Mùng một Tết năm nay, khi mà SG chưa xôn xao hỗn loạn vì 2019-nCoV mình có lên chùa Hoằng Pháp lễ Phật đầu năm. Hữu duyên mình đọc được một phẩm trong kinh Hoa Nghiêm về ngôi nhà cháy và cỗ xe Phật thừa. Được hôm rảnh mình xin viết về chút cảm nghĩ đầu năm về mối liên quan giữa đại dịch và tinh thần, giữa khẩu trang, nước rửa tay và Đức Phật. Cùng với đó là vài thông tin mình tin là giúp ích được mọi người trong việc đề phòng dịch.

Để trả lời, trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân của những hiện tượng này. Với khẩu trang và nước rửa tay, dễ dàng biết là do Corona. Từ những từ tiêu đề mang địa danh xa xôi như Vũ Hán, Hoàng Cương những ngày nay đã là Hà Nội, Nha Trang, TP. HCM v.v. Dịch bệnh, cái chết dường như lơ lửng trên đầu mỗi người. Nỗi sợ ấy thôi thúc người ta tìm đến những thứ được cho là mang lại sự an toàn – khẩu trang và nước rửa tay. Có lẽ cũng như thế, người ta đến với cửa chùa với những lo lắng về bình an, sự nghiệp, gia đạo, tình duyên.

Những hoảng sợ trong cuộc sống khiến con người phải tìm kiếm một thứ gì đó để nương nhờ. Tình duyên lận đận đi coi bói, làm ăn khó khăn lên chùa cầu Phật hay đại dịch đi mua khẩu trang, nước rửa tay chẳng hạn. Nhưng có một điểm chung là những người hoảng sợ là thường đặt niềm tin quá cao vào những “cứu cánh”. Hệ quả là người ta tự tung đồng xu may rủi cho những vấn đề của mình bằng cách không thay đổi hành động mà mong ngoại cảnh thay đổi có lợi.
Nhưng liệu nó có ích?
Trong phim Life of Pi có một đoạn rất hay và cũng rất khó hiểu. Pi đến một hòn đảo giữa đại dương nơi mà có đầy đủ đồ ăn và nước uống. Với một kẻ đã đói khát, khốn khổ nhiều ngày trời trên biển đó thực sự là cứu cánh của Pi. Nhưng rồi một ngày nọ, Pi phát hiện rằng hòn đảo này “ăn thịt người”. Phải chăng nó là một ẩn dụ cho những thứ mà ta mù quáng tin tưởng là che chở ta đang dần dần “ăn thịt” chúng ta.
Hòn đảo "bình yên" nhưng biết đâu đấy.... 
Góc nhìn ấy của mình xuất phát từ một công án thiền của Lâm Tế Tông “phùng Phật sát Phật” tức “gặp Phật giết Phật”. Nếu ta không gỡ những định kiến, “Phật-của-ta” sẽ dẫn ta đi đến những con đường sai. Lúc đó Phật là không còn là con đường giải thoát mà thành là ngõ cụt. Bài chi tiết các bạn đọc ở đây: http://redsvn.net/thuc-su-hieu-phat-la-gap-phat-giet-phat2/
Cũng vậy, nếu quá tự tin vào khẩu trang và nước rửa tay, chúng ta có thể chủ quan mà mắc sai lầm. Và đây là nội dung quan trọng mà mình muốn đem đến cho mọi người.
Đừng trông cậy vào phương tiện
1. Khẩu trang y tế có thể bảo vệ một cách tương đối với chúng ta với điều kiện dùng đúng cách.
Một hay hai lớp không quan trọng bằng cách sử dụng. Khẩu trang y tế có tác dụng trong việc ngăn chặn bụi, chất lỏng có kích thước tuỳ loại đi thẳng vào đường hô hấp. Tuy nhiên nó không hề kín hoàn toàn, do đó vẫn có khả năng các loại tạp chất trong không khí lọt vào. Do đó, hãy tránh tiếp xúc những nơi nguy hiểm vì khẩu trang không phải pháp bảo.
Mặt ngoài khẩu trang cực kỳ nguy hiểm vì nó ngăn các loại hạt có khả năng bám dính virus. Khi thay khẩu trang phải cẩn thận tránh để mặt ngoài này tiếp xúc trực tiếp với miệng, mũi, mắt cũng như gián tiếp thông qua tay (tức là phải rửa tay khi thay khẩu trang).
Mặt trong cũng có nguy cơ cao nếu khi thay khẩu trang, sẽ cực kì “phản damge” nếu tay dính virus rồi tự dây vào mặt trong khẩu trang để “hít lấy hít để”. 
Vậy thì, trước khi đeo khẩu trang và sau khi tháo khẩu trang, hãy đảm bảo tay bạn sạch.
 2. Đôi tay ta làm nên tất cả, nên hãy vệ sinh nó tốt:
Có thể thấy, đôi tay đóng vai trò rất quan trọng trong phòng dịch ngay từ việc thay khẩu trang, ngoáy mũi, dụi mắt v.v.. Cho nên vệ sinh tay đúng cách giúp chúng ta an toàn hơn rất nhiều.
Theo một nghiên cứu trên virus gây cúm, virus trong các hạt nước nhầy có thể tồn tại trong chất diệt trùng/ khử trùng đến 30 phút nếu không có các động tác chà xát hai tay. Cũng trong nghiên cứu này, việc rửa tay thật kỹ (thời gian, cách thức rửa) đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ virus khỏi bàn tay.   
Rửa tay sạch sẽ bằng nước thường và xà bông là đủ để vô hiệu hoá khả năng gây bệnh của virus.
Rửa tay đúng cách cho mình và cho mọi người (Step 11)
Link tham khảo:
Mọi chuyện rồi sẽ qua. Rồi sao nữa
Cuối cùng, hãy cứ hoang mang nhưng đừng hoảng sợ. “Hoảng sợ là một dạng cao ngạo. […] Hoang mang khiến người ta khiêm nhường hơn, và do đó sáng tỏ hơn” – Yuval Noah Harari.