Khách hàng và nhân viên, ai quan trọng hơn?
Ai quan trọng hơn? Sau lần nhận được thái độ làm việc kém của một nhân viên hiệu sách, tôi có chia sẻ bài viết: Thái độ hay trình...
Ai quan trọng hơn?
Sau lần nhận được thái độ làm việc kém của một nhân viên hiệu sách, tôi có chia sẻ bài viết: Thái độ hay trình độ, nhằm hướng tới suy nghĩ: Bạn làm việc với thái độ tốt chính là bạn đang tự nâng cấp giá trị bản thân mình.
Các bạn có thể đọc bài viết đó Tại đây
Sau khi chia sẻ bài viết đó, tôi nhận được rất nhiều ý kiến của mọi người, xung quanh vấn đề thái độ của nhân viên, một phần nguyên nhân dẫn đến thái độ không tốt với khách hàng là do cách làm việc của nhân viên đó không tốt, còn 1 nguyên nhân khác là do chủ (hay người tuyển dụng nhân viên đó, lãnh đạo của tập thể đó) đối xử với nhân viên chưa tốt hoặc không biết đào tạo nhân viên dẫn đến thái độ kém của nhân viên đối với khách hàng.
Tất cả các khía cạnh trên đều đúng.
Tôi đã từng đọc một cuốn sách và trong đó có viết thế này:
Tôi hỏi một vị giám đốc sản xuất:
"Tại sao anh ta chỉ phê phán công việc của các nhân viên dưới quyền."
Anh trả lời:
“Tôi được đào tạo để tìm ra các trục trặc trong quá trình sản xuất, nên công việc của tôi là bắt lỗi người khác”.
Tôi hỏi tiếp: “Thế còn những công việc mà nhân viên của anh đã làm tốt thì sao? Chẳng lẽ chúng không đáng được đề cập đến?” Anh ta đáp: “Không hẳn thế. Nhưng đó là công việc của họ, và họ phải có trách nhiệm làm tốt”.
“Làm tốt” là mục tiêu của hầu hết nhân viên, đồng thời cũng là điều mà các quản lý mong đợi, song những lời khen ngợi dành cho những công việc đã làm tốt luôn rất cần thiết.
Mỗi một chủ doanh nghiệp khác nhau, sẽ có 1 cách dùng người khác nhau và đối xử với nhân viên khác nhau, và chính sự khác nhau đó tạo nên sự khác nhau về sự phát triển của chính cái doanh nghiệp mà người đó làm chủ.
Tôi quen 1 anh bạn người Nhật, anh ấy lập một hệ thống dạy tiếng Việt cho người Nhật Online và hiện nay có rất nhiều người Việt Nam, là các bạn trẻ đang làm giáo viên Online cho hệ thống này. Anh nhờ tôi làm quản lý và dẫn dắt các bạn giáo viên khu vực miền Bắc. Anh ấy không xấu, cố gắng tìm cách phát triển công ty của mình, cũng ngày đêm vì công việc, cách kinh doanh của anh ấy cũng không có gì là đáng phê phán, nhưng cách anh ấy quản lý các giáo viên lại khiến tôi lo lắng cho anh ấy. Khi mà những giáo viên làm việc cùng anh ấy lâu năm, nhắn tin cho tôi và tâm sự những nỗi niềm của họ. Và khi tôi ngỏ ý muốn tạo dựng một tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp các bạn giáo viên được giao lưu gặp gỡ, tạo động lực cho nhau khi làm việc thì cách anh ấy từ chối thẳng thừng trước mọi người, và nói rằng: Hãy tập trung vào kiếm tiền và chăm sóc khách hàng đi, tôi đang bù đầu vào công việc để phát triển cái công ty này.
Nếu một chủ doanh nghiệp chỉ mải lo nghĩ đến khách hàng, và luôn nói rằng tôi đang bù đầu trong công việc để bỏ mặc các nhân viên dưới quyền. Không quan tâm, không động viên, không có những hành động khích lệ tinh thần hay tạo dựng một mối quan hệ đoàn kết và vững mạnh cho họ, thì nhân viên sẽ chỉ tìm đến doanh nghiệp của bạn với mục đích kiếm tiền, đừng nói đến gắn bó hay sâu xa hơn là sự trung thành, và trên cả ngưỡng đó là xây dựng và phát triển công ty của bạn.
Khách hàng đem đến nguồn sống cho doanh nghiệp, và khách hàng chính là người trả lương cho nhân viên của bạn, khách hàng rất quan trọng nhưng không có nghĩa là nhân viên không quan trọng. Nhân viên tốt và có tính xây dựng, họ không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng dịch vụ cho khách hàng, mà họ còn có thể trở thành người đem lại nguồn khách hàng cho chính doanh nghiệp của bạn.
Bạn thờ ơ với điều gì, bạn sẽ mất đi những người quan tâm đến điều đó. Nếu bạn nhiều tiền, bạn có thể thay nhân viên như thay áo. Nhưng dù bạn có nhiều tiền đến đâu đi chăng nữa, bạn cũng rất khó để mua được sự nhiệt huyết và lòng trung thành của 1 nhân viên.
Hoặc nếu bạn có mua được đi chăng nữa, thì một ngày nào đó cũng bị người khác mua mất bởi cái giá cao hơn.
www.caophuonghanh.com
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất