CHUẨN BỊ VÀO ĐẠI HỌC, ĐIỀU ĐẦU TIÊN BẠN CẦN LÀ GÌ (GỢI Ý: KHÔNG PHẢI QUẦN ÁO MỚI HAY 1 LOẠT CÁC LỚP KỸ NĂNG MỀM)
Chúng ta cần gì trong thế giới luôn thay đổi này? Liệu kỹ năng mềm là phương án toàn diện để chuẩn bị cho chúng ta trước mọi tình huống?
Những ngày gần đây, tôi cảm nhận rõ những cơn đau đầu của các bậc phụ huynh, của các em học sinh, sinh viên của mình. Rồi cuộc sống này sẽ đi về đâu nhỉ, các con sẽ học hành như thế nào nhỉ?
Chúng ta rồi sẽ ra sao?
Không ai biết chắc câu trả lời, nhưng có 1 điều chắc chắn là – thế giới thay đổi và chúng ta cũng đã, đang và sẽ thay đổi - dù muốn hay không. Theo chiều hướng nào, tốt hay xấu, là do mỗi người
và cách đánh giá của mỗi người. Chẳng có điều gì là tuyệt đối xấu và tuyệt đối tốt cả. Chỉ có thay đổi là tuyệt đối.
Thông thường, sinh viên năm nhất chuẩn bị vào trường, tôi sẽ gửi cho các em một bảng định hướng những kỹ năng cần/nên học.
1. Kỹ năng học tập – vì cách học
của đại học rất khác – cách dạy cũng khác nữa.
2. Kỹ năng giao tiếp – không phải để nói cho giỏi à nha. Bật mí nhé, người giao tiếp giỏi nhất hóa ra lại là người biết lắng nghe – thật sự lắng nghe bằng cả trái tim thấu cảm và không phán xét tốt xấu, chỉ ở đó và nghe thôi.
3. Tiếng Anh
4. Thêm 1 thứ tiếng nữa ngoài tiếng Anh
5. 1 sở thích nho nhỏ nuôi dưỡng tính kiên trì, kiên định cho bản thân: sưu tầm tem, vẽ vời, đàn ca...
6. Và kỹ năng xử lý tình huống: ở trường, với thầy cô và với bạn bè, với các mối quan hệ.
Tôi đau đầu nghĩ, nếu chỉ được lựa chọn 1 trong các kỹ năng này và bắt các em sinh viên mới tinh của mình phải học, tôi và các em, chúng tôi sẽ chọn gì?
Có thể bạn đã có đáp án của riêng mình rồi.
Nhưng thử nghĩ, nếu không biết giao tiếp khéo léo, không nói được 2,3 thứ tiếng, không học hành giỏi giang... cũng đâu có tệ lắm nhỉ?
7 năm rồi kể từ ngày tốt nghiệp đại học. Giờ đây nghĩ lại, có lẽ nào điều đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng ta cần là: Học cách chấp nhận và yêu thương bản thân mình hơn.
Nói như vậy thì mơ hồ quá nhỉ.
Chấp nhận bản thân mình là gì? Là gật gù, ú ù mình giỏi quá? Không không không không! Khi gặt hái được thành công, người ta ít dùng từ “chấp nhận”, mà sẽ nói là “ghi nhận”.
Từ bé đến lớn chúng ta được dạy rằng sai sẽ bị trừ điểm. Sai là bị phạt, sai là bị lấy đi một thứ gì đó – sai là điều phải bị loại bỏ. Chỉ có điều, trong cuộc đời này dù muốn dù không – cái gọi là sai kia vẫn xảy ra thường thường. Ta nên có thái độ như thế nào về nó mới là mấu chốt.
Chấp nhận bản thân, hay còn có cách nói khác là: coi việc mắc lỗi là 1 khía cạnh bình thường và cần thiết của quá trình phát triển. Sai, sửa sai, đi tiếp. Lại sai nữa? Không sao, bình thường thôi, đi tiếp. Sai rồi, bạn hãy lấy tay trái tự vỗ về vai phải của mình, có gì đâu, cố lên! Rồi mọi thứ sẽ thay đổi.
Vậy còn yêu thương bản thân thì sao? Không phải cho phép bản thân mình lười biếng thức khuya dậy muộn ăn uống vô độ đâu nha! Cũng không phải mua thật nhiều món đồ trang sức quần áo mà các nhãn hàng lợi dụng câu nói “yêu thương chính mình” để thúc giục bạn rút ví trả tiền. Yêu thương bản thân, trái lại, là biết tự chăm sóc cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân. Sáng dậy đúng giờ, tự nấu 1 món mình ưa thích, đọc thêm sách để gia tăng kiến thức và tìm câu trả lời cho những gì trăn trở... Yêu thương bản thân là như vậy đó.
Tôi đã từng sợ rất nhiều thứ: sợ bị tổn thương, sợ làm tổn thương người khác, sợ bị người khác đánh giá, sợ không đủ tốt, sợ không đủ giỏi, sợ khó, sợ thất bại, sợ cả thành công chỉ vì không muốn mình nổi bật.
Tôi không muốn mình trở thành 1 kẻ chuyên đi giao giảng đạo lý. Tôi cũng sợ các bạn thấy tôi như vậy.
Thế nhưng có lẽ việc học cách chấp nhận và yêu thương bản thân giúp tôi chấp nhận người khác và mọi thứ 1 cách yên bình hơn. Tại sao họ lại vô ơn như vậy, 1 lời nói cám ơn chẳng lẽ không thể nói ra, hay mình đã làm gì sai, hay mình chưa đủ tốt để họ yên lặng như thế???
Giờ đây tôi cố gắng bớt hỏi những câu này hơn, và tập trung làm
công việc của mình – theo cách của mình.
Bước ra khỏi cánh cổng trường, ranh giới giữa đúng và sai, nên và không nên ngày càng mờ ảo, khó phân biệt. Thay vì suy nghĩ quá nhiều đến thành quả, chi bằng cứ chấp nhận mọi thứ dù sau này có ra
sao, và tiếp tục bước tiếp hành trình.
Một cách trân trọng, biết ơn, và
đầy yêu thương.
Trần Tú - Cựu chủ biên tạp chí Hello ****
Một công việc cho tôi cơ hội mắc nhiều lỗi sai - và trưởng thành.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất