Câu chuyện tưởng chừng không thể nào có thể dễ dàng hơn với bất cứ ai đã, đang, và từng làm về Kiến Trúc lại có thể làm khó hầu như tất cả những con người mà tôi từng hỏi. Điều này dấy lên một câu hỏi trong tôi rằng hoặc chúng ta quá dễ dãi với những thứ mà chúng ta tiếp nhận và những thứ mà chúng ta thụ hưởng mà quên đi giá trị của chúng hay bản thân từ “kiến trúc” chỉ đơn giản là một từ tượng hình tượng trưng cho một giá trị trong thấy được, trực quan, dễ tiếp cận đến mức chúng ta cũng không cần phải định nghĩa.

Kiến trúc khó hiểu

Nhưng tại sao một giá trị đơn giản lại có thể làm khó quá nhiều người khi được hỏi, sự “khó” này đến từ đâu, theo tôi thì cái “khó” này đến từ việc khó định nghĩa, khó hiểu, hay đơn giản là chúng ta bỏ qua chữ “khó” này vì chính chúng ta đôi khi cũng không thể tự giải thích từ này sao cho đúng, sao cho hiểu được, và rộng hơn là sao cho chia sẻ được cho người khác. Có lẽ cái “khó” này khiến chúng ta phải chấp nhận sự dễ dãi khi đối mặt với “kiến trúc”, thái độ “khó quá cho qua” hay mặc định chấp nhận giá trị đơn thuần của “kiến trúc” là cách tốt nhất để có thể đơn giản hoá “kiến trúc” và ghi nhận.
Nhưng thật sự, khi tôi hỏi thêm “kiến trúc” và “công trình” khác nhau ra sao? Thì quả thật mọi người đã bắt đầu nhận ra vấn đề, có lẽ “kiến trúc” không hình tượng như những gì họ nghĩ, một số người nhận ra sự tương đồng trong định nghĩa “công trình” với định nghĩa về “kiến trúc” trong họ về giá trị, một giá trị khó có thể phân biệt, tách rời, nhưng là có đến hai từ khác nhau có cùng một hình dạng.
Quả thật chúng ta đôi khi không thể phân biệt nổi cái gì mới là công trình, cái gì mới là kiến trúc. Nhưng thật đơn giản nếu tôi giúp bạn bằng một câu hỏi rất đỗi bình thường: chúng ta liệu đang đứng trên cái gì? Là một công trình hay một kiến trúc?
Để trả lời câu hỏi này rất đơn giản, chúng ta đang đứng trên, trong, bên dưới một công trình nhà, công trình chung cư, công trình cao ốc văn phòng,… quả thật chúng ta không thể đứng thứ chỉ gọi là “kiến trúc”, chúng ta chỉ có thể đứng trên cái gọi là “công trình kiến trúc”. Vậy “kiến trúc” đơn giản là gì, tại sao khi cả hai từ “kiến trúc” và “công trình” đi chung lài có giá trị lớn hơn rất nhiều lại hoàn chỉnh.
Với tội để định nghĩa “kiến trúc” tôi chỉ tưởng tượng đây là mặt giá trị vô hình của “công trình” là thành quả từ quá trình hơn ngàn năm cố gắn gọi một hiện tượng thuộc về “loài người” bằng những từ ngữ gần gũi có thể tiếp cận được. Theo tôi nhận định, “kiến trúc” là một giá trị để để tiếp cận nhưng khó để định nghĩa, tại sao lại mâu thuẫn như vậy tại sao một thứ đúng ra ngày nào cũng có thể được nghe thấy lại khó vậy ? “Kiến trúc” khó hiểu đến mức mà trong tiếng anh, chúng ta có thêm hậu tố “logy” vào (thường để chỉ vấn đề khoa học vào sau) để định nghĩa như một ngành hoa học với cái tên “archaeology”, một ngành khoa học của con người  chuyên nghiên cứu về lịch sử và văn hoá thông qua các giá trị còn sót lại của “công trình kiến trúc” xưa kia.

Kiến trúc định nghĩa sinh ra từ con người?

Quay lại câu hỏi ban đầu, mà từ đầu đến giờ chúng ta bỏ ngỏ, “kiến trúc là gì?”. Chúng ta hãy cố định nghĩa xem cái gì thật sự là kiến trúc, giờ thì tạm chúng ta hãy nhìn rộng hơn về những biểu hiệu cụ thể của “kiến trúc” hay đúng hơn là là “công trình” một cách rộng hơn, ngoài loài người. Khi nhìn thật rộng ra xung quanh chúng ta có thể thấy biểu hiện này không tồn tại chỉ với mỗi loài người, chúng ta có thể tìm ra “công trình kiến trúc” của các loài như, kiến, mối, chim muông,… với tên gọi là “tổ” hay “net” trong tiếng anh. Chúng ta gọi những hình thái này bằng tên gọi khác nhưng bản chất chúng đều có thể được coi là những “công trình kiến trúc” của những loài khác nhau, với hình dạng cũng cực kỳ đặc biệt thậm chí còn truyền cảm hứng ngược lại cho con người thông qua những hình thái kiến trúc mô phỏng hay “kiến trúc phỏng sinh học”.
Và khi tôi đặt tầm nhìn chúng ta cao hơn, và xa hơn chúng ta có một nền “kiến trúc” đại diện cho cả một hành tinh, “kiến trúc con người”. Quả thật khi đóng vai một hành khách ngoài hành tinh chúng ta sẽ thật sự choáng ngợp với hình thức muôn hình vạn trạng của “công trình kiến trúc con người” với bản chất mang trong mình quá nhiều đặc điểm đặc trưng cho cá thể, dân tộc, quốc gia, nền văn hoá chính trị mà không thể phân lẫn vào nhau và quả thật chúng ta có mang trong mình một “trọng trách” quá lớn, khi không những đứng đầu chuỗi thức ăn mà còn là “độ nhận diện” của Trái Đất nơi chúng ta đang ở. 
Khi chính chúng ta ngược lại là người đi tham quan trên một phi thuyền đến một hành tinh khác, thì chính chúng ta cũng phải nhìn thấy những “độ nhận diện” tương tự, và tới đây chúng ta thử chậm lại một nhịp và nhìn nhận lại chữ “kiến trúc” của chính chúng ta. “Kiến trúc” ở Trái Đất quả thật đúng là đại diện cho cả con người, một giống loài chiếm ưu thế đặc trưng và khi sử dụng từ “đặc trưng” tôi đang muốn nhấn mạnh rằng “kiến trúc” là hiện tượng mang tính tượng trưng cho con người, và mang những đặc điểm của Xã hội loài người.

Kiến trúc đại diện cho gì? 

Vậy con người có những đặc điểm gì, và có không những đặc điểm mà chỉ chúng ta có mà “kiến trúc” lại không. 
​​

Lịch sử

Trước tiên, xã hội loài người đặc trưng bởi lịch sử lâu đời.
Trải qua quá trình lịch sử chúng ta không thể bỏ qua sự xuất hiện của “kiến trúc” đi kèm. Kể cả khi chính chúng ta còn ở trong hang hốc, thì cái “kiến trúc” tự nhiên đó cũng là một phần của chúng ta. Chúng đại diện cho thời mà con người không thể rời quá xa môi trường tự nhiên, mà phải gắn chặt, thích nghi đơn giản với điều kiện sống hạn chế. Cho đến khi con người bước ra khỏi hang, bắt đầu tự học các cách xây dựng nên những căn lều nhỏ, để có thể đi xa hơn trong công cuộc kiếm ăn, thích nghi hơn để tồn tại. Từ những khi con người học được cách làm lều, cho đến nay đã hơn hàng triệu năm. Những túp lều ấy thay đổi liên tục về hình thái, thay đổi từ một nơi ở thành một nơi làm việc, giải trí, đa công năng,… và không thể chối cãi rằng. Công trình hiện tại mang trình một giá trị lưu trữ lịch sử lâu dài của con người.

Giáo dục

Một hiện tượng mà khiến con người có thể liên tục phát triển, thích nghi, chính là “ngôn ngữ” mang tính truyền đạt và biểu hiện lớn nhất đó chính là “giáo dục” một hiện tượng được công nhận rộng rãi với ngành giáo dục học. Con người sinh ra rất cần giáo dục, và chính chúng ta cũng học được rất nhiều từ “kiến trúc”, chúng ta học được từ Kim tự tháp ở Ai Cập, các công trình ở Hy Lạp, lượng kiến thức đó không lời, nhưng hữu hình, giúp chúng có thể khái quát được một giai đoạn lịch sử, thấu hiểu những triết lý, giá trị xưa cũ mà hiện tại không ai có thể giải thích ngoại trừ kiến trúc.
​​

Văn hoá, truyền thống

Một giá trị giúp con người phân biệt giữa người với người, cộng đồng với công đồng, dân tộc với dân tộc, quốc gia với quốc gia, không lạ gì chính là văn hoá. Chúng ta luôn được dạy rằng mỗi văn hoá khác nhau mang trong mình những giá trị truyền thống khác nhau, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang nét đặc sắc riêng biệt. Điều này không khó để có thể tìm thấy ở những công trình của dân tộc đó, điều này tôi từng nói ở trên, giá trị rất dễ nhận ra đây là hệ quả của 2 đặc tính “giáo dục”, và “lịch sử” một hình thức khó có thể bác bỏ của “kiến trúc công trình”.

Kinh tế

Một xã hội không thể bền vững nếu thiếu đi tính kinh tế, đặc tính này có thể không tồn tại trong một cộng đồng nhưng lại là bắt buộc khi chúng ta đề cập đến cả một xã hội lớn, giá trị “kinh tế” đôi khi được ví như dòng máy khiến xã hội loài người có thể vận động và phát triển, và thật khó có thể bỏ qua giá trị này trong “công trình” thông qua giá trị về “Bất động sản”, giá thi công, giá xây dựng, giá thuê,… Một công trình không nhất thiết phải mang trong mình giá trị kinh tế, nhưng nếu một xã hội có kinh tế mà không có công trình thì không thể xem là xã hội, thậm chí giá trị kinh tế ấy cũng là phù phiến. Kiến trúc theo triết lý “thực dụng” phải có một chỗ đứng nào đó trong kinh tế hay chính chúng ta tìm cách nào cũng khó có thể bỏ đi giá trị của của “kinh tế”.

Thẩm mỹ

Thật có lỗi khi chúng ta bỏ qua giá trị thẩm mỹ, một giá trị của cái đẹp thuần tuý của con người, thiên nhiên, dù là một công trình thô kệch, hay một công trình đơn sắc, từ duyên dáng, cho đến nhiều màu nhiều sắc, chúng ta đều có một giá trị nghệ thuật riêng, một chỗ đứng riêng. Ngay cả những từ ngữ mà tôi đang dùng cũng mang trong mình giá trị “thẩm mỹ” khi nói về chúng, vậy thật sự một thứ rất rất lớn như “công trình kiến trúc” phải mang giá trị “thẩm mỹ” rõ ràng và khó có thể bỏ qua. Đương nhiên tôi không thể khen tất thảy, nhưng phần lớn công trình nếu thật sự không hề có giá trị thẩm mỹ thì cũng sớm sẽ bị thay thế do chính con người. “Kiến trúc” không có thẩm mỹ đơn giản là cái xác không hồn. Ví dụ: dễ nhất để nhận biết sự vô hồn chính là những thành phố ma ở Trung Quốc, những ngôi nhà hoang, những giá trị thẩm mỹ khó mà đi chung được với những khu phố này, và đặc điểm nơi đây chính là không có con người, tức con người không xem nơi này đủ ngưỡng thẩm mỹ để sinh sống.

Chính trị

Đây gần như là một giá trị khá khô khan khi nói về “kiến trúc” giá trị này diễn ra qua cách thể loại “công trình” mang tính biểu tượng, tuyên truyền, mang đặc tính của một hệ thống chính trị quốc gia do con người tạo nên. Giá trị này sinh ra nhằm hữu hình hoá hiện thực của một giá trị lớn, đi cùng với cái nhìn e dè của phần lớn con người. Tuy nhiên, đây cũng là giá trị mà nhiều người thường nhắm đến đầu tiên khi muốn nhắc đến một quyền lực chính trị nào đó. Ở đây tôi chỉ trung lập xem “chính trị” là một phần không thể thiếu trong “kiến trúc” nhưng không phải là giá trị bắt buộc thể hiện thông qua “công trình” của “kiến trúc”.

Nhân văn, vị nhân sinh

Một công trình kiến trúc, nếu không phục vụ cho con người ở vào một trong những đặc điểm đã kể trên thì phải vì con người, hay đặt con người là trung tâm. Tuy tôi từng nói “kiến trúc” là đại diện chung cho muôn loài, nhưng chúng ta đang định nghĩa theo con người, và của con người nên tạm hiện tôi phải xem con người là trung tâm. Vậy “kiến trúc” của con người, tại sao phải lấy con người làm trung tâm, vì thật ra cho dù chúng ta chúng ta có nói đến những giá trị trung tâm khác, như tự nhiên, môi trường, thì một công trình cũng vốn do con người vận dành, và cho con người quan sát, tầm nhìn, hay thích nghi với điều kiện bất kỳ. Một “công trình” không phục vụ con người, là một công trình thiếu đi “kiến trúc”, ở đây tức không có bất kỳ giá trị nào từng kể bao gồm: lịch sử, giáo dục, văn hoá, truyền thống, kinh tế, thẩm mỹ, chính trị. Tuy nhiên, tôi dùng chữ thiếu, vì thật ra vẫn còn một hệ giá trị mà tôi chưa nhắc đến, nhưng khi thiếu đi phần lớn các giá trị trước đó, thật khó có thể gọi đấy còn là “công trình kiến trúc” nữa. Thậm chỉ cao cả hơn, khi một công trình hội tủ đủ các giá trị trên, thì về cơ bản đó đã là một “kiến trúc nhân văn” vì con người.

Triết học

Sẽ hơi khó hiểu khi tại sao “kiến trúc” lại mang trong mình một giá trị lớn lao như triết học và có thể truyền tải chúng một cách hữu hình, hữu dạng mà chính chúng ta đôi khi không nhận ra. Chúng ta từng học rằng”triết học là trí tuệ của mọi trí tuệ” đây là trí tuệ mà con người dùng để giải thích thế giới nội quan, giải thích về hiện tượng cuộc sống của con người, hay dễ hiểu hơn chúng thể nói triết học là con người dùng trí tuệ của chính mình để giải thích chính mình. Việc giải thích chính mình giúp chúng ta giải quyết những câu hỏi mang tính nội suy khó lý giải về hiện tượng phát sinh của xã hội loài người. Vậy đôi khi có thể trong tương lai, khi con người có thể tái hiện được hiện tượng phản tư duy bằng một loại hình “kiến trúc” thì như tôi đã nói. Giá trị “kiến trúc” này cần phản lại con người hay toàn bộ giá trị trước đó của “kiến trúc” phủ định chính phần con người của con người. Đương nhiên điều này hiện theo tôi được biết là chưa tồn tại. Nhưng quả thật tôi nghĩ có thể dự đoán sự tồn tại tương lai của chúng như một dự đoán không nhiều cơ sở.

Kiến trúc là gì?

Vậy thật sự chúng ta có thể hiểu kiến trúc là gì ?
Tôi định nghĩa kiến trúc là một hiện tượng phức hợp những giá trị của con người được biểu hiện bằng hệ thống công trình tương ứng. Kiến trúc đại diện cho con người, và gắn liền với con người, bảo hộ cho con người khi ở dạng “công trình” và được con người bảo vệ khi ở “kiến trúc”.
Phần bảo vệ này sẽ được nói sau trong một bài khác, nhưng chúng ta đã nói quá nhiều về “kiến trúc” trong một bài dài. Tuy nhiên, hãy nhớ định nghĩa của tôi chỉ là “một định nghĩa của tôi”, tôi mong là các bạn sẽ có định nghĩa riêng của mình, vì các bạn không phải là tôi. Sẽ có những thành tố khác quan trọng kiến trúc của bạn và chính bạn định nghĩa nó. Và theo tôi hãy định nghĩa “kiến trúc” đúng nhất theo chính bạn. Dù bạn có phải là một người làm việc trong ngành kiến trúc hay không.
Ths.Kts. Châu Minh Trí