“Khoa học cũng chưa biết chắc”, “khoa học đâu phải tất cả”, “khoa học chưa chứng minh được tôi nói sai”,….vv
Trong các cuộc thảo luận khoa học, mình rất khó chịu khi cứ bắt gặp những cụm từ này, mỗi khi mình yêu cầu căn cứ khoa học cho một lời tuyên bố nào đó là họ cứ lôi “khoa học ko phải tất cả” ra để đáp lại chất vấn của mình
Đây là mẫu câu rất được các nhà nguỵ khoa học ưa chuộng. Họ đề xuất các ý tưởng, các giả thuyết của mình, khi có người khác yêu cầu cơ sở, căn cứ cho những lời tuyên bố của họ thì họ lại nói “khoa học cũng chưa biết hết tất cả, nên tôi nói đâu có sai”.
Không ai phủ nhận rằng khoa học không phải tất cả, có nhiều thứ khoa học chưa tìm hiểu được, có những điều các nhà khoa học phải bó tay, cái đó không ai phủ nhận hết.
NHƯNG!!!
Khoa học chưa biết hết tất cả thì sao?? Khoa học chưa biết thì hổng lẽ mỗi mình bạn biết??
Giới hạn hiểu biết của khoa học chính là giới hạn hiểu biết của toàn bộ nhân loại, khoa học không biết có nghĩa là NHÂN LOẠI CHẢ AI BIẾT.
Thế thì dựa vào đâu mà chúng ta nên tin vào lời tuyên bố “khoa học chưa kiểm chứng” của họ??
Còn nếu họ thực sự biết, thực sự có căn cứ để tuyên bố điều họ biết thì cái “biết” của họ sẽ là kiến thức chung của nhân loại, sẽ được coi là khoa học luôn rồi. Thế mà vẫn có người cứ tách mình khỏi khoa học xong tuyên bố những điều trên trời dưới đất chẳng ai kiểm chứng được xong bảo “khoa học chưa chứng minh được tôi nói”.
Giờ ví dụ thế này, mình ngồi ở nhà, mình tuyên bố rằng “trên mái nhà có một con chim bồ câu”. Làm sao để biết tuyên bố của mình là đúng hay sai?? Làm gì có ai chứng minh được trên mái nhà có cái gì??
Muốn tìm hiểu thì mình phải??
- leo lên xem
- gửi một fly cam lên xem
- xem hình ảnh vệ tinh
- ngồi trong nhà dùng máy quét tia hồng ngoại để kiểm tra bên trên.
Tất cả những phương pháp kiểm tra đó gọi là THỰC NGHIỆM. Đó cũng là cách làm việc của khoa học. Nếu không thực nghiệm, không trải qua các nguyên tắc khoa học thì làm sao biết một lời tuyên bố thông tin như thế là đúng hay sai.
Nên đâu thể lôi cái chuyện “khoa học chưa biết” hay “khoa học chưa chứng minh” ra để bao biện cho những tuyên bố của mình là đúng; hay là đáng tin hơn được??
Khi bạn tuyên bố một điều gì đó, xong bạn kêu “khoa học chưa chứng minh được” thì điều đó có nghĩa là bạn đang tự làm lời tuyên bố của mình kém tin cậy hơn rồi.
Vậy sao các bạn cứ phải nhồi thêm mấy cái câu “khoa học chưa chứng minh” vào làm gì?? Nó đâu có tác dụng làm tăng độ tin cậy của thông tin mà bạn trình bày đâu.
Mà khoa học cũng đâu có nghĩa vụ phải chứng minh lời tuyên bố của bạn?? Bạn tuyên bố thì tự bạn phải sử dụng các phương pháp khoa học để chứng minh chứ?? Và khoa học sẽ kiểm tra lại cách làm việc của bạn để kết quả tuyên bố cuối cùng đáng tin cậy nhất có thể, trước khi nó được tính vào kho tàng kiến thức chung cho cả nhân loại. Chứ có ai lại tuyên bố xong rồi bắt người khác đi chứng minh tuyên bố của mình.
Mình không thể hiểu nổi tại sao các bạn cứ phán đoán những thông tin, giả thuyết về những điều không ai kiểm chứng được, tin vào điều đó một cách vô điều kiện xong rồi mong chờ “khoa học sẽ chứng minh nó đúng” hoặc “tôi chả cần khoa học chứng minh, khoa học ko phải tất cả”. 😃😃???
Giờ mình giả sử thế này. Mình nói “mẹ bạn ngoại tình với ông hàng xóm”, bạn có tin không? Phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là “ông dựa vào đâu mà nói thế?”. Phản ứng đó chính là sự đòi hỏi cơ sở khoa học đấy; mình phải trình bày cơ sở, trình bày những căn cứ để đi đến kết luận “mẹ bạn ngoại tình” đúng không??
Mọi lời tuyên bố chỉ đáng tin khi nó có căn cứ khoa học, đâu thể tin vô điều kiện xong rồi chờ căn cứ sau, hay tin xong rồi bảo “khoa học không phải tất cả”. Có chăng là điều bạn tin là điều bạn muốn nó có thật, chứ không phải nó thực sự là thật, thì điều đó mới được bạn chấp nhận mà không cần căn cứ khoa học.
Giả sử thay ví dụ “mẹ bạn ngoại tình” thành một tuyên bố khác dễ nghe hơn:
“Ê! Crush của mày thích mày đấy”. Lúc này thì sao? Mình khá chắc chắn phản ứng của bạn là ngay lập tức tin vào điều đó, chứ không phải là “mày dựa vào đâu mà nói crush của tao thích tao”. Vì thực sự bạn muốn tin rằng crush thích bạn, nên bạn dễ chấp nhận điều đó hơn. Còn lời tuyên bố “mẹ bạn ngoại tình” - đây là một sự thật khó chấp nhận, nên bạn không muốn tin, và mình có trình ra bao nhiêu cơ sở, bằng chứng chứng minh mẹ bạn ngoại tình đi nữa thì bạn cũng không muốn tin.
Vấn đề là những điều bạn muốn tin thường được bạn chấp nhận mà không cần tới căn cứ, cơ sở nào cả.
Bạn muốn tin điều gì?
- ey nhưng mà đừng có mong chờ niềm tin đó sẽ được khoa học chứng minh trong tương lai nữa nha, hoặc đừng lôi cái cụm từ “khoa học chưa biết” để biện minh cho niềm tin của bạn nữa. Đó là những lý luận ngớ ngẩn thực sự.
Rất khó chịu khi gặp phải cụm từ này trong lúc thảo luận khoa học.
Oke, khoa học không phải tất cả, rồi sao? Có ai là tất cả không??
Có, một vài người tự tuyên bố rằng đạo của họ, niềm tin của họ là TẤT CẢ. Họ biết hết mọi bí ẩn của cả vũ trụ, biết hết tất cả mọi thứ trên đời, họ biết những thứ khoa học không thể biết. 😂😂
Bạn sẽ gặp họ tại những nơi tu luyện, thiền hoặc tập khí công. Họ tin rằng họ sẽ có các trải nghiệm tâm linh, khai mở con mắt thứ 3 và nhìn xuyên thấu vũ trụ, nhìn được lên bề mặt của các hạt electron, thấy được các chiều không gian khác. Chỉ có việc tu luyện của họ mới có thể đạt được điều đó.
Làm sao biết những trải nghiệm của họ thực sự là những gì diễn ra trong thế giới thực tại? Chứ không phải là những ảo tưởng trong não của họ đây??
Dễ thôi, hãy hỏi những người đó miêu tả xem electron phát xạ một photon thế nào, tuân theo nguyên tắc nào? Hỏi xem “con mắt thứ 3” của họ có nhìn thấy phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra trong lõi Mặt Trởi không? Miêu tả lại phản ứng đó xem??
Thực tế mình đã hỏi rất nhiều người như vậy, và cách trả lời của họ thường rất mơ hồ, mỗi người một kiểu khác nhau. Chẳng khác gì hỏi một ông phê thuốc xem lúc phê ông thấy những gì cả.
Nếu có phương pháp nào tốt hơn việc quan sát, đo đạc, thực nghiệm với thế giới thực tại để hiểu biết thêm về nó, thì chính phương pháp tốt hơn đó sớm muộn gì cũng được các nhà khoa học tìm đến mà thôi. Và nếu nó đáp ứng được yêu cầu về sự đồng nhất kết quả thực nghiệm, thì nó sẽ trở thành khoa học.

Chẳng hạn, nhà khoa học A đo đạc thấy electron có tương tác đẩy với nhau, kết luận nó có điện tích cùng dấu
Nhà khoa học B cũng thực hiện phép đo khác và cho ra kết quả y hệt, có kết luận tương tự.
Vậy phép thực nghiệm này hoàn toàn đáng tin và giúp chúng ta hiểu hơn về tính chất của electron.
Vậy thiền, tu luyện khí công thì sao?? Nếu nó đáng tin cậy, thì 2 người khác nhau, tu luyện như nhau thì đều sẽ phải nhìn thấy và mô tả được 1 sự thật giống nhau, đồng nhất, rõ ràng không mơ hồ.

Nếu không, thì nó không đáng tin cậy.