Khi thiên thần “sa ngã”, các Startup cần biết tự bảo vệ mình
Từ sau sự thất bại của The Kafe, các Startup đang dần trở nên thận trọng hơn với các nhà đầu tư mạo hiểm. Bài viết dưới đây giải thích...
Từ sau sự thất bại của The Kafe, các Startup đang dần trở nên thận trọng hơn với các nhà đầu tư mạo hiểm. Bài viết dưới đây giải thích về xu hướng đầu tư thiên thần, qua đó cung cấp cho các Founder một bức tranh toàn cảnh và cái nhìn cẩn trọng hơn, tìm ra các biện pháp tự bảo vệ để đảm bảo doanh nghiệp của mình phát triển bền vững.
“Hãy nói cho tôi biết về bảng giá trị vốn hóa của bạn?”, tôi đã hỏi founder của một startup ở giai đoạn đầu như vậy. Anh ấy thực sự vô cùng đam mê công việc kinh doanh của mình, và cũng đã tập hợp được một đội ngũ hàng đầu để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng đó.
Nhưng chính sự gan góc và quyết tâm đã giúp anh vượt qua được những thử thách trước đây, lại khiến anh bắt đầu chùn bước. Anh có một bảng giá trị vốn hóa doanh nghiệp không hề tươi sáng, và anh biết điều đó.
Anh nói với một chút ngại ngần: “Các nhà đầu tư thiên thần của chúng tôi sở hữu 60% cổ phần công ty. Tôi có 35% và phần còn lại được chia đều giữa các team.”. Sau đó, anh ta tiếp tục giải thích rằng sự định giá “ăn cướp” đó dựa trên sự gia tăng vốn đầu tư từ vòng đầu tư thiên thần cuối cùng, đến từ nguồn doanh thu vượt trần mà các nhà đầu tư thiên thần áp đặt, và điều đó đã hình thành như một tiền lệ.
Tôi nhanh chóng nhận ra rằng nhóm này đang phải vật lộn để kiếm nguồn vốn từ các công ty đầu tư mạo hiểm khác để tồn tại- bởi vì, chính họ cũng đã bị áp đặt bởi các điều kiện mà các nhà đầu tư thiên thần trước đó đã thiết lập nên: một tầm nhìn ngắn hạn, sự phân tán trong giá trị vốn hóa doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp quá cao và thiếu đi sự hỗ trợ trong chiến lược. Anh ấy đang mất dần ý chí khởi nghiệp khi bị mắc kẹt trong đám hút máu người đó. Cụm từ “thiên thần” giờ đây không còn là một phép ẩn dụ chỉ con đường giúp Startup 1 bước lên mây, mà thay vào đó, lại khiến Startup trở nên giống như dưới địa ngục.
Hãy so sánh và đối chiếu tình huống này với một kịch bản, trong đó một nhà đầu tư thiên thần đã giới thiệu chúng tôi với Founder của một công ty mà họ đã từng hỗ trợ (thường có một định giá thích hợp cho trường hợp này), và chúng tôi rót vốn ở vòng tiếp theo.
Startup này là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 thế giới: một nhà đầu tư thiên thần đam mê và kinh nghiệm, được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư tổ chức (Institutional Capital: quỹ lương hưu, các công ty bảo hiểm nhân thọ, quỹ tương hỗ, công ty chứng khoán, công ty đầu tư). Các nhà đầu tư thiên thần càng gần gũi với Startup hơn, họ càng có nhiều cơ hội để xây dựng các điều khoản dựa trên thỏa thuận của họ để thu hút các quỹ đầu tư tổ chức.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, tôi tự hỏi điều gì đang xảy ra trong giới đầu tư thiên thần. Đại học Willamette xuất bản báo cáo mới nhất, nghiên cứu về những quỹ đầu tư thiên thần trên khắp nước Mỹ. Và tôi cũng đã tìm ra một vài xu hướng vô cùng thú vị.
Like fanpage Topica Founder Institute để đọc thêm những bài viết hữu ích cho các Startup.Bạn quan tâm đến chủ đề nào, hãy cho chúng tôi biết: LINK
Các Founder đang có xu hướng bán rẻ “con cưng” của mình
6 năm trước, vòng đầu tư thiên thần đã pha loãng khoảng 25% số cổ phần của Founder. Hãy nhìn vào đường màu vàng trong biểu đồ phía dưới, quyền sở hữu đang giảm dần về 20%. Nghĩa là các Founder đang hướng đến sự tăng trưởng to lớn, nhưng lại bán rẻ “ý tưởng” để bắt đầu mọi thứ?
Đừng kí hợp đồng với quỷ dữ, hãy sử dụng 20% đó làm điểm chuẩn để giữ cho bảng giá trị vốn hóa của bạn sạch sẽ. Không nên để một nhà đầu tư thiên thần nắm giữ phần lớn công ty của bạn trừ khi họ đảm nhận một vai trò quan trọng. Thứ một nhà đầu tư thiên thần mang lại không nên chỉ là tiền, hãy tìm ra các nhà đầu tư phù hợp và lợi dụng các giá trị cộng thêm từ họ như kinh nghiệm, network, sự hỗ trợ trong điều hành,…
Bạn có thể nhận thấy điều này qua biểu đồ ở trên khi kích thước của thanh màu xanh và đường chấm màu xanh lá cây có mức tăng trưởng 67% trong 1 năm. Ấn tượng hơn, định giá trung bình các giao dịch ở vòng đầu tư thiên thần là cao nhất theo bảng dưới đây.
Có 2 lí do chiều này:
- Các nhà đầu tư thiên thần đang thoải mái hơn trong các thương vụ với các nhà đầu tư tổ chức (và ngược lại).
- Các nhóm đầu tư thiên thần đang tụ họp lại để tài trợ của các doanh nghiệp ở vùng địa lí đói nghèo. Vậy điều này có ý nghĩa như thế nào đối với giới doanh nhân? Hãy giữ mới quan hệ thật gắn kết đối với các nhà đầu tư thiên thần. Họ không chỉ là nguồn tài trợ ban đầu mà còn có thể hỗ trợ cho các vòng đám phán và tăng trưởng mở rộng thị trường trong tương lai.
Các quỹ đầu tư thiên thần đang nổi tại các thị trường thiếu nguồn đầu tư, hãy nhìn vào bảng dưới để thấy được 12 quỹ đầu tư thiên thần hoạt động mạnh mẽ nhất. Hãy chú ý xem bao nhiêu trong số đó nằm ngoài trung tâm truyền thống của các vốn đầu tư mạo hiểm.
Vậy những quỹ đầu tư thiên thần này mang đến thiên đường hay địa ngục đối với các Startup? Có vẻ như các xu hướng thị trường đã làm cho những nhà đầu tư thiên thần trở nên phức tạp hơn, có tổ chức và tích hợp hơn vào hệ sinh thái vốn hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn đầu. Tôi nghĩ rằng đây là một điều tốt, đặc biệt là khi những nhà đầu tư thiên thần được kết hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư tổ chức.
Đăng kí tìm hiểu chương trình TFI — khóa 6 tại đây: http://topi.ca/tfibatch6j
Link event: https://www.facebook.com/events/302504193496771/?fref=ts
Link event: https://www.facebook.com/events/302504193496771/?fref=ts
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất