1. Học bạ, GPA

Bậc cử nhân: cần học bạ cấp 3 (lớp 10, 11, 12). Nếu bạn nộp trong năm lớp 12 khi đang đi học thì nộp thêm điểm lớp 9.
Bậc thạc sĩ: cần toàn bộ điểm của các bạn trong 4 năm học đại học.
Ở bậc cử nhân, nhìn chung GPA là quan trọng nhất. Ở bậc thạc sĩ, học bạ là quan trọng nhất. Nhà tuyển sinh sẽ xem bạn đã học những lớp gì (có lớp dễ để kéo GPA hay học lớp nào quan trọng cho bậc thạc sĩ không).

2. Điểm chuẩn hóa

Đối với cả hai bậc, bạn cần điểm tiếng Anh chuẩn hóa (TOEFL/IELTS...).
Với bậc cử nhân: bạn cần thi SAT/ACT. Với bậc thạc sĩ: bạn cần thi GRE (các ngành khoa học), GMAT (MBA), MCIt (ngành y)...

3. Thư giới thiệu

Với bậc cử nhân: cần 3 lá thư trong đó 1 lá thư là của counsellor (giáo viên chủ nhiệm) và 2 lá thư của các thầy cô khác tùy chọn. Thiên về academic.
Với bậc thạc sĩ: cần 3 lá thư nhưng không bắt buộc phải từ counsellor mà có thể là từ giáo sư, supervisor (sếp) ở công ty bạn làm, đồng nghiệp. Phía nhà trường sẽ liên hệ trực tiếp với người viết thư giới thiệu cho bạn. Vừa academic vừa có professional.

4. Bài luận

Cả hai bậc đều yêu cầu bài luận.
Với bậc cử nhân sẽ là personal statement (kể câu chuyện về bản thân/cuộc đời, từ đó bộc lộ con người, tính cách, cách suy nghĩ của bạn). 70% về con người, 30% về tư duy. Essay ở bậc cử nhân thu hút ban tuyển sinh bằng cách cho họ thấy bạn là một con người thú vị.
Với bậc thạc sĩ sẽ là statement of purpose (suy nghĩ, tầm nhìn, cách tư duy của bạn). 70% về tư duy, tầm nhìn, 30% về con người. Essay của bậc thạc sĩ sẽ viết về công trình của bạn đã làm được gì; bạn đã nghiên cứu những gì; cho biết những trải nghiệm, nghiên cứu của bạn; kế hoạch học tập của bạn là gì; bạn có những dự án gì; tầm nhìn của bạn về tương lai như thế nào... Essay ở bậc thạc sĩ thu hút ban tuyển sinh bằng cách cho họ thấy bạn có một sự nghiệp ấn tượng, bạn có nhiều công trình, dự án; tầm nhìn, suy nghĩ của bạn độc đáo...

5. Hoạt động ngoại khóa

Với bậc cử nhân: làm dự án gì, làm công việc gì, đam mê, sở thích gì... Ban tuyển sinh muốn thấy bạn đam mê gì và theo đuổi đam mê đó như thế nào, làm được những gì và cống hiến gì cho cộng đồng. Thời gian làm có thể tùy ý.
Với bậc thạc sĩ: kinh nghiệm đi làm (hầu như bắt buộc). Kinh nghiệm này thường yêu cầu liên quan tới ngành học. Ban tuyển sinh sẽ kiểm tra xem bạn có làm đúng công việc đó không, thời gian bao lâu, vị trí nào...

6. Phỏng vấn

Với bậc cử nhân: thiên hướng con người.
Với bậc thạc sĩ: thiên hướng professional.