<i>Felix Edmundovich Dzerzhinsky, người lãnh đạo tổ chức tình báo Cheka, sau này là KGB, chụp năm 1919. (Ảnh: Laski Collection)</i>
Felix Edmundovich Dzerzhinsky, người lãnh đạo tổ chức tình báo Cheka, sau này là KGB, chụp năm 1919. (Ảnh: Laski Collection)
Là cơ quan tình báo bí mật của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, KGB đã nổi tiếng vì hoạt động tình báo và gián điệp trên toàn cầu. Nhưng tổ chức này và những tổ chức tiền thân của nó từ thời cộng sản - cũng đóng một vai trò quan trọng bên trong Liên Xô: dẹp tan xung đột và bất đồng chính kiến. Bảo vệ quê hương khỏi những kẻ thù nội bộ là vấn đề được các nhà lãnh đạo Nga quan tâm trong nhiều thế kỷ, từ đó đã sinh ra hàng loạt cơ quan bí mật để thanh trừng. Trong thời kỳ đế quốc Nga, tổ chức Okhrana hoạt động để xác định và tiêu diệt kẻ thù của Sa hoàng. Sau cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917, Cheka phục vụ cùng một vai trò cho những người Bolshevik. Danh sách các cơ quan (OGPU, NKVD, GRU, MVD) được tiếp tục cho đến năm 1954, khi KGB (Komitet Gosudarstvennoi Bezopasnosti) được thành lập. Các quốc gia vệ tinh trong khối Liên Xô, chẳng hạn như Hungary, Ba Lan và Đông Đức, cũng thành lập các cơ quan tình báo cho riêng mình Dưới đây là một số cách mà tình báo thời Xô Viết thực hiện nhiệm vụ an ninh nội bộ của họ nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà lãnh đạo và hoàn cảnh lịch sử khác nhau

1917 : Cách mạng Bolshevik và 'Khủng bố Đỏ'

Từ "Khủng bố" thời đó được hiểu là "tạo ra nỗi khiếp sợ cho quân đội kẻ địch" (không phải là giết hại thường dân như cách hiểu ngày nay).
<i>Hành quyết và giam giữ trong cuộc cách mạng  Nga 1918.</i>
Hành quyết và giam giữ trong cuộc cách mạng Nga 1918.
Sau khi Cách mạng Tháng Mười năm 1917 đưa những người Bolshevik lên nắm quyền, một cuộc nội chiến bùng lên, giữa Hồng quân và liên minh lỏng lẻo của những thành phần phản cách mạng: quân chủ, dân chủ xã hội, các thế lực ngoại bang và những kẻ bất hảo khác. Để diệt trừ kẻ thù và bảo vệ chế độ non trẻ của họ, những người Bolshevik đã thành lập Cheka (Ủy ban Khẩn cấp Toàn Quốc về Chống phản Cách mạng và Phá hoại). Khi Vladimir Lenin - lãnh đạo của đảng Bolshevik, bị trọng thương trong một vụ ám sát năm 1918, cơ quan này đã nhanh chóng tiến hành một chương trình bạo lực nhà nước được gọi là 'Khủng bố Đỏ'.Lãnh đạo Cheka, ông Feliks Dzerzhinsky (người có bức tượng đứng bên ngoài trụ sở KGB ở Moscow cho đến sau khi Liên Xô sụp đổ) tuyên bố rằng "bất kỳ ai tung tin đồn dù là nhỏ nhất nhằm chống lại Liên Xô sẽ bị bắt ngay lập tức và đưa vào trại tập trung." Tuy nhiên, trên thực tế, các vụ xử bắn hàng loạt và treo cổ mà không cần xét xử đã bắt đầu gần như ngay lập tức, bất kể là ai :thầy tu, những kẻ đầu cơ, tư sản không kể thời gian hay địa điểm, chỉ đơn giản là sở hữu một khẩu súng cũng đủ để khiến ai đó bị kết án tử từ các tòa án cách mạng mới thành lập. Ước tính tổng số người bị hành hình trong cuộc thanh trừng này lên đến 100.000. Các tòa án này đã điều tra và thanh trừng tất cả các thành phần chống đối, từ các thành viên còn sống của hoàng gia Nga cho đến những địa chủ sở hữu nhiều đất đai, tạo nên dư âm trong nhiều thập kỷ sau đó. Ngay cả khi đất nước đã tương đối yên bình, bóng tối của khủng bố đỏ vẫn bao trùm lên người dân Liên Xô.

Những năm 1930: Các cuộc Thanh trừng và Chế độ cầm quyền dưới thời Stalin

Một phiên tòa năm 1938 :  phiên tòa cuối cùng trong một loạt các phiên tòa xét xử những người Bolshevik trong cuộc Đại thanh trừng của Stalin.
Một phiên tòa năm 1938 : phiên tòa cuối cùng trong một loạt các phiên tòa xét xử những người Bolshevik trong cuộc Đại thanh trừng của Stalin.
Khủng bố Đỏ và cuộc nội chiến kết thúc vào đầu những năm 1920, nhưng sau một thời gian dịu đi, công cuộc trấn áp vẫn tiếp tục - và ngày càng quyết liệt hơn. Khi Joseph Stalin tiếp quản đảng cộng sản sau khi Lenin qua đời, ông đã tập trung vào việc củng cố quyền kiểm soát của mình đối với đảng và đất nước bằng mọi biện pháp cần thiết. NKVD, đã thay thế Cheka vào năm 1922, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc thanh lọc bộ máy này.
Trong khi Cheka đã đàn áp những kẻ thù của đảng Bolshevik, thì NKVD lại nhắm vào những đảng viên mà Stalin cho là nội gián và phản động, bao gồm các quan chức chính phủ, sĩ quan quân đội và đội cận vệ lớn tuổi của đảng Liên Xô, chẳng hạn như Trotskyites. Dù một số nhà sử học buộc tội Stalin dùng cuộc thanh trừng này để củng cố quyền lực và loại bỏ các đối thủ tiềm tàng, mật vụ đã sử dụng tra tấn và tạo ra bằng chứng để đưa ra “lời thú tội”. tuy nhiên, các cáo buộc về vị lãnh đạo này là không có cơ sở. Các phiên tòa trình chiếu công khai, với các phán quyết không bao giờ bị nghi ngờ đã khiến nỗi kinh hoàng lan rộng — cũng như sắc lệnh của Stalin cho phép hành quyết các gia đình bị nghi ngờ là kẻ phản bội.
Sau vụ ám sát Sergei Kirov năm 1934 - mà một số nhà sử học nói rằng chính Stalin đã ra lệnh cho NKVD thực hiện - như một cái cớ để thực hiện các cuộc thanh trừng. Sau đó trục xuất và tử hình đã được biết đến là “Cuộc thanh trừng vĩ đại”. Trong năm 1937 và 1938, theo một nhà nghiên cứu ở Moscow, ước tính có khoảng 40.000 đặc vụ NKVD đã giám sát việc bắt giữ khoảng 1,5 triệu công dân Liên Xô và xử tử gần một nửa trong số đó. Những người không bị NKVD khép án tử đã bị kết án lao động khổ sai tại các trại cải tạo lao động

Thời chiến: Ngăn chặn binh sĩ Hồng Quân bỏ cuộc.

Sự khủng bố của những năm 1930 đã lan sang cả lực lượng Hồng Liên Xô, khiến lực lượng này không được chuẩn bị để đẩy lùi cuộc xâm lược của Đức Quốc xã vào năm 1941. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiệm vụ của NKVD là không chỉ chống lại quân Đức mà còn bất kỳ dấu hiệu nào được cho là đầu hàng và lơ là phòng thủ nào của quân Hồng quân.
Khi tuyên truyền không hiệu quả, "phân đội chặn" của NKVD đã sử dụng vũ lực để ngăn các cuộc rút lui trái phép của Hồng quân, thường là trong các tình huống chiến trường chết chóc nhất định khi binh lính đào ngũ. Những người đào ngũ sẽ bị xử bắn, đưa đến các trại tù hoặc tiểu đoàn trừng phạt. Một báo cáo của NKVD năm 1941 đã liệt kê hơn 650.000 vụ bắt giữ đào ngũ của quân nhân.

Những năm 1960 đến 1980: Kiểm soát, Lưu đày và 'Điều trị tâm thần'

<i> Nhà văn Liên Xô Yuli M. Daniel (trái) và Andrei D. Sinyavsky  khi khai mạc phiên tòa năm 1966. phải đối mặt với cáo buộc thực hiện một chiến dịch tuyên truyền nhằm phá hoại và làm suy yếu Liên bang Xô viết bằng cách phổ biến "những lời pha chế vu khống bôi nhọ Nhà nước Xô viết."</i>
Nhà văn Liên Xô Yuli M. Daniel (trái) và Andrei D. Sinyavsky khi khai mạc phiên tòa năm 1966. phải đối mặt với cáo buộc thực hiện một chiến dịch tuyên truyền nhằm phá hoại và làm suy yếu Liên bang Xô viết bằng cách phổ biến "những lời pha chế vu khống bôi nhọ Nhà nước Xô viết."
Sau cái chết của Stalin vào năm 1953, NKVD - được đổi tên thành KGB vào năm 1954 và vẫn giữ được phần lớn quyền lực của mình đối với cuộc sống của nhân dân Liên Xô. Năm 1956, sau bài phát biểu của người kế nhiệm Stalin là Nikita Khrushchev khi công kích sự sùng bái nhân cách của nhà độc tài và những chính sách cực đã gần như tạo ra những xung đột nội bộ mới. Tuy không thực sự diễn ra nhưng những bất đồng chính kiến này ​​vẫn để lại hậu quả, ngay cả khi không còn là xử bắn hay thòng lọng treo cổ.
KGB đã tìm cách bịt miệng các nhà văn như Yuli Daniel và Andrei Sinyavsky, kết án họ lao động khổ sai trong các trại ải tạo lao động vì tội “vu khống ác ý” nước Nga trong các tác phẩm đã được chuyển lậu sang phương Tây và xuất bản dưới các bút danh. Nhiều thập kỷ sau khi cuốn sách Doctor Zhivago mang tính biểu tượng của Boris Pasternak được xuất bản lần đầu tiên ở nước ngoài, người Nga chỉ có thể mua nó trên thị trường chợ đen và bất kỳ ai đọc nó đều có nguy cơ mất việc làm, đuổi học - hoặc bị giám sát. KGB đã buộc chính Pasternak phải ra khỏi liên đoàn các nhà văn Liên Xô và yêu cầu ông từ chối nhận giải Nobel Văn học. Sau cái chết của Pasternak vào năm 1960, họ đã bắt và tống giam nhân tình của ông ta- Olga Ivinskaya.
KGB đã làm nhiều cách khác nhau để bịt miệng phe đối lập . Các nhà văn và chính trị bất đồng chính kiến ​​như Alexandr Solzhenitsyn đã bị bắt, bỏ tù, sau đó bị tước quyền công dân và bị buộc lưu vong ở nước ngoài. Khi nhà vật lý Andrei Sakharov bắt đầu tranh cãi về quyền con người ở Liên Xô, KGB đã bắt cóc ông ta và giam giữ ông trong một bệnh viện, nơi ông ấy bị trói trên giường, đánh thuốc mê, bức thực và bị tra . Khi KGB không thể khiến những người chỉ trích im lặng, ngay cả khi đã tống giam, tổ chức sẽ làm mất uy tín của họ bằng cách gửi những cá nhân này đến các bệnh viện tâm thần để “điều trị”.
Vào tháng 8 năm 1991, sau khi âm mưu lật đổ Mikhail Gorbachev thất bại, bức tượng nhà sáng lập khét tiếng của cơ quan tình báo cheka- Feliks Dzerzhinsky cuối cùng đã bị dỡ bỏ khỏi bệ bên ngoài trụ sở cơ quan tình báo Lubyanka ở trung tâm Mátxcơva. Nhưng đến nay nó vẫn còn nguyên vẹn trong một viện bảo tàng ngoài trời về các tác phẩm điêu khắc thời Liên Xô - thì di sản của KGB cũng vậy. Sau khi Liên Xô sụp đổ, KGB nhường chỗ cho FSB (Cơ quan An ninh Liên bang), FSB có thể không gửi những người bất đồng quan điểm ​​tới các trại lao động Siberia theo kiểu Stalin, nhưng nó vẫn dựa trên các công cụ tình báo cũ được, mài giũa từ thời Liên Xô để bịt miệng những phe đối lập
Theo: SUZANNE MCGEE , đăng tải tại History.com Bài viết mang đậm tính cá nhân và chủ quan của tác giả, các bạn nên tìm hiểu thêm về cuộc Đại thanh trừng, trại gulag và Khủng bố đỏ từ những nguồn khác nhau để có được cái nhìn khách quan hơn