Source: Chelsea Football Club
Người ta thường nói: "Một bức tranh giá trị hơn ngàn lời nói". Nhưng điều đấy không phải lúc nào cũng đúng.
Đêm 29/5, sau khi đánh bại Manchester City trong trận chung kết Champions League, ai đó đã chụp cho tôi một bức hình mà đối với tôi, nó đáng giá, có lẽ là hơn cả một quyển sách, chí ít là như vậy. Đó là bức hình tôi đang nâng chiếc cúp tai voi, hét lên trong niềm hạnh phúc, cùng với các đồng đội đang ăn mừng phía sau.
Source: Chelsea Football Club
Source: Chelsea Football Club
Bức hình đó nói lên nhiều điều. Đầu tiên, nó cho thấy chức vô địch Champions Leauge có ý nghĩa với các cầu thủ như nào. Chúng tôi đã khởi đầu mùa giải đầy chật vật nhưng lại kết thúc theo một cách tuyệt vời nhất có thể.
Thứ hai, nó cho thấy Chelsea là một tập thể đầy gắn kết. Ban huấn luyện xứng đáng được ghi nhận khi khiến từng cá nhân trong đội cảm thấy mình có đóng góp và quan trọng với đội bóng. Đây là một trong những lí do chính làm tôi cảm thấy chiến thắng này có giá trị lớn lao đối với tôi và vì sao tôi cảm thấy Chelsea như ngôi nhà thứ hai của mình vậy.
Trong bóng đá, không có gì sung sướng hơn việc cả đội cùng nhau dành chiến thắng.
Hơn thế nữa, bức ảnh đã cho thấy danh hiệu này có ý nghĩa thế nào với cá nhân tôi. Đó là một cảm giác lạ thường và thật khó để diễn tả. Trong khi nâng chiếc cúp, tôi nhớ đến thật nhiều những khoảnh khắc – những lúc vui và cả những lúc không vui lắm – đã mang tôi đến giây phút này. Chúng là những câu chuyện của riêng mình tôi mà tôi gần như không kể với ai. Tôi biết mọi người có định kiến rằng người Tây Ban Nha rất hòa đồng và cởi mở, và nhiều nơi ở quê nhà tôi thì đúng là vậy. Nhưng tôi đến từ Ondarroa, một làng trài ở bờ biển phía bắc, và chúng tôi hiếm khi nói về bản thân mình. Dù điều đó là tốt hay xấu, tôi vốn là như vậy.
Nhưng nếu có phải trả giá để làm điều này, tôi muốn chia sẻ một số khoảnh khắc với các bạn, bởi vì tôi nghĩ đã đến lúc để chúng ta hiểu nhau hơn.
Cầu thủ bóng đá luôn được công chúng dõi theo. Họ phân tích, khen ngợi và chỉ trích. Chúng tôi nổi tiếng theo kiểu mọi người xem chúng tôi chơi bóng hàng tuần, và họ cũng đã biết từng điểm mạnh, điểm yếu của chúng tôi. Nhưng đó là kiểu ‘quen biết’ hời hợt.
Thực tế, tôi luôn cảm giác rằng mọi người biết chúng tôi là ai, nhưng chẳng mấy ai hiểu rõ chúng tôi cả. Ít nhất, đó là những gì tôi cảm nhận.
Khi tôi mới 16 tuổi, đã có một bất đồng lớn xảy ra giữa tôi và bố mẹ.
Tôi đã chơi cho Athletic Bilbao với ba người bạn trí cốt từ khi lên 9. Chúng tôi học chung một trường ở Ondarroa, và đến buổi chiều, 3 đến 4 lần 1 tuần, chúng tôi bắt taxi mất 45 phút để đến tập ở Lezama, một ngôi làng gần Bilbao, nơi Athelic đặt lò đào tạo trẻ của họ.
Thế nhưng vào một ngày năm tôi 16 tuổi, mọi thứ trở nên nghiêm túc hơn. Tôi đang làm việc với huấn luyện viên thủ môn của đội một, thầy Luis Llopis, và sau buổi tập, ông bảo tôi “Mai cậu đến tập với chúng tôi lúc 10 rưỡi sáng nhé”.
Tôi nhìn ông ấy một lúc với sự bối rối cực độ.
Tôi hỏi: “Ý thầy là sao? Em vẫn thường tập vào buổi chiều mà”.
Ông ấy đáp: “Ừ, nhưng ngày mai cậu sẽ tập với chúng tôi”.
“Với ai ạ?” – Tôi hoang mang hỏi lại.
“Với đội một” - Ông đáp lại
Lúc đấy, tôi đã quá vui và không thể giữ bí mật cho riêng mình. Tôi đi thẳng về nhà để nói với bố mẹ. Tôi nghĩ họ sẽ cảm thấy hạnh phúc cho tôi, và họ có mừng thật - ở khía cạnh nào đó. Ý tôi là, họ là người đã mua cho tôi đôi găng tay đầu tiên khi tôi còn là một cậu nhóc. Chúng tôi hay đi ngang qua một cửa hàng đồ thể thao gần nhà, và mỗi lần như vậy tôi đều nói: “Con muốn cái găng, con muốn mua cái găng!!”. Cuối cùng thì bố mẹ cũng mua cho tôi. Tuy đôi găng quá to so với tôi khi ấy, tôi đã thích mê nó rồi. Bố mẹ muốn đổi cho tôi đôi găng vừa tay hơn, nhưng tôi một mực nói rằng: “Không! Con muốn đôi găng này!”
Và rồi tôi đã tập với một đôi găng dài đến tận khuỷu tay.
Dù sao thì, khi tôi nói với bố mẹ rằng tôi sắp được tập với đội một, họ đã lo lắng. Họ là những người khiêm tốn và chăm chỉ - mẫu người điển hình từ vùng Ondarror. Họ có một thắc mắc với tôi:
“Thế con đi học như nào?”
Không thể tin được! Tôi được luyện với đội một đấy! Ai còn quan tâm về học hành tầm này nữa?? Nhưng bố mẹ vẫn không thể hiểu làm sao tôi có thể bỏ qua việc học.
Sau vài buổi tập với đội một, bố mẹ tôi bắt đầu phản đối: “Này, như này không được đâu. Con mới 16 tuổi thôi, con phải học!”
Và cuối cùng, họ đến hẳn sân tập để yêu cầu thầy Luis giải thích. Ông ấy kiểu: “Mấy người này là ai thế?”. Bố mẹ tôi đã có một cuộc nói chuyện với thầy, và thầy giải thích rằng câu lạc bộ thấy tôi là một nhân tố quan trọng cho tương lai của họ. Sau đó, tôi nghĩ bố mẹ đã hiểu ra vấn đề.
Chắc vậy…
Vài tháng sau, tôi lên đội một tập luyện trong giai đoạn tiền mùa giải. Tôi đã được làm việc với Marcelo Bielsa, một thiên tài, và các cầu thủ như Javi Martinez và Fernando Llorente, những người vừa mới dành chức vô địch thế giới cùng đội tuyển Tây Ban Nha. Thoạt đầu, tôi cảm thấy hơi bỡ ngỡ, nhưng tôi dần nhận ra mình có lí do để đứng ở đây, rằng câu lạc bộ thực sự tin tưởng vào tôi.
Vào mùa xuân năm 2013, khi tôi lên 18, tôi đã dành chức vô địch Euros cùng U19 Tây Ban Nha và được đôn lên đội B của Bilbao, trong khi vẫn luyện tập cùng với đội một.
Mọi thứ diễn ra suôn sẻ vài năm sau đó, thế rồi một lời đề nghị bất ngờ xảy đến: Ponferradina – một đội bóng đến từ giải hạng hai Tây Ban Nha – muốn mượn tôi. Đó là một tin tốt, nhưng chấp nhận lời đề nghị đồng nghĩa với việc tôi phải rời Athelic, nơi đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi từ khi tôi mới lên 9. Tôi không tin được rằng mình có thể rời nơi mà bản thân cảm thấy vô cùng thoải mái và được chở che.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về việc này, nhưng cuối cùng tôi vẫn chấp nhận thử thách. Hóa ra đó lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của cuộc đời, bởi ở Ponferradina tôi đã chứng tỏ được bản thân với những người đã tin tưởng tôi, rằng tôi có thể chiến đấu cho những điều tốt nhất, rằng tôi có những tố chất để trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp
Vài năm sau, mùa hè năm 2018, một lời đề nghị lại đến, lần này còn bất ngờ hơn: Chelsea F.C.
Thành thật mà nói, lúc đầu tôi không nghĩ nhiều về việc này, bởi hợp đồng của tôi có điều khoản giải phóng hợp đồng trị giá 80 triệu Euros. Athelic thậm chí còn đã không đàm phán với Chelsea. Họ không bao giờ đàm phán việc bán đi các cầu thủ quan trọng như Javi Martinez, Fernando Llorente hay Ander Herrera. Tất nhiên là tôi rất vui khi một đội bóng có lịch sử và tiềm năng như Chelsea đã để mắt tới tôi, nhưng tôi không nghĩ chuyện đó sẽ xảy ra.
Nhưng một vài ngày sau, người đại diện của tôi nói rằng Chelsea đã đưa ra một mức phí khổng lồ, nếu không muốn nói là đủ cho điều khoản phá vỡ hợp đồng. Tôi kiểu: “Wow, họ thực sự muốn có chữ kí của mình.” Khi họ đưa ra khoản tiền như vậy, tôi cần đưa ra một quyết định lớn.
Tôi đã dành vài ngày để suy nghĩ. Cảm giác mình sẽ gánh một trọng trách lớn lao, nhưng đó chẳng phải là một lời khen từ những câu lạc bộ như Chelsea khi đưa ra một khoản tiền lớn như vậy cho tôi hay sao. Cuối cùng, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi có thể nói rằng: “Chiến thôi nào.”
Những quyết định khó nhằn là thứ giúp chúng ta trưởng thành hơn.
Ngày 8 tháng 8, tôi kí vào hợp đồng.
Ngày 11 tháng 8, tôi đến Huddersfield, chơi trận đầu tiên cho Chelsea.
Source: Chelsea Football Club
Source: Chelsea Football Club
Mọi thứ diễn ra rất nhanh. Cảm giác như thể tôi đã dịch chuyển tới một thực tại mới. Tôi chỉ nghe về các đồng đội qua những gì tôi thấy trên TV khi còn ở Tây Ban Nha. Còn về vốn tiếng Anh của tôi khi đó, ừ thì … nó không được tốt cho lắm.
May thay, câu lạc bộ đã dang tay chào đón tôi, và cũng khá hên khi có những người anh em Tây Ban Nha khác ở đây: Cesc Fabregas, Alvaro Morata, Pedro, César Azpilicuerta, Marcos Alonso – cũng như Mateo Kovacic, người mới chuyển từ Real Madrid nên cũng nói tiếng Tây Ban Nha.
Mùa giải đầu tiên diễn ra khá suôn sẻ. Tôi thích nghi nhanh chóng với Premier League – giải đấu khó khăn nhất hành tinh cho mọi thủ môn – và chúng tôi đã dành vé vào Champions Leauge, dành chức vô địch Europa League sau khi đánh bại Arsenal và tôi đã được triệu tập lên đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha.
Đối với tôi, chỉ có khoảnh khắc trong trận chung kết Leauge Cup đã làm xấu hình ảnh của tôi trong mùa đầu tiên… Để tôi nói thật về điều đó một lần cho mãi mãi nhé.
Đó là một hiểu lầm cực lớn.
Source: ESPN
Source: ESPN
Manchester City kiểm soát thế trận trong cả hai hiệp phụ và chỉ còn một ít phút nữa là đến loạt luân lưu. Sau khi cản được bóng, tôi cảm thấy chân mình có vấn đề và đã gọi đội ngũ y tế vào để đảm bảo không có gì xảy ra. Trên hết, dù thế nào đi nữa, tôi muốn cả đội có chút thời gian để thở.
Đột nhiên, tôi thấy huấn luyện viên trưởng, Maurizio Sarri, cho Willy Caballero khởi động. Ông ấy nghĩ rằng tôi không thể tiếp tục. Mục đích của tôi, dù đúng hay sai, chỉ là câu chút thời gian để giúp đội ổn định lại. Tôi không gặp vấn đề gì nghiêm trọng đến nỗi không thể tiếp tục trận đấu.
Tôi cố gắng đưa dấu rằng tôi ỔN, rằng tôi không bị thương. Nhưng chúng tôi đang ở Wembley cùng hơn 80,000 khán giả, và đương nhiên ngài Sarri chẳng thể nghe thấy tôi nói gì. Khi trọng tài bàn giơ bảng, lẽ ra tôi nên rời sân, nhưng thật xin lỗi khi đã không làm vậy.
Tôi đã sai, và cũng chân thành xin lỗi với những người liên lụy: với ngài Maurizio Sarri, người mà tôi cảm thấy đã bị tôi đã hạ thấp trước mặt mọi người, với Willy, người đồng đội của tôi và là một cầu thủ rất chuyên nghiệp; với tất cả các đồng đội cũng như người hâm mộ Chelsea đã phải chịu đựng mọi việc – những tiếng la ó xuyên suốt trận đấu và cả những ngày sau đó.
Nội bộ đội bóng thì không có gì đáng ngại. Tôi đã nói chuyện với HLV, chúng tôi nói về góc nhìn của mỗi người trong tình huống đấy, và rồi chúng tôi giảng hòa. Sau đó, tôi đã bị gạch tên khỏi danh sách đăng ký thi đấu, nhưng 1 tuần sau, tôi đã trở lại trong đội hình chính. Tôi vẫn nhớ đó là một trận đấu tốt trước Fullham, chỉ thế thôi. Một vài tháng sau chúng tôi đánh bại Frankfurt trong trận bán kết Europa League và tôi có cho mình hai tình huống cứu thua trên loạt đá luân lưu. Trong nội bộ CLB, mọi thứ dần ổn định trở lại
Nhưng bên ngoài CLB, mọi thứ vượt tầm kiểm soát.
Khi tôi bật máy điện thoại của mình trong phòng thay đồ sau trận chung kết League Cup, tôi nhận ra mình đã thành tâm điểm của mọi mặt báo. Thậm chí, 3 4 ngày sau mọi thứ vẫn chưa dừng lại. Thực sự rất choáng ngợp. Rõ ràng, phần lớn mọi người khi thấy tình huống đều cho rằng tôi đã không tôn trọng ngài Maurizio.
Tôi bị hiểu nhầm, vì bất kính với huấn luyện viên trưởng chưa bao giờ là ý định của tôi. Tôi chỉ cố nói với ông ấy rằng tôi ổn. Tôi cũng cố giải thích điều đó với truyền thông, nhưng tôi không thể.
May mắn thay, điều đó đã trở thành dĩ vãng. Tôi vẫn giữ liên lạc với ngài Maurizio. Và lần tới, nếu có xảy ra tình huống tương tự, tôi biết mình cần làm gì.
Nhưng đây cũng là một minh chứng cho thấy mọi thứ không như vẻ bề ngoài của nó.
Mùa giải tiếp theo (2019/2020) là một mùa giải khó khăn cho toàn đội, tôi không phải là ngoại lệ.
Từng bước một, tôi đánh mất sự tự tin và tạo ra một số sai lầm. Tôi hiểu sự chỉ trích nhằm vào tôi, tất nhiên chứ. Chúng tôi chơi dưới một áp lực, và một phần của công việc này là đối mặt với những điều tiêu cực từ truyền thông. Chỉ là đôi lúc, mọi thứ đi quá xa. Đó là điều bình thường khi nói rằng một cầu thủ đã mắc sai lầm, nhưng khi mà bạn chỉ muốn làm tổn thương người khác, hay viết những lời dối trá mà chả liên quan gì tới bóng đá, bạn đã vượt quá giới hạn.
Phải có giới hạn chứ, bạn đồng ý không?
Khi gia đình và bạn bè của bạn đọc những thứ kinh khủng như vậy về bạn, nó thực sự ảnh hưởng tới họ, và gián tiếp ảnh hưởng tới bản thân bạn. Cuối cùng, chúng tôi cũng chỉ là con người cố gắng làm tốt công việc của mình nhất có thể.
Phân biệt chủng tộc, những lời đe dọa tới thành viên gia đình, phân biệt giới tính, … những thứ như vậy là không thể chấp nhận được. Và tôi chỉ nói một lần, chúng ta cần có những biện pháp để ngăn chặn việc quấy rối trên mạng xã hội.
Giờ đây, tôi đang cảm thấy thực sự hạnh phúc ở Chelsea, cả về thể chất lẫn tinh thần. Tôi rất vui và tin rằng tôi đã phát triển bản thân mình trong 2 năm vừa qua. Đương nhiên là tôi muốn được ra sân nhiều hơn. Đó sẽ là dối trá nếu tôi bảo tôi hoàn toàn hạnh phúc với tình cảnh của mình hiện giờ. Nhưng tôi tôn trọng quyết định của ban huấn luyện. Tôi hiểu rằng có những đồng đội khác đang làm rất tốt công việc của họ. Cả đội cũng đang chơi tốt, và sau tất cả thì đó là điều quan trọng nhất.
Nếu chúng tôi không đề cao tinh thần đồng đội lên hàng đầu, không có cách nào chúng tôi có thể thắng City trong trận chúng kết.
Tôi luôn cố gắng giúp đội trong bất kì vai trò nào. Từ khi còn là một cậu bé, cha tôi đã dạy tôi rằng khi tôi làm những gì mình thích, luyện tập chăm chỉ không chỉ là cách tốt nhất để đạt được mục đích, mà còn là để thỏa mãn bản thân. Vài ngày vừa qua tôi đã nghĩ nhiều về điều này, và bằng cách nào đó, mỗi khi bản thân tôi ở trong tình cảnh khó khăn, giải pháp luôn là như vậy: tập trung vào công việc. Có một số người không thích đi tập cho lắm. Nhưng tôi lại yêu việc đó. Đó là thứ mà huấn luyện viên sẽ đánh giá bạn và cũng làm cho tôi tự tin vào bản thân mình. Cho dù tôi không còn được ra sân thi đấu nữa, luyện tập chăm chỉ khiến tôi thấy ổn hơn. Nó cho tôi cảm giác yên lòng.
Tôi đang chuẩn bị mùa giải mới với một tinh thần đầy nhiệt huyết và sẵn sàng làm những điều tôi thích nhất. Tôi hiểu rằng nếu tôi thể hiện tốt tại mỗi buổi tập, và hỗ trợ cho đội bằng bất cứ cách nào, thì thành quả sẽ đến. Luôn là như vậy.
Không ai có thể biết trước tương lai. Nhưng bây giờ, tôi đang cảm thấy hạnh phúc ở London và mong rằng năm tới, tôi có thể dành nhiều danh hiệu hơn nữa cùng các đồng đội của tôi ở Chelsea.
Trên tất cả, tôi mong mọi người sẽ biết tôi – và thực sự hiểu tôi – một anh chàng đã làm tất cả mọi thứ có thể để giúp đồng đội của mình. Bởi vì đó là lí do tôi thực sự ở đây.
Nguồn: