Năm lên 6, mẹ dặn đi học phải ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, hiền lành lễ phép, gọi dạ bảo vâng. Năm lên 9, lên lớp bị bạn bè bắt nạt, ấm ức quay về lặng lẽ khóc một mình không dám mách mẹ sợ trở thành một đứa không ngoan khi kể cho mẹ nghe sợ mẹ nghĩ rằng con phải làm sao đấy thì người ta mới không thích con.
Năm lên 11, lớp 4 mãi rong chơi theo bạn bè, lên lớp buôn chuyện âm thầm trong giờ học không chú ý bài. Đến một đêm cuối cùng trước khi thi mẹ hỏi bài vở tới đâu rồi con, con lắc đầu buôn lời than thở, con chẳng hiểu gì hết mẹ ơi, con không thích môn lịch sử, cũng không thích địa lý học chẳng vào đầu chữ nào. Đêm tối, mưa rả rích cầm cây đèn pin, cái thước kẻ, bút chì vào mùng thì thào nói với mẹ, mẹ ơi con không thuộc bài con không biết ngày mai con phải làm sao nữa. Mẹ giận lắm nhưng cũng thôi, vừa chỉ con gạch chân những từ quan trọng vừa nhắc con phải nhớ học thuộc nội dung câu hỏi. Năm lên 12, lớp 5 con hồi hợp trước kì thi học kì 1 môn toán, con biết mình không phải đứa thông minh, đầu óc lại có suy nghĩ kì quặc không hợp logic của môn toán chút nào, nên con sợ vào thấy đề bài con sẽ không đủ tỉnh táo để làm đúng các bước thầy dạy. Mà càng lo càng dễ thành hiện thực, mẹ cũng biết, trước đêm thi mẹ dặn đừng căn thẳng nha con, người ta làm được mình cũng làm được thôi, nghe xong con tự tin hẳn. Buổi tối hôm sau, có thời gian nghỉ ngơi mẹ hỏi nhỏ làm được bài không con, con hớn hở, kể mẹ nghe đề bài cách con làm cách giải toán. Mẹ âm thầm cảm thấy không ổn, mẹ biết lúc đó con đã hiểu sai đề và làm bài sai cách, phân tích cho con thấy phần này đáng ra phải chuyển vế nhân chia trước rồi đến cộng trừ sau, nhưng con lại làm sai thứ tự, đêm đó con thật sự muốn khóc, hối hận, buồn bã chẳng biết đi về đâu. Mẹ an ủi sẽ ổn thôi con, ai chẳng có lúc sai, con nên rút kinh nghiệm.
Không ai sinh ra đã là thiên tài, câu chuyện về những người mẹ vĩ đại trên thế giới này là có thật. Một nhà bác học vĩ đại như Edison khi còn là một đứa trẻ lơ mơ từng bị nhà trường từ chối nhận nhưng nhờ có sự dũng cảm và tấm lòng yêu thương bao la của người mẹ mà ông trở thành một thiên tài của thế kỉ. Lên cấp 2, mẹ lo lắng khi chuyển tới một ngôi trường mới chẳng biết con sẽ thích nghi ra sao, con học hành ổn không. Có thể mẹ đã quá lo lắng, trái ngược lại tôi học hành rất suôn sẻ thích nghi rất nhanh với môi trường này, hăng hái học tập gặt được khá nhiều thành tích. Luôn đồng hành bên tôi mỗi khi gặp khó khăn là câu nói của mẹ, người ta làm được thì con cũng làm được, con đừng lo lắng. Thật sự phải cảm ơn mẹ vì mẹ là nguồn động lực cũng là người bạn trước giờ luôn bên cạnh động viên tôi đứng dậy sau mỗi lần té ngã trước khó khăn.
Năm cấp 3, gia đình có chuyện xào xáo, tôi bận rộn lao vào rong chơi mong quên đi những căng thẳng trước khi trở về nhà. Đêm nào, ngày nào cha cũng say khướt, mẹ mệt mỏi, nhiều lần cải vã, đỉnh điểm là một cái tát thẳng vào mặt mẹ trong lúc cả hai người cùng lớn tiếng. Mẹ suy sụp, lấy nhau bao năm chỉ từng nặng lời nhưng cha chưa từng đánh mẹ một bạt tay nào. Rồi nhiều đêm sau đó tôi thấy mẹ hay khóc còn cha đi đến khuya mới về. Căn nhà rộn rã tiếng cười, mỗi tối bốn người cùng chen chút xem tivi nay đã không còn. Mẹ mỗi đêm đều đi ngủ sớm, tôi và em co ro xem thời sự hết thời sự thì xem hoạt hình mãi đến khuya cuối cùng cũng nghe tiếng gõ cửa của cha. Không biết đến bao lâu, sự dày vò trong im lặng đó mới kết thúc nhưng tôi nhớ đấy là lần kinh khủng nhất trong tuổi thơ của mình. Sau đó cha mẹ rồi cũng làm lành nhưng đôi khi mẹ cũng nhắc lại chuyện đã cũ, gia đình đang vui vẻ bổng lặng đi. Mọi chuyện từ từ có thể trở lại như trước nhưng cái không khí ấm cúng trong nhà dường như vơi đi nhiều, tôi buồn bã hụt hẫn kết quả học tập lại xa sút. Kỳ thì đại học vừa qua, suýt thì không vào được nguyện vọng mình mong muốn, tôi lặng đi, cũng chẳng biết phải chia sẻ cùng ai mọi sự hỏi thăm của mọi người, kể cả mẹ như gợi nhớ tôi về nỗi băng khoăn trong đầu, liệu mày sẽ ra sao, đi đâu về đâu.
Cuối năm nhất đại học, tôi coi như là đánh bạo dẫn bạn về nhà. Cũng không thể nói là dẫn chỉ là bạn chở tôi về rồi tôi vào nhà mời bạn cốc nước. Mẹ dường như tức giận, mặc bạn chào hỏi, mẹ cũng chẳng buồn nhìn lấy lần nào. Tiễn bạn về lòng tôi bối rối, chẳng hiểu trong mắt mọi người mời một người bạn chở mình về vào nhà lại thành một điều không mấy tốt đẹp. Tôi im lặng trùm chăn, rơi vào giấc trước bao ngổn ngang trong đầu. Vài tuần sau đó tôi quay về nhà, cơm nước xong xui mẹ bảo mẹ muốn nói chuyện với con, gương mặt mẹ đầy nét nghiêm trọng. Mẹ nói mày có biết làm như vậy là mất duyên của một đứa con gái không, mày là chị hai rồi sau này em mày sẽ thế nào, mẹ không muốn nhìn thấy thằng đó nữa, từ khi học đại học con đã phát triển rồi còn vượt xa hơn sự hiểu biết lâu nay của mẹ về con nữa. Tôi nén nước mắt, phân trần cũng không cải lại, tôi không nghĩ mời bạn vào nhà uống nước vì trời nắng gắt đã là sai, làm nam thì không được mời vào nhà sao, thì ra cửa nhà mình thật sự chật chội đến thế. Bao nhiêu suy nghĩ tiêu cực cứ vây hãm trong lòng, thì ra đây cũng không phải là nhà của con, chủ nhà không cho phép thì một người bạn cũng không được bước chân vào.
Từ đó, tôi và mẹ cũng dần có khoảng cách, tôi im lặng, mẹ hỏi tôi trả lời, những vấn đề riêng tư khác tôi hạn chế nhắc đến. Những khó khăn trong cuộc sống tôi tự đối mặt lấy, trên giảng đường không hiểu bài, đi thi suýt rớt môn, bạn bè xa lánh, hiểu lầm tôi đều ôm vào lòng, bao nhiêu tâm sự cũng chẳng cần tìm người thổ lộ nữa, vì tôi biết, từ khi nhìn thấy ánh mắt khinh thường của mẹ nhìn người bạn của mình hình tượng về mẹ trong tôi bị rạn nứt, buồn bã nhiều hơn là kỳ vọng.
Lần khác trong một lần trò chuyện cùng gia đình chủ đề ất ơ nào đó dẫn tới câu chuyện là con gái lấy chồng sẽ khổ, em gái tôi dõng dạt nói con sẽ không gả đi đâu cả, trừ khi người đó chịu ở rể nhà mình, không thôi thì con sẽ ở cạnh cha mẹ đến già. Tôi bật cười, chưa kịp nói gì thì mẹ cất tiếng, chưa biết ra sao đâu... tới đó không chừng có đứa cuốn gói bỏ nhà chạy theo người ta, mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt sâu xa. Nụ cười như nghẹn lại ở môi, cổ họng tôi có chút chua xót, có mặc định là mọi chuyện sẽ theo hướng mẹ nghĩ đâu mà mẹ lại buôn lời chua xót đến vậy, tôi im lặng lủi thủi đi ra sau bếp ngồi. Để lại hai mẹ con tiếp tục cười nói.
Hôm nọ, nhận được quà của một bạn nữ trong lớp, tiện thể đang ngồi bên cạnh mẹ tôi cười tít mắt khoe, mẹ ơi xem nè con có một người bạn gửi tặng con món quà, hay lắm. Mẹ đang hiền hòa bổng thay đổi cất tiếng hỏi, bạn ở đâu, học chung khi nào, quen biết ra sao, sao lại tặng, nhận quà của người ta có biết đúng sai không? tôi thoáng ngây người, từ bao giờ mẹ mình lại đa nghi thế này. Sau những câu trả lời của tôi mẹ dường như còn chưa tin hẳn gặn hỏi thêm, tất cả đều là sự thật chứ, ánh mắt ngờ vực của mẹ làm cho tôi nghĩ rằng lẽ nào mẹ nghĩ mình thành một đứa bịa chuyện lời nói thật sự không còn đáng tin nữa.
Từ nhỏ cha đi làm ăn xa bên cạnh tôi chỉ có mẹ và em gái, thế giới quan của tôi được xây dựng qua những lời răn dạy của mẹ, như thế nào là tốt, như thế nào là xấu. Nhưng tôi chưa từng nghĩ người mình tin yêu, luôn là tấm gương cho mình lại chỉ trích mình vì một lần mời bạn vào nhà uống cốc nước như thế này, vừa tức cười, vừa chua chát. Ba mẹ là người yêu thương mình vô điều kiện, ngoài kia có sống gió chỉ cần trở về mái ấm là mọi thứ bổng chốc an nhiên, ừm đó là nhận định riêng của mỗi người, còn tôi thì không chắc như thế, càng đi ra ngoài tự nhận định đúng sai tôi càng yên lặng, đôi lúc không muốn trở về nhà, sợ nhìn thấy cha say khướt, sợ câu hỏi hang chỉ trích không cần lời phân trần của mẹ, sợ cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.
Chỉ ghi lại những gì mình muốn ghi thôi.