Nguồn:&nbsp;<i>Flickr&nbsp;/&nbsp;<a href="https://www.flickr.com/photos/imkelsi/8741436520/in/faves-lookcatalog/">imkesi</a></i>
Nguồn: Flickr / imkesi
Tác giả Koty Neelis, ngày 13 tháng 8 năm 2014
Sự ra đi của Robin Williams mới tuần này đã làm dấy lên nhiều cuộc bàn luận về sức khỏe tinh thần, trầm cảm, tự tử, và cả những vấn đề xuất phát từ nhiều điều chúng ta vẫn chưa thật sự hiểu rõ. Trong số chủ đề đó, có kha khá thứ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời tôi, vì vậy, tôi xin dành nhiều phút để hoài niệm lại những ngày vừa qua.
Vài năm trước, anh trai tôi tự tử. Anh ấy bị sốc thuốc, và được phát hiện một tuần sau đó. Ngay cái năm anh ấy ra đi, anh đang ở tình trạng kinh khủng nhất cuộc đời mình. Trầm cảm nặng, nghiện thuốc liều mạnh và ma túy đá đã nuốt chửng anh. So với anh của một năm trước khi mất, anh chỉ như một cái xác không hồn. Lần cuối cùng nhìn thấy anh,thật lòng, tôi không thể nhận ra. Anh ấy đã đối mặt với trầm cảm cả đời mình, nhưng anh chỉ cho người ta biết mỗi khi đêm xuống, lúc anh say, đang phê thuốc, và lúc anh yếu đuối nhất. Điều thú vị là, đêm xuống thì sự thật cũng buông, những thứ mà ban ngày chúng ta chẳng thể thấy, nhỉ?
Anh ấy đẹp trai, thành đạt. Người anh trai mà tôi biết, anh thích việc trở thành bờ vai để tôi có thể dựa vào và tâm sự. Nhưng anh ấy buồn nhiều lắm, từ khi còn trẻ, anh ấy nghiện như một cách chạy trốn khỏi những suy nghĩ buồn bã thường xuyên chiếm lĩnh anh, buộc anh phải dính chặt lấy giường trong nhiều ngày liền. Anh muốn mọi người nhìn thấy hình tượng bên ngoài anh xây nên, vui vẻ, tích cực, nhưng sau cùng, anh không thể tự gạt mình thêm nữa.
Sau cái chết của anh, tôi đã dành rất nhiều thời gian để cố hiểu chuyện gì đã xảy ra. Tôi ngã khụy xuống giường hằng đêm mỗi khi tan làm, đau lòng nghĩ về những việc đáng lẽ tôi đã có thể làm để sự việc khác đi. Ở tuổi 37, anh ấy còn quá trẻ. Anh ấy còn quá nhiều điều cần sống, cần gặt hái. Anh không biết rằng anh được mọi người yêu thương sao? Anh ấy không biết rằng tôi luôn ở đó vì anh sao? Nếu như tôi nói ra, hay làm một vài điều gì đó cụ thể cho anh, anh có lẽ vẫn ở đây.
Nhưng đó chỉ là điều mà chúng ta, những ai mất người thân vì tự sát, trải qua quãng thời gian khó khăn để đủ hiểu rằng – tình thương không là liều thuốc chữa trầm cảm. Vì đây không phải là thuốc trị bệnh, hay ung thư, hay nghiện ngập gì cả. Bạn có thể yêu thương ai đó mỗi ngày mỗi giờ, nhưng chẳng là gì so với con quái vật vô hình mà họ đang đối mặt. Cho dù bạn có tin hay không, thì những con quái vật đó, thực sự tồn tại. Chẳng phải là những lời họ bịa ra để tự trấn an hay muốn được xoa dịu bởi tình thương, mặc dù ta thực sự mong nó có thể là thế.
Thật dễ để hiểu rằng người ta muốn những câu trả lời rõ ràng về việc tự sát của một ai đó. Đến tuần này, tôi vẫn ngồi đây, nghĩ về anh trai mình, hết lần này tới lần khác, thắc mắc về các sự kiện dẫn đến cái chết của anh. Việc trách ai đó vì tự tước đi cuộc đời mình, hay mắng họ ích kỷ, hoặc thậm chí những lời gởi gắm kiểu như “họ bây giờ đã được bình yên rồi,”họ đang ở một nơi tốt hơn,” hay “giá mà họ biết họ được yêu thương” cũng chỉ củng cố được quan điểm rằng tự sát và/hoặc sự hiện diện của tình thương là câu trả lời cho việc bị trầm cảm.
Thực ra tình yêu không phải là cái mà Trầm Cảm cần. Mà là sự nhận thức đúng đắn, thấu hiểu, và chữa lành. Những điều đó mới có thể thực sự khiến cuộc đời của người đang trải qua trầm cảm khác đi.
Link bài viết gốc: