KHÔNG TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC!? KHÔNG SAO, MIỄN ĐỪNG NGƯNG HỌC!!!
Có nhất thiết phải học Đại Học không? Mà không học, thì đã sao!?
Mình chưa từng tốt nghiệp Đại Học, đó là sự thật. Khi ai đó hỏi lý do, mình hay nói nếu còn học nữa có khi mình sẽ "đốt trường" mất. Còn về lý do thực sự thì Đại Học không phải là một con đường phù hợp với mình. Học những môn học mà không thấy được giá trị thực tế, lắng nghe giảng dạy từ những giảng viên chẳng hào hứng với điều mình truyền tải và theo đuổi một ngành học được cho là thời thượng, nhưng không đúng với tính cách bản thân. Sau hơn 2 năm oằn mình để thích nghi, mình chọn dừng lại, khi đã có một công việc fulltime.
Để rồi, vào năm 2016, khi bạn bè cặm cụi chuẩn bị luận văn, đồ án, háo hức chờ ngày mặc lên chiếc áo cử nhân thì mình chạy xe máy 200 cây lên Đà Lạt để đón nhận một vị trí mới trong Công ty cũ. À, mình có nghĩ nếu học nữa sẽ gây thêm gánh nặng tài chính cho gia đình từ 8 con số lên 9 con số nên khi đó, mình chọn rẽ hướng. Dù vậy, mình tự thấy vẫn nợ Ba, Mẹ khi đã dành kỳ vọng cho mình mà không đáp lại được điều mà Ba, Mẹ mong đợi. Còn về lý do nào chiếm phần lớn khi quyết định ngưng!? Có lẽ là sợ "đốt trường" rồi báo cha, báo mẹ chăng? :)))
Vậy có nhất thiết phải học Đại Học không? Đến hiện tại, mình thấy khá nhiều em học sinh và gia đình băn khoăn với câu hỏi này khi việc học lên Đại Học, Cao Đẳng càng lúc càng tốn kém. Đổi lại là một sự không chắc chắn về công việc và thu nhập sau 4 đến 6 năm đèn sách. Thay vào đó, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn giải pháp học nghề để sự bảo đảm tốt hơn cho tương lai của mình. Có thể, bạn không có được những vị thế quá cao sang, nhưng bạn có tiền để lo cho bản thân và gia đình. Và theo kinh nghiệm của riêng bản thân, kiến thức học đường và tấm bằng bạn nắm giữ sẽ vô giá trị sau 3 - 5 năm. Khi đó, năng lực được cấu thành bởi kinh nghiệm, trải nghiệm và thái độ làm việc sẽ nói lên bản thân bạn trên thị trường việc làm.
Vậy có nên học cao lên sau khi tốt nghiệp THPT không? Nếu được, hãy học. Vì đó là một con đường dễ đã được xác lập thành công thức được kiểm chứng bởi số đông để nhiều người đặt niềm tin và cặm cụi dấn bước. Đã có thời điểm, mình cảm thấy tủi hổ khi cắm mặt chà WC lúc 2H sáng khi nghĩ đến những người bạn làm công sở, ngồi máy lạnh và đang kê cao gối ngủ. Mình đã từng bị từ chối CV chỉ vì không tốt nghiệp Đại Học như mong đợi của bên tuyển dụng, dẫu rằng kinh nghiệm và lĩnh vực mình đang theo đuổi phù hợp với yêu cầu công việc. Đến hiện tại, làm công việc tuyển dụng và đã phỏng vấn hàng ngàn con người, mình vẫn dành sự tôn trọng cho những bạn đã hoàn tất chương trình học Đại Học, Cao Đẳng vì ít nhiều nói lên sự kiên trì, tuân thủ quy định cùng nỗ lực để hoàn tất trách nhiệm với gia đình và xã hội. Dù Đại Học hay Cao Đẳng là một con đường dễ đi, nhưng không dành cho tất cả mọi người.
Với một người có xu hướng học để làm (learn-to-do) như mình thay vì chỉ để biết (learn-to-know), để qua môn, để có bằng cấp thì học mà không biết rõ hướng đi, tương lai hay giá trị sử dụng thì thực sự không hiệu quả. Việc học là bắt buộc nếu nhìn nhận cuộc đời mỗi người như cuộc chạy đường dài hàng trăm dặm, bạn xác định một cái đích muốn đến và bắt đầu tích lũy kiến thức về chạy bộ, dinh dưỡng. Bạn trang bị các thiết bị như đồng hồ GPS, túi nước, gel dinh dưỡng, giày chạy,… Và bạn chia nhỏ chặng hành trình dài thăm thẳm thành những đoạn nhỏ hơn để liên tục trau dồi kinh nghiệm và từng bước tiến đến mục tiêu của mình. Nếu không học, bạn sẽ không tài nào vượt qua được những chướng ngại gặp phải. Mà học rồi không xài được cũng giống như mua một món đồ không phát huy được giá trị trong thực tế, như chạy đường mòn mà mua giày đường bằng là trượt ngã sấp mặt. Vậy nên, mình học để giải quyết những vấn đề trong công việc, cuộc sống, gia đình và dựng xây cuộc sống của riêng mình và cần BIẾT RÕ LÝ DO VÌ SAO PHẢI HỌC.
Và rời ghế nhà trường đã được 8 năm nhưng mình chưa bao giờ ngừng học. Mình tin, dẫu vào độ tuổi nào, chúng ta đều sợ cảm giác thua kém, thụt lùi so với mọi người và bất lực khi sự việc xảy đến mà mình chẳng làm được gì, dẫu đã dốc tâm cạn lực. Vậy nên, mình học bằng cách quăng mình vào nhiều môi trường, thử nghiệm những điều mới, tiếp cận nội dung giá trị bằng sách, podcast, video,... để tích lũy kiến thức và nâng tầm tư duy của bản thân,… Kiến thức và tư duy của một người là giới hạn kết quả tạo ra trong cuộc sống. Suy nghĩ lại về công việc cũ, mình luôn nhớ đến tiếc nuối khi quản lý đầu tiên cửa hàng ở Đà Lạt. Dẫu tệ đến đâu, đó cũng là kết quả tốt nhất mình có thể tạo ra khi đó. Còn giờ đây, mình tin sẽ có thể giải quyết được rất nhiều để hoàn thiện cửa hàng. Vậy nên, ĐỪNG NGỪNG HỌC để bản thân được phát triển và biết rằng mình đang sống.
Sau cùng, hãy học trên nền tảng của sự hiểu mình chứ đừng học để làm hài lòng đám đông. Mình nghĩ, không ít các em chọn trường, lựa ngành để làm hài lòng Ba Mẹ, để được học cùng đứa bạn thân hay nghe xã hội tung hô ngành nào hot. Thậm chí, mình thấy có nhiều người đã đi làm liên tục đăng ký các khóa học chỉ vì nó hot, nổi danh trên thị trường hoặc để không thua kém đồng nghiệp. Chẳng sao cả. Khi bạn đã đi đến tận cùng một lựa chọn, bạn sẽ luôn có được bài học cùng sự trưởng thành cho mình. Dẫu vậy, chọn lựa một hướng đi không phù hợp với bản thân tiềm ẩn rủi ro khi dần khiến tiếng nói bên trong bị bót nghẹt, những tài năng của bạn bị hạ thấp theo những quy chuẩn sai lệch và bạn dần mất đi niềm tin vào chính mình, niềm tin vào một công việc mang lại giá trị tài chính cùng sự thỏa mãn tinh thần. Để rồi chúng ta nghe riết đến khi tự mình cất lên câu nói, "kiếm tiền là phải khổ, phải cực chứ có khi nào sướng đâu. Thôi, chịu đi!"Vậy nên, hiểu mình và lựa chọn đúng ngành học, đúng kỹ năng phù hợp với thiên bẩm bản thân có thể giúp các bạn tối ưu hóa nguồn lực thời gian, tiền bạc, năng khiếu để tạo nên LỢI THẾ CẠNH TRANH. Chính lợi thế đó sẽ giúp khiến bạn tỏa sáng và có quyền lựa chọn thay vì "được" chọn lựa giữa muôn ngàn người tìm việc. Vậy nên, hãy HIỂU MÌNH để có lựa chọn phù hợp và được vui với lựa chọn của mình.
Học Đại Học hay không chỉ là một lựa chọn. Bằng cấp không nói lên năng lực một người mà chính việc dám lựa chọn, dám đi đến tận cùng lựa chọn dẫu có khó khăn, gian truân và bị phán xét rất nhiều mới tạo lên nội lực của mội con người. Dù cuộc đời là của mình thì lời khuyên sẽ luôn được đưa ra từ những người từ quen đến lạ, từ gần đến xa. Tuy nhiên, trách nhiệm cuộc đời chỉ có mình gánh vác. Vậy nên, hãy học, hãy cho bản thân cơ hội phát triển, để không bất lực trước những vần vũ của kiếp người và hiên ngang đối diện với đời, với người, với chính mình!
Vậy có nên học cao lên sau khi tốt nghiệp THPT không? Nếu được, hãy học. Vì đó là một con đường dễ đã được xác lập thành công thức được kiểm chứng bởi số đông để nhiều người đặt niềm tin và cặm cụi dấn bước. Đã có thời điểm, mình cảm thấy tủi hổ khi cắm mặt chà WC lúc 2H sáng khi nghĩ đến những người bạn làm công sở, ngồi máy lạnh và đang kê cao gối ngủ. Mình đã từng bị từ chối CV chỉ vì không tốt nghiệp Đại Học như mong đợi của bên tuyển dụng, dẫu rằng kinh nghiệm và lĩnh vực mình đang theo đuổi phù hợp với yêu cầu công việc. Đến hiện tại, làm công việc tuyển dụng và đã phỏng vấn hàng ngàn con người, mình vẫn dành sự tôn trọng cho những bạn đã hoàn tất chương trình học Đại Học, Cao Đẳng vì ít nhiều nói lên sự kiên trì, tuân thủ quy định cùng nỗ lực để hoàn tất trách nhiệm với gia đình và xã hội. Dù Đại Học hay Cao Đẳng là một con đường dễ đi, nhưng không dành cho tất cả mọi người.
Với một người có xu hướng học để làm (learn-to-do) như mình thay vì chỉ để biết (learn-to-know), để qua môn, để có bằng cấp thì học mà không biết rõ hướng đi, tương lai hay giá trị sử dụng thì thực sự không hiệu quả. Việc học là bắt buộc nếu nhìn nhận cuộc đời mỗi người như cuộc chạy đường dài hàng trăm dặm, bạn xác định một cái đích muốn đến và bắt đầu tích lũy kiến thức về chạy bộ, dinh dưỡng. Bạn trang bị các thiết bị như đồng hồ GPS, túi nước, gel dinh dưỡng, giày chạy,… Và bạn chia nhỏ chặng hành trình dài thăm thẳm thành những đoạn nhỏ hơn để liên tục trau dồi kinh nghiệm và từng bước tiến đến mục tiêu của mình. Nếu không học, bạn sẽ không tài nào vượt qua được những chướng ngại gặp phải. Mà học rồi không xài được cũng giống như mua một món đồ không phát huy được giá trị trong thực tế, như chạy đường mòn mà mua giày đường bằng là trượt ngã sấp mặt. Vậy nên, mình học để giải quyết những vấn đề trong công việc, cuộc sống, gia đình và dựng xây cuộc sống của riêng mình và cần BIẾT RÕ LÝ DO VÌ SAO PHẢI HỌC.
Và rời ghế nhà trường đã được 8 năm nhưng mình chưa bao giờ ngừng học. Mình tin, dẫu vào độ tuổi nào, chúng ta đều sợ cảm giác thua kém, thụt lùi so với mọi người và bất lực khi sự việc xảy đến mà mình chẳng làm được gì, dẫu đã dốc tâm cạn lực. Vậy nên, mình học bằng cách quăng mình vào nhiều môi trường, thử nghiệm những điều mới, tiếp cận nội dung giá trị bằng sách, podcast, video,... để tích lũy kiến thức và nâng tầm tư duy của bản thân,… Kiến thức và tư duy của một người là giới hạn kết quả tạo ra trong cuộc sống. Suy nghĩ lại về công việc cũ, mình luôn nhớ đến tiếc nuối khi quản lý đầu tiên cửa hàng ở Đà Lạt. Dẫu tệ đến đâu, đó cũng là kết quả tốt nhất mình có thể tạo ra khi đó. Còn giờ đây, mình tin sẽ có thể giải quyết được rất nhiều để hoàn thiện cửa hàng. Vậy nên, ĐỪNG NGỪNG HỌC để bản thân được phát triển và biết rằng mình đang sống.
Sau cùng, hãy học trên nền tảng của sự hiểu mình chứ đừng học để làm hài lòng đám đông. Mình nghĩ, không ít các em chọn trường, lựa ngành để làm hài lòng Ba Mẹ, để được học cùng đứa bạn thân hay nghe xã hội tung hô ngành nào hot. Thậm chí, mình thấy có nhiều người đã đi làm liên tục đăng ký các khóa học chỉ vì nó hot, nổi danh trên thị trường hoặc để không thua kém đồng nghiệp. Chẳng sao cả. Khi bạn đã đi đến tận cùng một lựa chọn, bạn sẽ luôn có được bài học cùng sự trưởng thành cho mình. Dẫu vậy, chọn lựa một hướng đi không phù hợp với bản thân tiềm ẩn rủi ro khi dần khiến tiếng nói bên trong bị bót nghẹt, những tài năng của bạn bị hạ thấp theo những quy chuẩn sai lệch và bạn dần mất đi niềm tin vào chính mình, niềm tin vào một công việc mang lại giá trị tài chính cùng sự thỏa mãn tinh thần. Để rồi chúng ta nghe riết đến khi tự mình cất lên câu nói, "kiếm tiền là phải khổ, phải cực chứ có khi nào sướng đâu. Thôi, chịu đi!"Vậy nên, hiểu mình và lựa chọn đúng ngành học, đúng kỹ năng phù hợp với thiên bẩm bản thân có thể giúp các bạn tối ưu hóa nguồn lực thời gian, tiền bạc, năng khiếu để tạo nên LỢI THẾ CẠNH TRANH. Chính lợi thế đó sẽ giúp khiến bạn tỏa sáng và có quyền lựa chọn thay vì "được" chọn lựa giữa muôn ngàn người tìm việc. Vậy nên, hãy HIỂU MÌNH để có lựa chọn phù hợp và được vui với lựa chọn của mình.
Học Đại Học hay không chỉ là một lựa chọn. Bằng cấp không nói lên năng lực một người mà chính việc dám lựa chọn, dám đi đến tận cùng lựa chọn dẫu có khó khăn, gian truân và bị phán xét rất nhiều mới tạo lên nội lực của mội con người. Dù cuộc đời là của mình thì lời khuyên sẽ luôn được đưa ra từ những người từ quen đến lạ, từ gần đến xa. Tuy nhiên, trách nhiệm cuộc đời chỉ có mình gánh vác. Vậy nên, hãy học, hãy cho bản thân cơ hội phát triển, để không bất lực trước những vần vũ của kiếp người và hiên ngang đối diện với đời, với người, với chính mình!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất