Kết quả hình ảnh cho lớp bình dân học vụ n

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi lần có bất cứ cái gì liên quan đến "ngôn ngữ", "giáo dục", "lịch sử" là lập tức, thực ra tôi định dùng "cộng đồng mạng" nhưng trên thực tế thì không, không chỉ cộng đồng mạng, mà rất nhiều "thành phần" cả đời không bao giờ quan tâm đến sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực nào kể trên lập tức trở nên vô cùng thông thái.
Họ bàn luận như thể họ... hiểu về các lĩnh vực đó vậy. Thực ra điều đấy tốt, chúng ta cần những dịp như vậy để đưa kiến thức đến với mọi người, tuy nhiên, đôi khi cuộc bàn luận trở nên quá đà và tất cả mọi người đều trở nên nóng máu, đi lạc chủ đề, để quên hết tất cả những kiến thức mới mẻ vừa mới nạp vào đầu xong rồi lần sau có gì lại bắt đầu lại từ đầu.
Đấy là điển hình của những cuộc tranh luận không có chuyên môn, một kiểu tranh luận cho có mà ở đấy, người tham gia tranh luận sử dụng tất cả những kiến thức góp nhặt được từ tất cả các lĩnh vực họ "gọi là" đọc qua vài khái niệm để sang mồm và hạ đối thủ, chứ không nhằm củng cố kiến thức cá nhân. Ở đấy, việc đánh tráo khái niệm thường xuyên xảy ra, các quy tắc của môn học bị ngồi xổm lên, và nguy hiểm hơn, những thành quả nghiên cứu khoa học bị một đám người chỉ thích sử dụng kiến thức như một dạng trang sức phủ nhận, trong khi bản thân họ hoàn toàn không có đủ trang bị để đánh giá những thành quả đấy. Những người làm chuyên môn, những người dành thời gian ăn dầm ở dề nhằm tìm ra những đột phá, tiến bộ trong ngành lại bị một đám người thậm chí đến các khái niệm của ngành còn không hiểu, chỉ trích, châm biếm, một đám người cả đời có khi không đọc nổi một cuốn sách nhập môn nhưng lại sẵn sàng dành vài tiếng cóp nhặt chút kiến thức hoàn toàn không có hệ thống chỉ nhằm rống lên một tiếng để thỏa mãn cái tôi cá nhân. 
Đừng làm những "con" kéo tụt sự tiến bộ của loài "người" xuống như thế. Và không, tôi không phủ nhận tôi cũng còn những phần "con", và chính vì còn phần "con" nên tôi càng phải trau dồi kiến thức để "người" hơn, hoặc ít nhất phân biệt được "con" với "người" để đối thoại với "người" chứ không phải với "con". Và với bài viết này, tôi hi vọng phần nào sẽ giúp tình trạng kéo tụt trí tuệ nhân loại đang diễn ra lan tràn hiện nay ở dải đất hình chữ S giảm xuống, mặc dù sự thật là người ta vẫn đang đi bàn luận về những vấn đề học thuật trên Facebook, nơi vốn chỉ dành để chụp ảnh khoe thân và khoe thức ăn. 
KIẾN THỨC KHÔNG CÓ HỆ THỐNG, LÀ KIẾN THỨC VỨT ĐI
Hãy đến với câu hỏi về toán đơn giản này:
1/x + 5/x = ? 
Phần lớn những ai đã học qua lớp 3 cũng sẽ ngay lập tức đưa ra câu trả lời là 6/x, và cho rằng đây là câu trả lời đúng. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy, bởi có một trường hợp sẽ khiến cho biểu thức này phức tạp hơn vẻ bề ngoài của nó rất nhiều, đó là với trường hợp x = 0. Khi đấy, chúng ta sẽ có:
1/0 + 5/0 = ?
Tôi sẽ không đưa ra đáp án cho cái này, tự đi tìm hiểu, vấn đề ở đây là tại sao chúng ta lại không thể chỉ đưa ra một đáp án đúng là 6/x, bởi vì chúng ta thiếu đi điều kiện để đáp án 6/x là đúng, và trong trường hợp này, có thể đặt điều kiện là x != 0 & x là số thực
Tuy nhiên, vẫn có thể phức tạp hóa vấn đề thêm với một số câu hỏi: 
- Thế điều kiện để có được 1, x, 5, +, = là gì? 
- Tại sao lại là 1 chứ không phải là I, tại sao lại là 5 chứ không phải là V, tại sao lại là "+" chứ không phải là "-"?
Tôi cũng sẽ không trả lời các câu hỏi này, mặc dù câu trả lời cho chúng rất thú vị, nhưng để dịp khác, cái muốn nhấn mạnh ở đây là: 
Để đánh giá được một kết quả là đúng hay sai, chúng ta cần phải đặt được các điều kiện chuẩn để việc đúng sai là đối với đầy đủ các điều kiện đấy.
Trên thực tế, để hiểu được phép toán trên và đưa ra được kết quả, chúng ta đã mặc nhiên thừa nhận rất nhiều điều kiện, có điều thường chúng ta không nhận ra chúng, ví dụ:
- Chúng ta thừa nhận sử dụng hệ thống chữ số Ả-rập để diễn tả về lượng
- Chúng ta thừa nhận sử dụng hệ thống ký hiệu "+", "-", "x", "/" để diễn tả sự biến đổi về lượng
- Chúng ta thừa nhận sử dụng "=" để diễn tả kết quả của sự biến đổi về lượng
Những điều kiện trên là các tiên đề cơ sở và chúng ta thừa nhận rất nhiều tiên đề cơ sở để giúp cho kết quả của chúng ta có ý nghĩa trên hệ thống các tiên đề cơ sở đó (định lý là kết quả khi sử dụng logic với các tiên đề cơ sở). Và từ các tiên đề cơ sở cũng như các định lý, chúng ta xây dựng được quy luật và từ quy luật, chúng ta đưa ra được những kết quả có thể dự đoán trước. Điều này vô cùng quan trọng trong nghiên cứu khoa học.

Về logic:


Trong "Structural Learning Theory", Scandura có nói về "quy luật" như sau:
 Về cơ bản, quy luật không gì hơn là các thuật toán (những quy trình có tính cố định) nhằm đưa ra được các lớp phản ứng (classes of responses) từ các lớp  tác động (classes of stimuli) .
Từ việc đặt ra các tiên đề cơ sở, những nhân tố cơ bản (atomic element), tương tác giữa những nhân tố cơ bản, quy luật vận động của các nhân tố cơ bản, chúng ta xây dựng được các hệ thống kiến thức nhằm hiểu hơn về nguyên lý hoạt động của các yếu tố trong tự nhiên. Và tiến bộ của nhân loại nằm ở việc phát triển xa hơn các hệ thống kiến thức đó bằng cách thêm vào các nhân tố mới và các quy luật vận động mới. Kết quả nghiên cứu khoa học rất quan trọng, bởi kết quả nghiên cứu khoa học phản ánh sự phản ứng của một hệ thống sau khi chúng ta tác động lên hệ thống đó trong một thời gian dài (thí nghiệm) và chỉ có thể tái tạo lại thí nghiệm nếu như đã có sẵn các quy luật để tái tạo lại các thí nghiệm đó. 
Hệ thống còn có một tính chất quan trọng nữa, đó là tính chất kế thừa và phát triển. Lấy ví dụ máy tính cá nhân (PC) ngày hôm nay là sự kế thừa và phát triển của những hệ thống máy tính khác được xây dựng trong quá khứ. Chúng ta sử dụng định nghĩa "Computer" để chỉ chung một hệ thống được dành cho các tác vụ liên quan đến tính toán, có chung rất nhiều yếu tố ngay từ thời điểm ban đầu. Không ai đi dành thời gian để làm lại hệ thống máy tính của Charles Babbage, rồi lại làm lại máy chủ IBM, rồi làm lại máy tính cá nhân chạy hệ điều hành MS-Dos... rồi mới đến các máy tính xách tay như hiện nay. Việc thừa nhận các hệ thống kiến thức đã có sẵn và sử dụng chúng như nền tảng sẽ giúp cho chúng ta phát triển thêm, chứ không phải phát triển thụt lùi.  
Chỉ khi chúng ta hiểu kiến thức như một hệ thống, chúng ta mới có khả năng đánh giá được kết quả nghiên cứu khoa học, hoặc trên thực tế, bất kỳ một kết quả nào liên quan đến nhiều hơn một điều kiện. Kiến thức không theo hệ thống là kiến thức vứt đi, bởi:
- Chúng không tạo ra được những quy luật 
- Chúng không tạo ra được kết quả nếu như có tác động, hoặc tạo ra những kết quả không phản ánh được bản chất của tác động
- Chúng không có tính kế thừa và phát triển
Và những kẻ sử dụng kiến thức theo kiểu không có hệ thống không khác gì khỉ, tức là mò được cái gì, tò mò với cái đấy được một lúc, xong không biết làm gì với nó và vứt đi, thậm chí là rống lên để cho những con khỉ khác cái này rất hay ho. 
Chuyên môn còn phức tạp hơn kiến thức thông thường, bởi chuyên môn là hệ thống kiến thức có tính chiều sâu và phức tạp hơn rất nhiều so với kiến thức thông thường. Lý do là bởi khi đi càng sâu vào việc phân tích sự tương tác giữa các yếu tố cơ bản của một bộ môn, sẽ có những tương tác vượt ra khỏi điều kiện của các hệ thống cũ và đòi hỏi một hệ thống riêng để đánh giá được quy luật cũng như kết quả. 
Việc này được phản ánh rõ ràng nhất trong giáo dục đại học. Năm đầu tiên sinh viên được học các môn Đại cương, tức là những nền tảng, những hệ thống kiến thức cơ bản nhất dành cho cụ thể một nhóm ngành nghề có đặc điểm chung. Sau đó, họ sẽ bắt đầu học các môn chuyên ngành, tức là đi sâu hơn chỉ để làm trong một ngành chính duy nhất. Trên thực tế, kiến thức chuyên môn thông thường còn không đủ để làm việc trong ngành, cho nên khi ra ngoài làm việc, họ sẽ vẫn cần phải trau dồi chuyên môn. Nhưng họ chỉ có thể làm thế sau khi đã:
- Nắm rõ được hệ thống kiến thức cơ bản của ngành, trong rất nhiều trường hợp là chấp nhận những kết quả đã có sẵn hệ thống họ đã chọn. Những kết quả này có thể sai trong hệ thống khác, nhưng mục tiêu của họ là phát triển thêm về ngành họ đã chọn.
- Dựa trên những kết quả có sẵn, họ sẽ tìm cách tối ưu kết quả dựa trên tình hình thực tế. Điều này là do các yếu tốt trong hệ thống lý thuyết sẽ thay đổi trong hệ thống thực hành, dẫn đến kết quả bị sai lệch, và họ phải ghi chép có hệ thống các kết quả bị sai lệch này để những người làm chuyên môn khác có thể đối chiếu.
Như vậy, có thể thấy rằng người có chuyên môn đối thoại với người có chuyên môn trên tinh thần sử dụng lại những kết quả của nhau trong những hệ thống khác nhau mà họ đang làm việc trong đấy để cải thiện hoặc là hệ thống họ đang làm việc hoặc là hệ thống chung. Và đấy là cách tiếp cận có khoa học, có chuyên môn, và nhờ vậy mà khoa học phát triển.
Còn câu chuyện của đám không có chuyên môn thì lại là vấn đề hoàn toàn ngược lại. Họ không có đến thậm chí cả kiến thức cơ bản để nhập môn, nhưng lại rất sẵn sàng tranh luận. Việc thiếu chuyên môn khiến cho việc đánh giá kết quả sai đúng của họ hoàn toàn dựa trên một thứ điều kiện họ tự tạo ra, không có quy luật, không có nhân tố, không có bất kỳ tính thừa hưởng và phát triển nào, họ chỉ dùng một thứ bản năng vô cùng nguyên thủy, đó là "cảm thấy đúng" để phủ nhận toàn bộ những gì những người làm khoa học đã xây dựng trong cả trăm năm. 
Nào, bây giờ đến phần hay này.
VỀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH TIẾNG VIỆT
Tôi thấy vô cùng buồn cười cho cách những kẻ ngu dốt phản ứng lại việc cải cách. Rất nhiều lý do được đưa ra, và toàn những lý do nực cười theo kiểu:
- Tao trước kia học thế kia dễ hơn bao nhiêu, tại sao giờ phức tạp thế?
- Khó cho bố mẹ về dạy con, nghe mà chẳng hiểu gì cả
- Đ** m** bọn tiến sỹ
Và khi một tiến sỹ bỏ thời gian để giải thích cho họ ở đây:
thì họ lại tìm cách đánh sập page nhà người ta. Và đùng một cái, người ta thay nhau đi tranh luận về "ngôn ngữ học", về "giáo dục" trong khi bản thân chưa được trang bị bất kỳ kiến thức nào thuộc về lĩnh vực chuyên môn của cả hai ngành này.
Trên thực tế, để hiểu được điều kiện của cải cách cách dạy Tiếng Việt rất đơn giản, đó là chỉ cần hiểu được "Dẫn luận ngôn ngữ học", tức là môn đầu tiên, môn gần như là dễ nhất của ngôn ngữ học. Và môn này chỉ mất khoảng 20 tiếng, tức là 10 buổi học 2 tiếng để có được nền tảng. Sau khi học xong, người ta sẽ biết được những khái niệm cơ bản nhất của tiếng Việt như:
- Hình vị, âm vị, phiên âm
- Tiếng, từ, ngữ pháp

Nguồn đây, dâng tậng miệng còn không biết đường đọc thì chịu:

Và từ đấy sẽ ít nhất hiểu được tại sao lại có cái cải cách kia, chưa nói đến đúng sai. Còn tại sao người ta lại không ngay lập tức dạy những khái niệm này trong chương trình phổ thông là bởi:
- Mục đích của dạy ngôn ngữ trong phổ thông là dạy cách sử dụng ngôn ngữ, không phải là cách để tạo thành ngôn ngữ
- Còn những môn khác
Khi người có chuyên môn hiểu được cách để tạo thành ngôn ngữ và cách để truyền tải ngôn ngữ cho người khác, họ kết hợp với những người làm giáo dục để tạo ra những chương trình, và những người làm giáo dục còn có những vấn đề chuyên môn khác của họ như:
- Tâm sinh lý tuổi
- Khả năng nhận thức, khả năng tiếp thu
- Cách thức giảng dạy, cách thức truyền đạt
Và như vậy, từ việc hiểu được cải cách kia cho đến việc đánh giá được nó, sẽ lại cần thêm cả chuyên môn về giáo dục. Chính vì thế nên mới đẻ ra khoa Ngôn ngữ của trường Đại học Sư phạm để giải quyết các vấn đề này, chứ không phải Facebook. Các vị phụ huynh thì cứ sồn sồn lên cái việc không biết dạy con như thế nào, và tôi xin nói rằng với cái tư tưởng chưa gì đã chửi, thì kể cả dạy con, con các vị cũng chẳng ra cái vẹo gì đâu, về mặt tri thức. Hãy tiếp cận vấn đề một cách có khoa học, có suy nghĩ trước khi muốn dạy con của các vị như thế.
Vậy dấy lên câu hỏi: Nếu như không có chuyên môn thì phải làm thế nào trong trường hợp này nếu như bạn là một phụ huynh vừa không muốn phải biết quá nhiều vừa không ngu dốt?
Câu trả lời là:
Hãy chấp nhận kết quả khoa học của những người làm chuyên môn, và tìm cách trao đổi, cải thiện trong quá trình áp dụng phương pháp mới (mà thực ra có mới đâu) này. 
Và không phải hỏi đểu rằng nếu có con tôi có làm thế không, vì chắc chắn là tôi có, vì tôi hiểu cách tiếp cận vấn đề, và khi tôi không có chuyên môn, tôi sẽ im mồm để học. 
Các vị cũng nên biết im mồm, bởi nếu như các nhà khoa học đứng trên vai những người khổng lồ, các vị chỉ là những kẻ đứng dưới móng chân chửi với lên thôi. Người khổng lồ cũng đếch quan tâm các vị đâu.