Mình viết bài này khi bản thân cũng được gọi là trải qua 7749 công việc, kể cả những chiếc jobs bị bạn bè chê là "boring" nhất trên đời!
Dạo gần đây, hay nghe tụi bạn đang chập chững những công việc đầu tiên trên trường đời, than thở với nhau: "Làm job này chán lắm, đừng làm!", "Chao ôi, làm content mỗi ngày bị bắt nộp 1 bài mới mà sửa tới sửa lui không được duyệt, chán lắm!", "Xin làm content writer thì dễ, nhưng chán lắm nên đang nghĩ thử job khác",...
Hóa ra, quanh đi quẩn lại là câu chuyện "chán việc".
Hóa ra, quanh đi quẩn lại là câu chuyện "chán việc".
Hóa ra, quanh đi quẩn lại là câu chuyện "chán việc".
Hồi năm nhất, mình đã từng làm công việc bị bạn bè chê là "boring" nhất trên đời, danh xưng "TTS Nhân sự", nhưng thực tế giống như công việc nhập liệu, ngày ngày upload CV của người tìm việc lên hệ thống. Công việc bèo bọt 1 triệu/tháng ấy mà còn áp KPI số lượng, phân loại công việc vào ngành nghề sai là đi tong ngay. Vậy mà mình vẫn trụ vững hết 6 tháng thực tập, còn rinh thêm về cái giải thưởng "TTS Nhân sự xuất sắc nhất tháng", được vinh danh trên màn hình ti vi của công ty mới "oách xà lách"
Quay lại câu chuyện "Khi nào thì nên than chán việc?"
- Khi bạn đã tự tin rằng bản thân đã có thể hiểu rõ ngọn ngành tường tận mọi ngóc ngách công việc đến tầm 80-90%, cũng như hoàn thành công việc ở mức được đánh giá là "tốt", "ổn",...
- Khi bạn đã được "đụng tay" vào những phần chính của công việc đó, không đơn thuần chỉ là những phần việc ngoài lề, lặp đi lặp lại với mục đích duy trì công việc đó.
Một cách dễ hiểu hơn, chẳng hạn, nếu công việc của bạn là content writer thì phần việc viết content cho các mạng xã hội như facebook, instagram, zalo, website,...chỉ mới là một phần rất nhỏ trong mảng công việc của content writer. Nếu bảo các bạn viết 1 bài post trên facebook, chắc ai trong chúng ta cũng làm được. Nhưng bảo viết sao cho cuốn hút, ai cũng muốn đọc, giúp content viral, tăng tương tác cho kênh,...không phải ai cũng làm tốt được!
- Quan trọng nhất: Khi bạn đã làm công việc đó toàn tâm toàn ý, với một tinh thần cầu thị và trái tim rộng mở.
Nói thật, làm nghề gì rồi cũng có lúc chán thôi. Kể cả đó có là nghề bạn say mê hết mực đi chăng nữa. Nhưng bản thân mỗi người phải luôn có một lý do níu ta lại với nghề, hay còn gọi là "trách nhiệm cá nhân với nghề", một khi đã chọn nó. Đối với nhiều người, đó có thể là ý nghĩa của công việc người đó làm đối với những người khác ngoài xã hội, những người được hưởng thành quả từ việc đó; một số khác thì là hoài bão luôn được tiến xa hơn trong nghề; hay thu nhập cao hơn,...
Và chỉ khi ta "toàn tâm toàn ý" khi hành nghề, ta mới thực sự có thể "cảm" nghề và biết cách "yêu" nghề hơn đó, các bạn ạ! Dù là công việc nhàm chán nhất, hãy luôn tin rằng bạn vẫn có thể học được nhiều điều. Công việc intern 1 triệu đầu đời kia không hề vô bổ đối với mình, thực sự, khi mình luôn chú tâm quan sát và cầu thị học hỏi mọi thứ.
Lời nhắn nhủ sau cùng
Lý do mình luôn giữ được sự kiên trì, bền bỉ với một công việc là bởi mình luôn quan niệm: Dù là công việc nhàm chán nhất, mình chắc chắn vẫn có thể học được thứ gì đó. Chỉ khi mình tin rằng, mình đã học đủ rồi, hay công việc đó không còn phục vụ cho mục tiêu mình đang hướng tới nữa, đó mới là lúc mình biết bản thân nên dừng lại, tìm một bến đỗ mới.
Việc kêu than "chán việc" của bạn không hề sai, ít nhất phần nào giải tỏa được nỗi lòng của bạn, nhưng hãy than chán việc sao cho xứng bạn nhé!