Một chiếc sinh ziên 3 năm làm leader team, 6 tháng làm trưởng ca ở hai cửa hàng F&B
Một chiếc sinh ziên 3 năm làm leader team, 6 tháng làm trưởng ca ở hai cửa hàng F&B
✨Tâm sự của một sinh ziên 3 năm làm leader team, 6 tháng làm trưởng ca ở hai cửa hàng F&B✨
Nhân dịp vnexpress chia sẻ kết quả của chiếc khảo sát bảng lương tại một số tiệm F&B nổi tiếng, mình cũng muốn share một chút kinh nghiệm của mình trước khi quên hẳn =)))) (yeah vì mình ra khỏi F&B rồi!!!)
Mình có hay đọc ở nhiều nơi, là mọi người thường khuyên sinh ziên năm nhứt nên tham gia các câu lạc bộ, đi làm intern không lương hoặc lương thấp một chút để đổi lấy kinh nghiệm trong ngành, đỡ phí thời gian. Nếu đi làm thêm thì ít nhất cũng làm trợ giảng, gia sư,... cho lương cao chứ đừng đi làm bưng bê, cực mà lương ít òm, cầm không đủ tayyy. Nhưng đời mà, mọi thứ không có suôn sẻ như vậy =)))))

1/ Say "no" with clb.

Theo trải nghiệm cá nhân của mình, câu lạc bộ ở trường Đại học hiện nay hầu hết đều tuyển đầu vào khá gay gắt, tỉ lệ chọi và tiêu chí cao, phải trải qua nhiều vòng tuyển chọn. Tuy nhiên lại được điều hành bởi các sinh viên chưa có quá nhiều kinh nghiệm thực chiến và không có giáo viên hướng dẫn. Nếu bạn đủ xui xẻo, bạn có thể vào các clb với cơ cấu tổ chức cực kỳ bất ổn, làm việc cảm tính. Kết quả là những người giỏi sẽ rời đi vì mệt mỏi, những bạn chưa đủ kinh nghiệm thì ở lại chịu trận, nhân tài tốt bị chôn vùi và nhân tài chưa tốt thì không có cơ hội được rèn luyện thêm.
Dĩ nhiên điều này chỉ là quan điểm được chia sẻ dựa trên trải nghiệm của bản thân, và mình biết ngoài kia có nhiều câu lạc bộ tốt, được vận hành bởi các anh chị có kinh nghiệm thực chiến và được đỡ đầu bởi các thầy cô giỏi trong trường. Tuy nhiên, với tiêu chí đầu vào "cực kì cao" ở trên thì tỉ lệ sinh viên trở thành thành viên của clb vẫn luôn là số cực kì thấp so với toàn bộ số sinh viên.

2/ Bị say "no" khi ứng tuyển làm intern.

Các công ty thường tuyển intern là sinh viên năm ba, năm bốn hoặc vừa ra trường. Cùng lắm là năm hai và RẤT ÍT các công ty chịu tuyển intern năm nhất. Điều này càng đúng hơn với sinh viên học tại Đà Nẵng như mình.
Hạn chế của sinh viên năm nhất không chỉ là kỹ năng chuyên môn (skills) mà còn là kinh nghiệm làm việc (EXP). Trong khi skills là chuyện nhỏ vì có thể rèn luyện theo thời gian, thì EXP là điểm mà các công ty e ngại. Việc làm việc trong tổ chức không quá khó nhưng cũng không phải dễ. Lưu ý về thời gian, về cách ứng xử, rồi làm sao để hòa đồng, để không "suy diễn" mấy câu joke của đồng nghiệp, hay thậm chí là làm thế nào để không trở thành "tâm điểm ghét bỏ" của cả công ty (hẹn mấy cái này mình chia sẻ ở các bài sắp tới nhé). Toàn là nghệ thuật cả đấy =))))
Và dù bạn không ở Đà Nẵng như mình, học tập tại hai đầu đất nước với cơ hội nhiều hơn hẳn, thì để lấy được các job intern vào năm nhất đại học vẫn là một điều khá khó khăn, trừ khi bạn đã tham gia nhiều hoạt động ở thời cấp ba để gom cho mình kinh nghiệm dồi dào.
Xét cho cùng, dù công ty có đang tuyển intern thì kỳ vọng của họ vẫn là bạn có thể làm được việc, giúp công ty giải quyết một số vấn đề đang có hiện tại. Không ai đang khổ lại muốn tìm thêm một cái khổ nữa để gánh!

3/ Lấy kỹ năng mềm trước, kỹ năng chuyên môn sau

Đi làm part-time ở các cửa hàng F&B thường được đánh giá là không học hỏi được nhiều và tốn nhiều thời gian so với đồng lương ít ỏi. Nhưng đối với mình, trải nghiệm này mang đến cho bản thân nhiều thứ lắm.
Đầu tiên có thể kể đến là các kỹ năng mềm. Khách hàng F&B thì đa dạng, có thể tách ra thành nhiều phân khúc. Dù có sang trọng hay bình dân, đông đúc hay ít ỏi, thì phân khúc nào cũng có những người cực kì khó chịu và thuộc kiểu người mà bạn ghét nhứt trên đời =))))))) Làm dịch vụ ở Việt Nam thì mệt, tại "khách hàng là thượng đế". Học được cách deal với mớ cảm xúc của mình, kiềm chế không đấ.m vào mặt khách sẽ giúp bạn làm quen với những cảm xúc khó chịu mà sau này bạn sẽ gặp khi đi làm lúc ra trường.
Bên cạnh đó, F&B mở rộng cơ hội cho người không có kinh nghiệm. Trừ khi bạn tham gia vào các cửa hàng lớn với tỉ lệ chọi cao, thì các cửa hàng tầm trung và nhỏ hầu như không lấy kinh nghiệm làm việc trước đó như một điều bắt buộc khi ứng tuyển.
Và cuối cùng, làm F&B không đồng nghĩa với làm phục vụ hay pha chế cả đời. Có cả vị trí Key staff, Team leader hay thậm chí là trưởng ca mà bạn có thể cố gắng để đạt được. Và kinh nghiệm làm team leader với trưởng ca của mình thì, việc quản lý một group nhỏ trong môi trường kinh doanh thực sự sẽ mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn bạn nghĩ, nhất là khi group toàn mấy bạn "choi choi" như mình.

4/ Không ngừng học hỏi

Không tham gia clb, không đi intern không đồng nghĩa với việc sẽ ngừng học hỏi các kỹ năng chuyên môn. Được sinh ra trong thời đại internet phát triển vượt bật, mình thật may mắn khi có khả năng học được rất nhiều thứ chuyên môn mà không tốn quá nhiều chi phí, thậm chí đôi lúc còn được free nữa!
Khi chưa đủ kỹ năng thì mình học. Chưa đi làm được thì mình học. Để mà liệt kê ra mấy chỗ học kỹ năng chuyên môn mà không tốn phí thì chắc cũng phải hơn mười chỗ lận. Làm F&B theo shift, hết shift mình về với cái đầu trống không, không suy nghĩ thêm nhiều về công việc, từ đó có đủ thời gian và sức khỏe để học hỏi thêm kỹ năng chuyên môn.
Nhưng mà recommend mọi người là đừng làm đến gần 4 năm như mình nhé =))))) Làm một hai năm lấy kinh nghiệm làm việc, đồng thời có thời gian học kỹ năng chuyên môn qua các khóa học ổn ổn rồi, thì bắt đầu đi xin intern được rồi đó :)))
Keep typing,
Ivan.