Không thể phủ nhận làn sóng khởi nghiệp đã và đang nổi lên và thịnh hành hơn bao giờ hết như cách cộng động mạng lan truyền scandal một bạn nam thích "ăn rau" và hay chạy "Mẹc" quanh hồ Gươm

Ai nghĩ khởi nghiệp dễ nhai thì đừng khởi nghiệp

Tỷ lệ thành công của các start-ups (công ty khởi nghiệp) rơi vào khỏang xấp xỉ dưới 1%, liệu bạn có sẵn sàng đổi lấy 100% tháng này đi làm có lương để đổi lấy 99% khả năng thất bại và phá sản? 

Sống không nên đặt nặng việc "khởi nghiệp or die"
Mở một quán cà phê hay một tiệm bánh cũng là một dạng khởi nghiệp, nhưng nó khác hoàn toàn với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Lập nghiệp trong một thị trường đã có quá nhiều người khai phá và chứng minh tính khả thi rồi thì việc tồn tại trong đó giống như con cá nhỏ trong đại dương bao la, khi có quá nhiều con cá tranh dành miếng mồi và tàn sát lẫn nhau làm nhuộm đỏ cả một khoảng đại dương (Tham khảo cuốn "Chiến lược đại dương xanh") muốn tốn tại và phát triển phải liên tục di chuyển qua các đại dương xanh khác ăn những con cá khác để dần leo lên chuỗi thức ăn. 
Vậy có nên bỏ công việc hiện tại và đi khởi nghiệp? Câu trả lời là KHÔNG, nếu bạn nghĩ mình CÓ : tầm nhìn xa, cảm quan nhạy cảm thị trường tốt, những mối quan hệ có thể giúp mình mang lại nhiều mối quan hệ kinh doanh khác, có một đội nhóm cùng hiểu biết sâu rộng về thị trường toàn cầu, hiểu được tâm lý khách hàng muốn nhắm đến, hiểu được nỗi đau gì cần được giải quyết, giải quyết như thế nào mà vẫn tạo được tiền, có kế hoạch phát triển bền vững trong tương lai , và còn ty tỷ thứ khác nữa thì bắt tay vào khởi nghiệp thôi. CÒN LẠI THÌ KHÔNG, ĐỪNG KHỞI NGHIỆP!

Ám ảnh làm chủ điều viển vông là con đường dẫn đến cái chết cho ước mơ

Tại sao bài viết không nhắc đến ý tưởng khởi nghiệp đầu tiên và cũng không đề cập đến nó, bởi vì dù có ý tưởng đột phát đến mấy có đặc sắc đến mấy mà không ai cần đến nó hoặc luôn có giải pháp để tự giải quyết với chi phí và thời gian ít hơn thì đó cũng chỉ là một ý tưởng viển vông nên bỏ lại trong góc tủ.
Muốn làm chủ thì phải học cách làm thuê cho chính bản thân mình(Photo :Jehyun Sung)
Đa phần sinh viên tôi gặp sắp và sau khi ra trường cùng cả những người đang đi làm lâu năm đều mang trong mình cái lòng nhiệt huyết và tư tưởng làm chủ hay thống lĩnh một điều gì đó trong công việc, khái niệm tự chủ tài chính, lợi nhuận kép, đầu tư sinh lời gấp 4 hay 5 lần và hoàn vốn trong thời gian ngắn luôn là những "từ khóa" đang khiến các bạn ảo tưởng sức mạnh của bản thân. Cách làm giàu nhanh nhất bây giờ là thừa hưởng tài sản kếch sù hoặc trúng số nhé.
Tại sao lại ta lại ám ảnh việc làm chủ đến thế? Bản chất con người là muốn thống trị, nhưng cách làm sao để thống trị như thế nào thì còn hơi mù mờ, chính cái sự luôn có cái mục tiêu nhưng không chủ động tìm đường đi như thế sẽ khiến ta kẹt trong vòng lẩn quẩn không thể thoát ra, việc làm chủ như thế nào ta không biết chỉ biết là ta muốn như thế.

Khi khởi nghiệp cần làm và tránh điều gì để giảm rủi ro thất bại?

Thất bại không phải là xấu, cái xấu là không dám thất bại (Photo: Ian Kim )
1. Làm giàu bản thân bằng kiến thức càng nhiều càng tốt , không quan trọng là lĩnh vực nào miễn là bạn cảm thấy nó sẽ giúp ích hoặc thấy thích thú, kiến thức đa ngành sẽ giúp bản có cái nhìn đa chiều về một vấn đề.
2. Có một team mà mình tin tưởng và tạo ra những mối quan hệ kinh doanh bền vững, mối quan hệ rất quan trọng hãy đi tìm những người cùng bạn tạo ra tiền chứ không phải tìm người tạo ra tình một đêm
3. Luôn giữ tư tưởng của một người làm thuê, coi những việc mình làm là cống hiến tạo ra những giá trị và cho sự tồn vong của công ty chứ không phải công ty này được tạo ra để đem đến sự thịnh vượng cho mình
4. Hãy là người dẻo mồm nhưng đừng lươn lẹo, "khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ" nên học cách giao tiếp và vốn sẽ đổ vào túi công ty 
5. Anh nghĩ là anh làm ngoại trừ nói lời yêu em, nếu muốn kiểm chứng việc mình liều lĩnh như thế nào hãy thổ lộ tình cảm với người mình có cảm tình, nếu bị tự chối? Không sao cả, cứ tiếp tục sống, đó là bài test nhỏ cho độ bản lĩnh của mình
6. Đích đến của khởi nghiệp là tồn tại bền vững chứ không phải IPO, nên coi IPO ( lần đầu đưa công ty lên sàn chứng khoán, một dạng gọi vốn từ cộng đồng) là một công cụ để công ty đi lên chứ không phải mục tiêu của công ty tới đó
By Khuong Duy Pham.
Được viết bởi người chưa bao giờ đi khởi nghiệp, lmao.