KHÔNG BẬN TÂM CŨNG LÀ MỘT LOẠI NĂNG LỰC
Hôm rồi về Hà Nội có việc gia đình bên ngoại, có ghé qua bác Hằng, chợt bác kêu: sao bác thấy dạo này trẻ ra đoá. Ồ lâu rùi không có...
Hôm rồi về Hà Nội có việc gia đình bên ngoại, có ghé qua bác Hằng, chợt bác kêu: sao bác thấy dạo này trẻ ra đoá. Ồ lâu rùi không có người khen trẻ, đặc biệt người lớn trong nhà nữa. Zui nhẹ cái!!!
Mềnh với nói với bác là: chắc dạo này cháu học được từ kệ, mặc dù có nhiều thứ khó khăn, nhưng cháu kệ ạ (rồi lại cười khoái cái trí).
Giờ về có thời gian, ngẫm lại thì thấy đúng là dạo gần đây, tôi luyện được tâm thái khá bất ngờ: Bình Tĩnh khi ngoài kia là sóng gió. Có thằng em ở cty cũng nhận xét dạo này sao thấy cà nhơn cà nhơn giữa những đợt sóng cắt giảm ào ào ầm ầm xung quanh thế. Vậy là phải ngồi xuống tóm tắt lại quá trình thay đổi trạng thái của bản thân, để nhỡ sau này phải đối mặt với những chu kỳ suy thoái kinh tế tiếp theo thì ta nên mang ra vận dụng tiếp, hoặc với bất cứ trở ngại nào cũng mang ra dùng. Nhưng việc vận dùng các tâm thái này đều được nghiệm theo tính cách mỗi người, nên quan trọng hơn cả mỗi người nên tự biết rõ bản tính của mình trước đã.
1. Học chấp nhận
Thường biết chấp nhận sẽ đến dễ dàng hơn với người có cái tôi không quá cao, vì họ hay đặt bản thân mình sau người khác, và hơi có gì đó thiếu tự tin. Ngược lại, với người có cái tôi cao, họ khó lòng chấp nhận những khó khăn có thể gây đến sự thất bại của cá nhân họ. Chấp nhận ở đây là chấp nhận hoàn cảnh sẽ có lúc này lúc khác, lúc trồi lúc sụt, không mãi thể nào cứ vút bay phấp phới và thuận lợi mãi mãi được.
Chấp nhận là hiểu thực tế của hoàn cảnh, hiểu những khó khăn khổ đau là mỗi người mỗi phận, trời không cho ai và cũng không lấy hết của ai tất cả, hoặc là cái nghiệp cái kiếp ta phải chịu đựng. Học chấp nhận để không chống đối, vì thực ra mà nói chống đối (như dày vò bản thân, so bì, suy nghĩ tiêu cực thiếu lạc quan) chỉ là cách làm bản thân ta đau khổ nhất mà thôi, trong khi đó sự việc khó khăn của hoàn cảnh thì vẫn phải xảy ra như vốn có của nó.
2. Học bàng quan
Mình gọi tâm thái này là không bận tâm. Bỏ qua những thứ bộn bề bên ngoài quay vào trong để tìm những điểm tựa để tâm vững trãi trước cả, tự tìm thấy những giá trị của bản thân, thay vì cứ chạy theo làm hài lòng người khác. Ta phải tự thấy bình an trước, để khi người khác đi cùng cuộc đời của mình cũng thấy an yên. Học bàng quan không phải là vô tình trước những người thân yêu, bỏ hoàn toàn sự quan tâm đến họ, mà đôi khi một số chuyện nếu không thực sự quan trọng hoặc không có yếu tố làm phát triển bản thân thì nên tránh xa, và gạt bỏ ra khỏi cuộc sống của cá nhân. Thời gian quan trọng như chính sự hữu hạn của nó.
3. Học tự biết vui, biết đủ
Uống rượu cũng vui đó, nói chuyện với những con người mới lạ cũng vui đó, nhưng những cái đó chỉ là niềm vui bên ngoài, không giúp ta vượt qua những trở ngại hay khó khăn. Vui phải đến từ tâm thái bên trong, thiệt ra mỗi người cũng không nên cố gắng đi tìm niềm vui quá, vì niềm vui nào thì cũng có thời điểm sẽ qua, nếu trạng thái trống rỗng thì khi niềm vui hết, trạng thái trống rỗng lại xuất hiện. Mình gọi trạng thái bình ổn nhất mà dễ dàng dẫn đến niềm vui nhất là TÂM ĐỦ ĐẦY, lúc nào cũng đầy những suy nghĩ biết ơn, biết đủ, biết yêu thương bản thân, biết trân trọng những thứ nho nhỏ mà có được, hoặc là thấy mọi thứ đều đáng iu theo cách riêng của nó (dù thứ đó có xấu xí theo cách người khác định nghĩa).
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất