Khi nào bệnh đái tháo đường ở trẻ em không phải là typ 1 mà cũng chẳng phải typ 2
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), nếu xuất hiện ở trẻ em hoặc người dưới 35 tuổi thì thường sẽ là ĐTĐ typ 1. Nhưng hiện nay cũng gặp không...
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), nếu xuất hiện ở trẻ em hoặc người dưới 35 tuổi thì thường sẽ là ĐTĐ typ 1. Nhưng hiện nay cũng gặp không một số trẻ em bị béo phì và mắc ĐTĐ typ 2. Tuy nhiên cần thận trọng với các trường hợp đặc biệt, có thể bị ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ đơn gen.
Một đứa trẻ bị mắc ĐTĐ, có thể không phải là typ 1 khi:
1. ĐTĐ xuất hiện trong 6 tháng đầu đời (vì cực kỳ hiếm gặp ĐTĐ typ 1 ở lứa tuổi này). Có thể trẻ bị ĐTĐ sơ sinh nếu chẩn đoán ĐTĐ ở trẻ từ 6-12 tháng tuổi và không có bằng chứng tự miễn dịch hoặc nếu trẻ có các đặc điểm khác như khiếm khuyết về di truyền hoặc tiền sử gia đình bất thường
2. Tiền sử gia đình có một Bố, Mẹ và anh chị em ruột bị ĐTĐ
3. Các kháng thể kháng tiểu đảo tụy (-), nhất là xét nghiệm khi chẩn đoán
4. Chức năng tế bào β tụy được bảo tồn, cần insulin liều thấp và C-peptide (+) trong máu hoặc nước tiểu, có một giai đoạn lui bệnh một phần (ít nhất là 5 năm sau khi được chẩn đoán)
Một đứa trẻ bị mắc ĐTĐ, có thể không phải là typ 2 khi:
1. Không phải mọi thành viên trong gia đình đều bị béo phì nặng
2. Không phải mọi thành viên trong gia đình đều có dấu gai đen và/hoặc các dấu hiệu khác của hội chứng chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu
3. Tiền sử gia đình có một Bố, Mẹ và anh chị em ruột bị ĐTĐ, đặc biệt người đó không bị béo phì và không có các dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa (gợi ý ĐTĐ đơn gen)
4. Phân bố mỡ bất thường, ví dụ ở vùng bụng hoặc chân tay
Nguồn: ISPAD Clinical Practice Consensus Guidelines 2022: Management of the child, adolescent, and young adult with diabetes in limited resource settings
Tài liệu tham khảo:
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất