Khi tốc độ lội ngược nhanh hơn sức cản của dòng chảy, dù chỉ một chút, ta đang đi về phía mình hướng tới.
"Hoa nở để mà tàn; Trăng tròn để mà khuyết; " - Xuân Diệu
Dường như mọi sự đều tuân theo quy luật sinh ra và mất đi, và những điều tuyệt vời đều bắt nguồn từ một sự tạo thành, sinh dưỡng từ những điều khác. Cũng như vậy, khi ta bắt tay vào thực hiện điều ấp ủ, thật không dễ dàng khi bao nhiêu trở ngại lũ lượt ùa tới làm ta chán nản, và ta phải bỏ đi chút công sức này, chịu thêm chút bất tiện kia, cho đi nhiều công sức hơn để có thể đáp ứng yêu cầu từ ấp ủ ấy. Muốn xây dựng thứ của riêng mình (khả năng, năng lực tài chính, ước mơ,...) đòi hỏi ta phải đánh đổi đi thời gian và công sức, phải vất vả mà đạt lấy.
Hoặc không?
"Don't try (Đừng cố nữa)" - Charles Bukowski
Vài người cũng đã cố hết sức mà không thấy được điều mình bỏ ra có đem lại kết quả gì hay không. Khi đó, liệu ta có bỏ quên điều gì khi mải loay hoay với mớ deadlines dồn dập?
Chậm lại,
Hít thở thật sâu...
"Hiện tại mình đang làm gì?"
Bạn có đang thấy mình đang cầm một chiếc điện thoại và mắt lần theo từng dòng trên màn hình?
Hay khi tất bật soạn đọc tài liệu, bạn có thấy mắt có đang mờ đi, đầu óc bắt đầu trôi khỏi dòng chữ theo từng tiếng đồng hồ?
Điều đó hoàn toàn bình thường: có một bản thân bên trong của bạn đang lạ lẫm, làm quen và thích ứng với từng yêu cầu hàng ngày và một bản thân vẫn luôn dựa vào thói quen, cách đã quen thuộc để hành động, để dựa vào quán tính mà làm theo như vậy, như trước giờ.
Phát triển, trao dồi đòi hỏi bạn phải biết tạo ra cầu nối giữa điều bạn lạ lẫm, biến nó thành quen thuộc và khi đó nó sẽ trở thành một phần kĩ năng, năng lực tùy bạn vận dụng.
Hãy nghĩ về lần đầu tiên bạn tập lái xe, ban đầu bạn sẽ phải chú ý về giữ thăng bằng, ấn nút nào, vặn tay ga nào để khởi động xe, và thực hiện các điều ấy trong khi không cần nhìn, vì phải ngó phía trước để xem đường đi như thế nào. Rồi phải xem đèn xanh đèn đỏ, canh xem khi qua đường có bị ai chạy chặn ngang không,... Có kha khá bước cần làm để một người có thể đi từ nhà đến điểm đến một cách an toàn. Vậy mà khi đã đi xe một thời gian, ta hoàn toàn có thể lái xe trong vô thức, như một bản năng thứ hai. Cứ thấy tới thì quẹo thôi. Việc lái xe không còn lạ lẫm nữa vì bạn quen dần các ngõ ngách, đường xá, tốc độ, hướng lái của xe khác qua từng lần đi xe.
Việc đọc sách cũng vậy. Ai cũng biết đọc sách, trao dồi kiến thức là tốt, nhưng khó có thể lập thói quen ngày nào cũng học tập. Vì đọc là đang phải tiếp nạp một bầu suy nghĩ khác lạ của người khác, "phân giải" mà tiêu hóa nó thì mới có thể dung nạp điều đó thành của mình. Điều đó tốn năng lượng rất nhiều so với việc tiêu thụ nội dung đã được đơn giản hóa qua video hay lướt Internet.
Nhưng sự không thoải mái đó là dấu hiệu của việc bạn đang cơi nới giới hạn kiến thức mình cho rộng ra, cho vỡ vạc thêm. Lần đọc đầu tiên mà không hiểu hay buồn chán thì hãy để lần ấy làm lớp "lót", lớp " phác thảo" sơ bộ mà sau những kiến thức sau được tích lũy theo thời gian sẽ bồi đắp lên.
Việc gì cũng vậy, để làm nên cái khó thì phải bồi đắp từng điều cơ bản trước.
Để vẽ được chân dung con người là một điều vô cùng phức tạp khi bạn phải diễn tả biết bao cảm nhận về hình khối, sắc độ, biểu cảm,... lên một trang giấy trắng bằng chì đen. Trừ phi bạn là bậc thầy hội họa có thể vẽ từ cái chi tiết đi ra, thì phương pháp vẽ của đa số sẽ đi từ phác thảo sơ bộ rồi mới bổ sung chi tiết trên cái nền đó. Vì vậy, khi đối diện với một thử thách, đừng hoảng trước sự phức tạp của điều ấy, mà hãy hỏi: "Mình sẽ triển khai đi từ cái nền như thế nào?"
Bước 1: Tạo phác thảo hình khối cho điều bạn làm
Bước 1: Tạo phác thảo hình khối cho điều bạn làm
Hãy để lần tiếp xúc, va chạm với sự học hỏi mới của bạn tạo nên lớp nền cung cấp tiếp thông tin cho điều bạn cần làm tiếp theo. Vì từ khoảng không, chưa biết gì mà bạn bắt đầu nên hãy để tâm trạng thoáng, tinh thần thử nghiệm với điều bạn làm. Không ai có thể mà thành đại tài qua vài ngày cả.
Bước 2: Tiếp tục bổ sung phần "lượng"
Bước 2: Tiếp tục bổ sung phần "lượng"
Bước 3: Để phần "lượng"chuyển hóa thành phần "chất"
Bước 3: Để phần "lượng"chuyển hóa thành phần "chất"
Trong quá trình đó, hãy "thử" mà đừng "cố". Đó là 2 góc nhìn, 2 trạng thái tâm lí khác nhau mà sẽ đem lại kết quả khác nhau.
Cách biệt giữa lựa chọn bỏ công làm điều mình mong ước hay chiều theo thói quen mang lại sự thoải mái cho bản thân là khoảng khắc bạn mặc kệ mọi sự phân vân và...
"thử",
"thử" ,
tiếp tục "thử" ...
cho tới khi mỗi ngày đó tích lũy thành tháng năm.
Bạn sẽ bất ngờ với quãng đường đã đi được.