1. Trước nay trên thị trường sách có lẽ số đông mọi người đều từng biết và đọc hai cuốn sách cũng khá nổi tiếng, Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie và cuốn sách Hướng Nội của Susan Cain.
Nếu ai đã đọc cuốn của Susan Cain thì có lẽ đều biết rằng cuốn sách của bà đã từng gây bão với một điểm rất đặc biệt đó là, quan điểm lý luận của bà ấy chống tuyệt đối cuốn sách Đắc Nhân Tâm của Carnegie.
Susan Cain cho rằng cái thói trong Đắc Nhân Tâm là cái thói giả vờ, đem bán hàng, cố gắng sống kiểu giả tạo, cố gắng tạo ra các phương diện xã hội để dễ hòa nhập với mọi người. Trong khi điều đúng đắn là họ phải tìm ra và phát huy cái tiềm năng của chính họ. Bà nhận định là cuốn sách đó nó đại diện cho một thời đại văn hóa tiêu dùng giả tạo, nói chung trong cuốn sách của bà, bà chống lại thời đại của Carnegie ác liệt.
Sau đó mới đây nhất mình có đọc bộ sách tâm lý về Hướng nội Hướng ngoại của tác Oopsy, đồng quan điểm về khía cạnh cần nhận diện được ưu điểm của mình và giúp nó phát huy mạnh mẽ hơn đấy mới là con đường mình sống đúng với cái tôi của mình. Vì thật ra khi chúng ta quen với việc khôn khéo trong giao tiếp để được việc, thì đồng thời chúng ta liên tục không thừa nhận cái tôi của chính mình, chúng ta tự tích lại những tổn thương bên trong chúng ta, theo một khía cạnh khác kiểu như “Không thể từ chối cũng là một loại từ hại”.
Nhưng trong toàn bộ cuốn sách cùa Oopsy lại liên tục đả phá mạnh mẽ những quan điểm của Susan Cain, họ lật ngược lại rất nhiều khẳng định của Susan Cain, họ cho rằng, cuốn sách của bà đã khiến người ta hiểu nhầm nghiêm trọng về những đặc tính thật sự của người hướng nội hướng ngoại.
Cá nhân mình đánh giá, bất cứ ai cũng đều nên đứa 4 cuốn sách này vào dạng Must read - Sách nhất định phải đọc. Vì sao?
Rất có thể là không có đúng sai, nhưng chỉ khi chúng ta hiểu toàn cảnh chúng ta mới có thể đứng lên trên tất cả những điều đấy
2. Đọc cuốn Đắc Nhân Tâm để chúng ta hiểu một phương diện thế này, quan điểm của Đắc Nhân Tâm là quan điểm rất nổi tiếng chú trọng vào việc tạo nên giao tiếp xã hội. Giao tiếp xã hội này giúp người ta bán hàng, kí hợp đồng giao dịch… Sự khôn khéo trong giao tiếp mà ông nhắc tới đúng là nó có tác dụng thật. Và buồn cười là trong đấy ông chỉ nhắc đến việc nhờ thông thao cái đấy mà mày lên chức, mày bán hàng, mày được việc, mày thuyết phục được người ta, ông không hề nhắc đến tình yêu tình báo, cái tôi nội tâm của mỗi người, ông chỉ nhắc đến việc làm việc hiệu quả.
Một trong những tính cách được nhấn mạnh trong cuốn sách đó là Chân Thành. Cùng một lời khen chúng ta nói với ai đó, “Sự khác nhau giữa cảm kích và tâng bốc nằm ở đâu? Rất đơn giản điều này thành thực còn điều kia không thành thực. Một điều xuất phát từ tấm lòng một điều chỉ từ cửa miệng. Một điều vô tư, chân thành, một điều ích kỉ có mục đích”. Thực sự buồn cười, rằng ai cũng biết khen ngợi là điều ai cũng thích, và nó có tác dụng trong giao tiếp, nhưng làm thế nào để lời khen đó là chân thành, làm thế nào để phân biệt giữa sự chân thành và ngụy-chân thành, thì ông không lại không hề dạy người ta.
Bà Susan Cain xét đấy là một thời đại văn hóa bệnh hoạn, có vấn đề, không ổn. Bà còn liệt kê ngoài Carnegie còn có một tên tuổi nổi tiếng nữa. Nhưng ông Carnegie bị nhắc đi nhắc lại trong hệ thống của bà, như một quan điểm chống đối, chắc là vì thế nên cuốn sách của bà cũng rất nổi tiếng. Nó tự định vị mình bằng cách nó muốn thay thế Đắc Nhân Tâm.
3. Vậy còn Susan Cain và Oopsy thì sao?
Có một điểm đặc biệt dù muốn hay không, cho dù bà nhắc đến quan điểm người Hướng nội hướng ngoại rồi nhưng bà hoàn toàn tránh đả động đến lý thuyết của Carl Jung. (Bất cứ ai học tâm lý chắc đều biết đến ông, một bác sĩ tâm thần, một nhà tâm lý học Thụy Sĩ nổi tiếng với trường phái Tâm Lý Học Phân Tích (analytical psychology), tư tưởng của ông ảnh hưởng lớn đến rất nhiều nhà tâm lý học và các phòng trào tâm linh hiện đại sau này)
Theo quan điểm của Jung thì ông có đưa ra các mẫu hình nhân cách, các mẫu hình tâm lý. Và Oopsy đặt vấn đề theo cách của Jung là cách tư duy nội tâm, tính cách bên trong là như vậy, họ đưa thế giới bên ngoại vào bên trong như một phần nội tâm. Còn Susan dùng những ranh giới xã hội quan hệ xã hội để định nghĩa người hướng nội hướng ngoại. Tức là ngại đám đông hay không ngại đám đông, phù hợp với tập thể hay không phù hợp với tập thể, thích nói hay thích phối hợp với mọi người để làm việc, thích bán hàng hay thích giao tiếp, tức là dùng tất cả những biểu hiện bề mặt của xã hội để đánh giá một người là hướng nội hay hướng ngoại.
Đấy là hai hướng đánh giá khác hẳn nhau. Tức là bà dùng khái niệm xã hội của người hướng ngoại để đánh giá người hướng nội và nó ra một cái thể lẫn lộn. Còn Jung là xuất phát từ thế giới nội tâm là của một người siêu hướng nội để xây dựng mô hình người hướng nội hướng ngoại, cho nên nó sẽ ra một sản phẩm của một người hướng nội.
Oopsy chia sẻ “Bà Susan Cain cho là, toàn bộ cuốn sách Quiet của bà ấy chỉ có một điều, làm sao để sống với chính mình. Và bà nói, động lực sống với chính mình chỉ tồn tại ở người hướng nội. Đây lại là một ngộ nhận của một người hướng ngoại!
Thật ra sống với chính mình là khao khát của người hướng ngoại chứ không phải là của người hướng nội. Người hướng nội sống trong biển tình thương, cần được người khác quan tâm hỏi han…
Vì bà không phải là một nhà tâm lí học, cũng không phải là một nhà trị liệu tâm lí. Bà ấy không biết sự khác biệt giữa thái độ, cảm xúc, tâm trạng, tâm lí, tính cách, và thậm chí là bản sắc. Bởi vì bản sắc là tổng hợp của các tính cách. Thậm chí, thuyết hành vi của Mỹ đã ảnh hưởng bà ấy đến mức, bà ấy lầm lẫn giữa hành vi và bản sắc. Cái tôi, cái sâu thẳm trong tôi, đấy là những điều tôi làm. Thậm chí, thật là khó cho bà để có thể phân biệt giữa cái tôi xã hội, cái tôi theo kiểu bản năng, và cái tôi theo kiểu bản ngã (phân biệt giữa Id, Ego và Superego)
Cái lối viết không quan tâm đến những vấn đề thực sự của người ta, mà Susan Cain đã tạo nên buồn cười là nó có một thứ sức mạnh rất sắc bén. Đó là thứ sức mạnh sắc bén chúng ta thường thấy ở những người hướng ngoại – những kẻ không quan tâm đến người khác nghĩ gì, mà chỉ quan tâm đến việc mình nghĩ gì, nói ra những gì mình cho là đúng; thiếu khả năng đồng cảm, bởi vì chưa từng phải sống trong một cuộc sống chịu đựng và liên cảm của một người hướng nội”.
4. Trong bộ sách của Oopsy, họ đã cố gắng làm sáng tỏ rất nhiều sự thật mà trước đây ta hiểu lầm như là:
- Hướng nội là người giỏi giao tiếp, vì khả năng của họ là sao chép cái tốt nhất, khả năng của họ là đồng cảm, họ quen đặt mình vào vị trí người khác, họ có thể đưa mình vào trạng thái cười nói, đau buồn cùng bạn, để an ủi, động viên kết nối với bạn... Ví dụ có một cô nhân viên luôn cười nói với mọi người, họ nghĩ: "Chắc cô bé này là người hướng ngoại". Không đúng như thế. Cô nhân viên tỏ ra là người hướng ngoại bởi vì cô ấy đã sao chép cái mẫu được mọi người yêu quý. Cô ấy biết cách nói làm sao để cho mọi người yêu quý mình.Bản chất cô ấy là người hướng nội, bản chất cô ấy là người rất hay dằn vặt, nhạy cảm, nhiều cảm xúc, sợ mọi người không thích mình... Còn người hướng ngoại thì rất có thể họ sẽ cau mày và nói "mày khóc làm gì cho nó khổ ra". Họ có thể giỏi thuyết phục và đàm phán nhưng không giỏi giao tiếp riêng tư thân mật như người hướng nội đâu.
- Khi một người hướng nội trở nên thành công thì họ trở thành một người hướng ngoại. Trong đó có lấy ví dụ về một tác giả nữ, từ một người hướng nội sau khi ra sách trở nên nổi tiếng nhiều người biết đến. Mọi người tưởng tượng, từ một cô gái không nổi bật cô bắt đầu đi diễn thuyết, trả lời độc giả, chia sẻ với nhiều người hơn… thì cô tự dưng trở thành một người hướng ngoại, luôn hướng ra thế giới bên ngoài. Đấy không phải chuyển dịch, đấy là bản chất.
- Với mỗi con người, thì người bên trên họ, người có quyền lực với họ luôn luôn là người hướng ngoại và người bên dưới họ luôn luôn là người hướng nội. Một logic kì lạ trong đời sống và Oopsy đã giải quyết mâu thuẫn đấy trong cuốn sách này. Ví dụ với bạn Linh bố mẹ luôn luôn là người hướng ngoại “Con người ta… mày ra ngoài đường đi… mày thế này thế kia đi…”. Nhưng thực ra bố mẹ Linh về bản chất lại là người hướng nội. Đối với xã hội thì họ luôn thu mình, kiểu luôn luôn chịu phần thiệt hơn, luôn biết nhường nhịn yêu thương nhiều cảm xúc, người ta nói thì lập tức sợ. Đấy là đặc điểm người hướng nội đúng không?
Nhưng đối với bạn Linh thì đặc biệt khó chịu “Sao bố mẹ mình hướng ngoại thế nhỉ”. Còn với người dưới mình, thì Linh lại thấy con em gái mình là người hướng nội “Con này sao mày nhát thế nhờ, sao mày dở hơi thế, sao mày chẳng bao giờ nói rõ ra…”. Em gái Linh nó cũng nhìn Linh như một người hướng ngoại, và trong quan hệ với riêng Linh nó biến thành người hướng nội.
- …
Quá hay, thực sự hay!
5. Cả bốn của sách này đều được viết một cách rất dễ hiểu, và có lẽ thêm bộ sách này của Oopsy, nó sẽ tạo ra một làn sóng phản ứng rất mạnh mẽ, có thể gọi là vạch trần những gì chúng ta vốn luôn cho là đúng.
Ngoài ra trong sách Oopsy họ có vẽ ra một mô hình mình chưa từng đọc ở đâu, đó là không phải bạn cứ IQ cao hay EQ cao thì bạn thành công, mà con đường đó cần thống nhất cả 4 cái giá trị đó là:
- Chỉ số thông mình (IQ) năng lực của người hướng ngoại
- Chỉ số cảm xúc (EQ) năng lực của người hướng nội
- Chỉ số nỗ lực (PQ)
- Và chỉ số xã hội (SQ).
Phải cần đủ cả 4 yếu tố, xây dựng được 4 mô hình tính cách đấy để tiến đến cái thành công của xã hội, cách thức để phát huy ưu điểm của mỗi người.
Nói chung thực sự là rất rất nên đọc, đọc để hiểu được bản chất của chính mình và để hiểu được rằng thay vì đặt vấn đề hướng nội hướng ngoại, thì đặt vấn đề là bạn có thông minh hay không? Bạn có thêm kĩ năng xã hội hay không? Bạn có tư duy tốt hơn không? Bạn có thêm ý chí nỗ lực không? Và làm thế nào để đạt được những điều đó. Đấy mới là những điểm để thay đổi cuộc đời bạn, chứ không phải tập trung vào đặc điểm của người hướng nội hướng ngoại.
Nếu giả sử cuộc đời bạn chỉ có thể chọn 4 cuốn để đọc đi đọc lại, thì mình nghĩ nó nên là 4 cuốn này.
Bộ͟ ͟s͟á͟c͟h͟ ͟t͟u͟y͟ệ͟t͟ ͟v͟ờ͟i͟,͟ ͟n͟h͟ấ͟t͟ ͟đ͟ị͟n͟h͟ ͟p͟h͟ả͟i͟ ͟đ͟ọ͟c͟!͟!͟!͟
Re: Sâm la vạn tượng