không kéo dài được lâu đâu (trừ khi bạn chấp nhận sống chung với nó). Bạn có thể sẽ tìm kiếm công việc phụ để cân bằng bản thân như kinh doanh hay dạy học.
Nghiên cứu từ cuốn sách “Grit. The Power of passion and perseverance” của giáo sư Angele Duckworth tại ĐH Pennsylvania đã khẳng định rằng: Những người được làm công việc đúng với đam mê cá nhân sẽcảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống so với những người phải làm nghề trái với sở thích. 
Angela Lee Duckworth - tác giả bài thuyết trình TED "Chìa khóa dẫn đến thành công?'' thu hút 7 triệu lượt xem trên Youtube
Tìm đam mê - It takes time, but it does
Đam mê tự nhiên có trong mỗi chúng ta, nếu bạn vẫn chưa tìm được đam mê, điều đó không sao cả. Bạn có thể tham khảo những bước sau đây:
Chọn một không gian yên tĩnh, có thể là trên một ngọn đồi một quán cafe. Chuẩn bị một tờ giấy và bútViết ra những điều bạn thích, sở trường và sở đoảnViết ra những điều mà bạn có thể nói về nó cả ngàyLiên kết những điều đó lại với nhau để tìm ra đam mê của bạn
Một cách khác cũng hiệu quả đó là hỏi bạn bè, người thân. Nhất là những người có kinh nghiệm trong cuộc sống, họ sẽ giúp bạn tìm ra đam mê của mình. “It takes time, but it does”. Điều này có thể mất thời gian, nhưng khi bạn tìm ra được nó thì bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc với những việc mình ở hiện tại và tương lai. 
Đam mê và công việc
Mình đã hỏi một người bạn của mình, là lập trình viên, rằng: “Ông có đam mê công việc của mình không?” Anh ấy trả lời rằng: “Có chứ, nhưng tùy lúc! Như tôi này, lúc trước làm quên nhìn giờ, giờ thì nhìn giờ quên làm’’. Vâng, câu trả lời ấy tuy ‘nước đôi’ nhưng tôi chắc chắn rằng anh ta phù hợp với công việc này hơn bất kỳ nghề nào khác. Là một người có tư duy logic, thích học toán và mày mò về máy vi tính thì đây chính là công việc phù hợp nhất với anh.
Mọi người thường nhắc đến đam mê như một chìa khóa của sự thành công. Tuy nhiên, dưới góc nhìn thực tế, ‘đam mê’ không quyền năng đến thế. Công việc hay sự nghiệp thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong số đó là kỹ năng. Nếu làm nghề lập trình, bạn cần kỹ năng tư duy logic, nếu là một nhân viên bán hàng, bạn cần giỏi kỹ năng thuyết phục.
Có công việc phù hợp với đam mê và kỹ năng có thể sẽ mất của bạn thời gian tìm kiếm. Dễ hiểu tại sao ngày nay ‘headhunt’ được xem là một ngành nghề quan trọng, cùng với đó là sự phát triển của các công ty tuyển dụng giúp kết nối doanh nghiệp và người tìm việc. 
Bạn có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng ở Việt Nam và các nước khác như Singapore, Hông Kông, Jakarta (Indonesia) hay Bangkok (Thái Lan) từ Glints tại đây. Glints là công ty phát triển nguồn nhân lực rộng khắp Đông Nam Á, giúp kết nối bạn đến các doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực.
Và cuối cùng, chúc bạn tìm được công việc phù hợp với đam mê và kỹ năng của mình.