"Rón rén tiết kiệm không bằng mạnh dạn đầu tư". Đây là một tựa sách về đầu tư và quản lý tài chính của tác giả Trần Phi Quyên – một phóng viên, từng là người dẫn chương trình đài TTV, bản tin tài chính nổi tiếng của Đài Loan. Tình cờ mình bắt gặp tựa sách này khi follow Facebook của nhà văn Trang Hạ.
Tựa sách nàỳ thực sự đã nói trúng "tim đen" của mình bấy lâu nay, nên mình muốn viết lại chiếc blog này, vừa là để chia sẽ với chị em phụ nữ về câu chuyện bản thân đã trải qua, vừa là khích lệ bản thân trong việc tích cực đầu tư bên cạnh kiếm tiền và tiêu tiền.
Bài viết chia làm 2 phần. Phần 1 là 5 nguyên tắc cho nhà đầu tư F0 (giống mình). Phần 2 là kết quả đầu tư thực tế của mình sau 2 tháng. Bạn có thể skip phần 1 để xem phần 2 cũng được nhé. Cheers!
💖Disclaimer: Mình không phải chuyên gia đầu tư, cũng không có background gì về tài chính, chỉ đơn giản là mình bắt đầu có hứng thú với việc đầu tư tài chính từ sau 30 tuổi trở đi (muộn còn hơn không hihi). Do đó, bài viết chủ yếu mang tính chia sẻ và tham khảo. Quyết định đầu tư là ở bạn nhé.
Ảnh bởi
Austin Distel
trên
Unsplash

PHẦN 1

5 NGUYÊN TẮC CHO NHÀ ĐẦU TƯ F0

1. Học kiến thức căn bản trước khi đầu tư

Để đảm bảo giảm rủi ro cũng như không bị tâm lý đám đông thao túng khi ra quyết định đầu tư, bạn nên tự trang bị cho mình kiến thức CĂN BẢN về chứng khoán. Không ai tự tin là mình hiểu hết về chứng khoán cả, vì thị trường thiên biến van hóa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phó mặc tiền bạc của mình một cách cảm tính cho những người không quen biết trên mạng.
Việc học ngày nay rất đa dạng. Bạn có thể học theo hình thức free trên internet hoặc là chọn 1 khóa học căn bản để có kiến thức hệ thống hơn. Tuy nhiên, không gì bằng thực hành và ghi nhớ thông qua việc luyện tâp thường xuyên, nên mình không khuyến khích học lý thuyết quá lâu đối với người mới đâu nhé. Khi nào bạn đã có trải nghiệm với thị trường rồi, lúc đó quay lại đọc sẽ thấm hơn rất nhiều.
Một số kênh tham khảo FREE mà mình đã xem phân tích về đầu tư chứng khoán/quỹ mở: Thanh Công - TC (kênh này khá hài hước do một bạn du học sinh Mỹ thành lập, phân tích nhiều về Quỹ mở và các platform đầu tư Finhay, Fmarket...), Tài Chính & Kinh Doanh (có lẽ do background của chủ kênh liên quan đến tài chính nên kênh này phân tích các chỉ số trong báo cáo tài chính súc tích và dễ hiểu) , Akira Lê Japan (kênh này giải thích chứng khoán/thời điểm mua bán bằng cách sử dụng rất nhiều hình ảnh minh họa nên cực dễ hiểu, rất phù hợp cho người mới).
Để học trên Youtube hiệu quả, cách mình áp dụng là vào thẳng mục Playlist, tìm topic liên quan như Chứng khoán F0, Chứng khoán Căn bản, Chứng khoán a-bờ-cờ, sau đó mở full màn hình, tránh lan man xem quá nhiều thông tin rồi không nhớ được gì.
Khi xem, nên take note hoặc ghi chú lại trên excel. Nếu đã mở tài khoản thì xem đến đâu thử thực hành đến đấy. Như vậy thì sẽ nhớ bài hơn là xem suôn.

2. Phân bổ danh mục đầu tư ngay từ đầu (allocation)

Khẩu vị rủi ro (risk tolerance) sẽ khác nhau ở từng người và từng giai đoạn của cuộc đời. Ví dụ: các bạn gen Z (tuổi 20) khi mới đầu tư sẽ máu lửa hơn rất nhiều so với nhà đầu tư gen Y như mình (từ 30 tuổi trở lên). Tuy nhiên, dù là tuổi nào đi chăng nữa thì đối với nhà đầu tư F0, quan trọng nhất vẫn là "giữ mình an toàn". Do đó, hãy lập tỷ lệ phân bổ cho danh muc của bạn ngay từ đầu.
Cách phân bổ thế nào thì mình sẽ nói kỹ hơn khi show kết quả đầu tư thực tế ở dưới.

3. Không bỏ trứng vào 1 giỏ (diversify)

Đầu tư ngắn hạn - trung hay dài hạn đều cần diversify (nôm na là "đừng bỏ hết trứng vào 1 giỏ"). Nguyên tắc này đi đôi với việc phân bổ danh mục ở trên, mục đích chính là để giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư chứng khoán.
Ví dụ, bên cạnh những mã chứng khoán có yếu tố rủi ro cao (thường là tăng trưởng mạnh) thì mình phải luôn chắc chắn là trong danh mục có ít nhất 1 mã chứng khoán có rủi ro thấp/ rất thấp chẳng hạn.
Hoặc thay vì chỉ tự đầu tư chứng khoán trực tiếp, mình sẽ mua thêm chứng chỉ quỹ mở, để đảm bảo là nếu mình có ngủ quên hoặc lười không xem sàn chứng khoán thì tiền đầu tư của mình vẫn an toàn trong các quỹ đầu tư chuyên nghiệp.

4. Không nên all-in mà nên chia nhỏ khoản đầu tư để hưởng lợi ích Giá Trung Bình

Đây là nguyên tắc mình thấy khá đúng ở nhiều mặt của cuộc sống chứ không riêng gì chứng khoán. Lý do là vì bạn là người mới, chưa cảm giác được thị trường lên xuống thế nào, thì thay vì all-in nên chia nhỏ khoản đầu tư.
Ví dụ: mình có số vốn là 100 triệu để đầu tư vào công ty A hoặc Quỹ B. Thay vì all-in khoản đầu tư này cùng 1 lúc, mình sẽ chia nhỏ để đầu tư ở các thời điểm khác nhau và hưởng lợi ích Giá Trung Bình.

5. Mua khi đã qua đáy, bán khi đã qua đỉnh

Nghe hơi lạ đúng không. Thông thường người ta hay nói "Mua Đáy, Bán Đỉnh". Tuy nhiên, thực tế là chẳng ai làm được vậy hết. Do đó, hãy tự tin khi "Mua khi vừa qua Đáy, Bán khi vừa qua Đỉnh".
Bài học ở đây là đừng để bản thân quá tham lam. Thấy đủ mức lời đã đặt ra là chốt lời. Và nếu lỗ chổng vó (tầm 10%) thì nên cắt lỗ ngay, đừng ngồi đó nuôi hi vọng, rốt cục mất cả chì lẫn chài.
Có 1 tip nữa là, trước khi mua vào chứng khoán nên xem xét các bài phân tích định giá và tự set up luôn giá mua - giá bán để chốt lời & chặn lỗ kịp thời ngay từ đầu luôn.

PHẦN 2

KẾT QUẢ ĐẦU TƯ THỰC TẾ SAU 2 THÁNG

Từ đầu tháng 9/2021, sau khi nghiên cứu và tự tìm hiểu trên mạng, mình đã mạnh dạn đầu tư số tiền >600 triệu trên 5 platform (nền tảng): Mio Vinacapital, Dragon Capital, VCBF Trading, Fmarket và TCBS. Phần lớn mình mua vào là chứng chỉ quỹ (một dạng đầu tư chứng khoán gián tiếp, thông qua các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp) và còn lại một ít là tự đầu tư chứng khoán trực tiếp.
Lý do số tiền đầu tư có số lẻ là vì như nguyên tắc số 4 mình đã chia sẻ ở trên, mình không all-in 1 lần mà đầu tư từ từ, sau khi đã đầu tư thì cứ có một ít tiền mình lại bỏ vào quỹ (giống kiểu...bỏ ống heo) nên thành ra số tiền đầu tư cuối cùng nhìn có vẻ không tròn trịa.
Như vậy, mình đã lời 52,6 triệu (tức 26.3%) sau hơn 2 tháng ngắn ngủi. Mình khá háo hức với số tiền lời này vì so với việc đi làm thuê, đây là thu nhập thụ động (passive income), tức là mình không phải tốn quá nhiều công sức, chỉ đơn giản là dùng tiền để sinh ra tiền, thay vì bán sức lao động và thời gian.
Tất nhiên, sự tổng kết tỷ lệ lợi nhuận của mình thực chất chỉ mang tính tương đối tại thời điểm đăng bài. Vì quy tắc của quỹ mở là đầu tư dài hạn. Bản thân mình khi đầu tư Quỹ mở thì xác định là sẽ trung thành với Quỹ đó trong ít nhất 2 năm trở lên, nên tất nhiên là các tài khoản trên sẽ được mình duy trì ít nhất đến tháng 9/2023 để gia tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, nhìn vào bảng trên bạn có thể thấy mình đã phân bổ danh mục đầu tư tiền nhàn rỗi của mình như sau:
👉 Tự đầu tư trực tiếp chứng khoán (stock) : 8% . Số tiền này mình xác định là có thể mất trắng!!!
👉Đầu tư chứng khoán gián tiếp thông qua các công ty quản lý quỹ : 92%
Tiếp tục, trong danh mục đầu tư vào các công ty quản lý quỹ, mình lại phân bổ tiếp như sau (các quỹ đang phân biệt bằng màu sắc):
Quỹ cổ phiếu - rủi ro CAO - màu cam : 79%
Quỹ cân bằng - rủi ro ở mức TRUNG BÌNH - màu vàng : 12%
Quỹ trái phiếu - rủi ro THẤP - màu xanh lá : 9%.
Tất nhiên là càng tập trung vào cổ phiếu thì lợi nhuận của quỹ càng cao, đồng nghĩa rủi ro tăng cao. Ở độ tuổi 30+ hiện tại, mình vẫn nghĩ là mình khá trẻ, sự học còn dài, nên mình chọn đầu tư phần lớn số vốn nêu trên vào Quỹ cổ phiếu, với kỳ vọng lợi nhuận đem về sẽ tốt hơn là đầu tư vào trái phiếu cho cùng số năm. Tỷ lê trên phù hợp với mình, tuy nhiên bạn cần cân nhắc mọi mặt cuộc sống của bạn để đưa ra tỷ lệ phù hợp nhé.
Một số link bài viết tham khảo:
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hãy upvote, comment nếu bài viết hữu ích nhé. 😄😄😄