Mình đọc quyển này lúc dịch covid 19 đang bùng nổ tại Trung Quốc, thời điểm thế giới băn khoăn về sự sống và cái chết. Cũng có nhiều người review quyển này rất hay. Tuy nhiên mình có cảm giác Paul vẫn chưa kịp viết hết những gì anh trải nghiệm. Dưới góc nhìn của đạo phật câu chuyện vẫn còn tiếp diễn, vẫn còn thiếu thiếu điều gì đó. Thử cùng mình nhìn lại một chi tiết này nhé:
Mình chợt rung động khi nghe đến chi tiết"Cái chết và triết học." - mà bác sĩ Paul Kalanithi nhắc đến trong quyển Khi hơi thở hoá thinh không.
Nếu ai chú ý đến đoạn Paul đến thăm nhà người bạn là một bác sĩ, lúc đó anh đã có dấu hiệu ung thư. Anh đến đây để nghỉ dưỡng và bình tâm để đưa ra quyết định có điều trị không. Anh có nhắc đến hình 3 đứa trẻ con của bạn mình. Sau đó liên tưởng đến anh 20 năm về trước, Paul chợt rùng mình vì mới ngày nào anh còn là đứa trẻ mơn mởn sức sống, này lại héo tàn vì ung thư. Điểm khởi đầu cũng là điểm kết thúc. Anh dần hiểu nhưng chưa thể nói ra được cảm giác ấy.
Với mình đây là chi tiết đắt giá nhất của quyển sách. Lúc mà Paul cảm thấy thân thiện, có thể bắt đầu giao tiếp được với cái chết. Như một cú thức tỉnh để giúp thay đổi trạng thái nơi con người anh ấy. Còn lại, những chi tiết mà mọi người hay review: cố gắng, nghị lực phi thường, cảm động ... Nếu chỉ dừng lại ở những chuyện đó thì ko ít bệnh nhân, tác phẩm đều làm được, không còn là tinh túy nữa.
Theo những nhà huyền môn: Luân xa thứ 2 Svadhisthana tức hara, là trung tâm của cái chết. Là một trong hai luân xa bị xã hội làm hư hại. Đa phần mọi người đều nói: đừng nghĩ về cái chết, cái chết là xấu xa.
Nhưng để thực sự tu tập, đạt trạng thái siêu việt, samadhi như Đức Phật thì phải nhận biết được cái chết. Phải giúp luân xa thứ hai vận hành tối ưu....
Từ cái không mà có vũ trụ rồi vũ trụ cũng trở về cái không ấy.
Saigon 19/04/2020