Ngày 30/01/2024, Neuralink – công ty của Elon, chính thức thực hiện dự án cấy chip vào não người. Một dự án thường được nhắc đến trong các phim giả tưởng thì giờ đây nó đang được thực hiện trong thời điểm hiện tại – 2024. Dự án hướng đến đối tượng là người bại liệt hay mất khả năng điều khiển tay, chân; giúp họ lấy lại khả năng vốn có.
Rõ ràng ta có thể thấy, đây là một dự án nhân văn hướng đến các vấn đề như xử lí các căn bệnh mà có thể nói là không thể điều trị. Có thể nói là bước phát triển trong lĩnh vực y tế khi công nghệ sinh học đã có bước đầu tiên kết hợp với công nghệ kỹ thuật và đây chỉ là bước đầu tiên. Liệu sau thành công của dự án này, dự án tiếp theo là gì? Điều gì đang chờ đợi chúng ta?
LIỆU NỐI TIẾP CÓ LÀ SỰ NÂNG CẤP ?
I. Neuralink
Trước hết, trước khi nhắc đến Neuralink và xa hơn là dự án nâng cấp con người, có lẽ ta nên tập trung vào quá trình phát triển của công ty này trước.
Neuralink được thành lập vào năm 2016 và được báo cáo công khai lần đầu tiên vào tháng 3, 2017. Công ty tập trung nghiên cứu vào Neurateachnology. Một loại công nghệ hướng đến sử dụng công nghệ thiết bị để giám sát và tham gia, cũng như can thiệp vào hệ thần kinh. Neuratechnology hướng tới việc sử dụng hệ thống thần kinh điều khiển các thiết bị bên ngoài, điều trị các chứng bệnh liên quan đến thần kinh, cũng như tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về não và hệ thần kinh. Đó cũng chính là những mục đích mà Elon hướng tới. Neuralink ngoài hướng tới điều trị bại liệt hay ù tai thì đồng thời hướng tạo ra ‘giao diện máy – não” và “cộng sinh với AI”.
Con chip đầu tiên được Neuralink tạo ra và thử nghiệm mang tên Link và được cấy ghép bằng cánh tay robot đặc biệt của Neuralink nhằm đảm bảo chip được cấy ghép an toàn. Sau khi được cấy ghép, con chip sẽ thu nhận tín hiệu từ vỏ não, sau đó truyền ra ngoài cho máy tính xử lý. Dĩ nhiên, điều ngược lại cũng có thể xảy ra, Link cũng có thể tiếp nhận các tín hiệu từ bên ngoài vào, thực hiện các tương tác thần kinh với não bộ dựa vào khả năng tương tác giữa Link và hệ thần kinh.
II. Chúng ta sắp có thể tạo ra những “siêu nhân”?
Đầu tiên, trở về quá khứ một xíu, người châu Âu lấy lý do gì để cai trị và bào chữa cho việc nô lệ hóa châu Phi? Họ văn minh hơn, thông minh hơn, chăm chỉ hơn và người châu Phi mang “gen” thấp kém hơn và sinh ra để trở thành nô lệ.
Mình đã từng viết một bài về quá trình phát triển của phân biệt chủng tộc và buôn bán nô lệ. Nếu các bạn hứng thú có thể ghé qua.
Hitler cũng bịa ra một lí do tương tự để biện minh cho cái tư tưởng trọng Ayran khinh Do Thái của mình. Khi mà, ông cho rằng dân tộc Ayran có những phẩm chất ưu tú hơn , vượt trội hơn so với cái giống loài Do Thái mà ông cho rằng là xứng đáng bị tiêu diệt nhằm bảo tồn gen cho nhân loại, tránh bị các thành phần kém ưu tú hơn làm “ngu” đi.
Nhìn qua lăng kính lịch sử có thể thấy, những tuyên bố trên về sự vượt trội rõ ràng là bịp bợm và thiếu luận cứ khoa học. Thế nhưng câu chuyện thế kỉ 21 có thể sẽ khác?
Người Châu Âu thế kỉ 18 hay Hitler có thứ niềm tin về sự vượt trội, còn chúng ta – thế kỉ 21, có thứ khoa học giúp con người ta vượt trội. Những luận cứ lúc trước là thứ phi khoa học còn giờ thì sự vượt trội của con người chính là khoa học.
Neuralink đã bắt đầu thực hiện dự án đầu tiên, không ai biết rằng thứ gì sẽ đến tiếp theo, chúng ta sẽ đi nhanh đến đâu nhưng chúng ta có cơ sở để tin, con người có thể sẽ được nâng cấp và thậm chí là một cuộc chạy đua nâng cấp như cách Mỹ và Liên Xô làm với công nghệ hạt nhân và các chiến dịch ra ngoài vũ trụ.
Chúng ta có thể nâng cấp trước về não, về trí tuệ. Đương nhiên, chúng ta sẽ thông minh hơn, xử lí thông minh tuyệt vời hơn, tập trung hơn. Đến thời điểm này, ngành khoa học thần kinh vẫn có nhiều câu hỏi vẫn chưa trả lời được.
Điều gì tạo ra dòng suy nghĩ?
Cảm xúc đến từ đâu và tại sao chúng ta lại có cảm xúc?
Vì sao chúng ta có tư duy, thứ sức mạnh tư duy ấy đến từ đâu?
Điều gì tạo ra nhận thức? Chúng ta có cần thứ nhận thức ấy không?
Vì sao chúng ta có trí tuệ ‘đỉnh cao” như vậy?
Giữa trí tuệ và sự nhận thức, thứ nào quan trọng hơn?
Điều gì khiến tôi mất tập trung, liệu có cách nào cắt hết các dòng suy nghĩ ấy không?
Rất nhiều câu hỏi khác đến bây giờ vẫn chưa thể giải quyết đối với ngành khoa học thần kinh. Xong rất có thể dưới sự phát triển của ngành Neurotechnology, chúng ta sẽ chẳng cần điều đó nữa. Sự kết hợp giữa ta và AI có thể đưa cho chúng ta một lượng BIG DATA và khả năng xử lí tuyệt vời, mà chẳng cần tìm hiểu quá sâu vào việc tạo ra suy nghĩ, làm sao thông minh hơn. Hay khả năng tập trung có thể cải thiện bằng cách để cho chip khử các dòng suy nghĩ không cần thiết.
Tất nhiên, rất có thể, một viễn tưởng thêm mà người viết bìa này nghĩ ra là việc khi có chip trong não, chúng ta thật sự kết nối với nhau, chuẩn nghĩa đen luôn nhá. Nên nếu muốn nghe tôi xàm thì cứ thoải mái. Dù sao sức mạnh của con người đến từ việc “tưởng tượng” cùng nhau mà.
Hiện tại, chúng ta có internet. Người ta đã nói quá nhiều về nó, nó cho phép chúng ta truy cập vào kho dữ liệu to lớn từ bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào, miễn là có khả năng kết nối vào hệ thống Internet. Song câu chuyện chỉ dừng lại ở việc laptop, điện thoại, PC kết nối với nhau, và chúng ta nếu cắt mạng, chúng ta hết kết nối và bắt đầu quá trình healing. Thế nhưng, nếu như đổi chủ thể kết nối Internet là não chúng ta thì sao?
Lúc này, người đau đầu không phải là tôi đâu, mà là giới công nghệ, chính trị gia và các nhà triết học cơ. Khi não kết nối và Internet, rõ ràng chúng ta có thể chia sẻ các kiến thức, suy nghĩ của chúng ta một cách dễ dàng, dễ hơn cả gửi gmail nữa cơ. Suy nghĩ của tôi có thể gửi sang và truyền qua bạn chỉ thông qua cách chạm tay hay kê đầu không? Liệu tôi có cần kết nối Internet liên tục để truyền dữ liệu hay không?
Nhân quyền của tôi có bị xâm phạm hay không, khi những suy nghĩ của tôi có thể bị đọc bởi người khác?
III. Một sự nâng cấp khác bằng sức mạnh sinh học.
Với số lượng RedBull mà tôi đã “đô chời” thì không thể dừng ở đây được. Sự nâng cấp con người ngoài hướng đến sự kết hợp giữa kĩ thuật còn có thể bắt nguồn từ chính con người. Sự nâng cấp trong chính gen của chúng ta.
Từ khi với tới cái sức mạnh thần thánh của bộ gen, chúng ta đã đạt được vô số thành tựu thông qua công nghệ gen. Tạo ra các chủng mới, tạo ra các cá thể có khả năng ngừa sâu bệnh tốt hơn hay tạo các động vật biến đổi gen. Công nghệ Gen cho phép chúng ta sao chép, chỉnh sửa để đem lại lại ích cho chính con người.
Trở lại sinh học 12 một chút, chúng ta thường có phép lai rằng: cha bệnh A x mẹ bệnh A thì gần như chắc chắn con sẽ bị bệnh A. Thế nhưng với sức mạnh của khoa học, con có thể sẽ thoát khỏi được sức mạnh của di truyền bệnh A. Chỉ bằng một thay đổi nhỏ, không phải trong AND mà bằng ty thể. Điều này đặt ra nhiều vấn đề mà giới khoa học gọi là mở đường cho một thế giới đầy “những em bé được thiết kế” trên cơ sở biến đổi gene”.
Một trong những công nghệ khác được đặt nhiều câu hỏi về khả năng “nâng cấp” con người khác gọi tên CRISPR.
Trong bài TED talk, Jennifer Doudna đã trình bày làm thế nào mà công nghệ này cho phép chúng ta có được những chỉnh sửa trên DNA. Cụ thể, nữ nhà khoa học đã đưa ra cho chúng ta các thành quả khi ứng dụng lên chuột, khi việc chỉnh sửa một đoạn DNA đã tạo ra những con chuột có màu lông khác với anh chị em của nó.
"But we have to also consider that the CRISPR technology can be used for things like enhancement. Imagine that we could try to engineer humans that have enhanced properties, such as stronger bones, or less susceptibility to cardiovascular disease or even to have properties that we would consider maybe to be desirable, like a different eye color or to be taller, things like that"
Những thành quả của công nghệ này rõ ràng mang đến một viễn cảnh chúng ta có thể chữa các bệnh HIV, ung thư, Alzheimer khi mà chỉ cần một đoạn nhỏ thay đổi trong gen (CRISPR có bản chất là một hệ thống giúp con người giảm bị các bệnh đã từng mắc phải). Đồng thời là mở ra một viễn cảnh nặng tính đạo đức khác, khi một bên là đưa đến các giải pháp tránh việc các đứa trẻ bị bệnh di truyền, một bên, là đưa đến các khả năng về việc “nâng cấp” con người khi có thể ứng dụng để tạo ra các đặc tính bỏ qua ở các thế hệ tiếp theo. Dẫu để đạt đến viễn cảnh đó sẽ cần rất nhiều thời gian.
Bản thân nữ nhà khoa học trong bài TED Talks của mình cũng đã có một hành động kêu gọi việc trì hoãn hay giảm tiến độ phát triển và nghiên cứu công nghệ này. Đồng thời tiến hành đánh giá kĩ lưỡng các tác động đạo đức của chính công nghệ này.
Tất nhiên thật khó để đánh giá các tác động cũng như hướng đi của hai loại công nghệ này. Liệu chúng sẽ phát triển như thế nào? Bước đi tiếp theo của những người điều hành? Hay chính phủ sẽ tìm kiếm giải pháp đối phó với chúng ra sao? Song việc phát triển quá nhanh của các công nghệ trong lĩnh vực này thật sự đặt ra các lo ngại đối với chúng ta. Đặc biệt là khi các công nghệ được thương mại hóa thì câu chuyện về sự vượt trội của một nhóm người rất có thể sẽ xảy ra theo “một cách khoa học”.
Đây là bài viết dưới góc độ cá nhân. Vì thế mình luôn hy vọng sẽ nhận ý kiến của mọi người về một vấn đề lớn như thế này. Đồng thời, cảm ơn vì đã dành thời gian ngồi cái bài "xàm" của mình.