Joker có thực sự tâm thần ?
Joker là siêu ác nhân thuộc loại nổi tiếng nhất trong lịch sử. Một kẻ sát nhân hoang tưởng, lập dị, đầu óc điên loạn...
Joker là siêu ác nhân thuộc loại nổi tiếng nhất trong lịch sử. Một kẻ sát nhân hoang tưởng, lập dị, đầu óc điên loạn như vậy lại có những câu nói tỉnh táo và triết lý đến bất ngờ.
Vấn đề “hoàn cảnh”
Joker đã trở thành một trong những nhân vật phản diện (supervillain) được yêu thích nhất. Hắn, được mệnh danh là "Hoàng tử Tội phạm", luôn ám ảnh trong tâm lý mọi người với hình tượng khuôn mặt trắng bệch, kiểu cười nhạo báng và tính cách quái dị làm nên sự đáng sợ, ghê rợn nhưng cũng hấp dẫn vô cùng.
Cuộc đời vốn khắc nghiệt, tàn nhẫn và nhiều cay đắng. Joker hẳn hiểu điều này rõ hơn ai hết. Bạn cần phải nhớ rằng Ironman, Batman, Black Panther... vốn sinh ra trong những gia đình quyền quý, giàu có, kẻ hầu người hạ... Đời họ dù có khổ nhưng dẫu sao đó cũng là một phần do tự nguyện. Joker thì khác. Hắn có cuộc đời khá cay đắng, nhiều bi kịch với người cha nát rượu, người vợ nghiện ngập, sự nghiệp thất bại thảm hại…
Nếu bạn nghĩ những nhân vật kiểu Ironman có thể dạy bạn nhiều hơn Joker thì có thể bạn nhầm. Không có nhiều người trong chúng ta sinh ra đã có điều kiện thật sự tốt, tất cả đều phải chiến đấu cho sự nghiệp, tiền bạc, gia đình ... của mình. Nói cách khác, hầu như tất cả chúng ta đều sinh ra khá “hoàn cảnh”, đều thuộc dạng “nhà nghèo, ba má keo” và đều phải vật lộn để sinh tồn.
Lập luận trên đồng nghĩa với việc bạn phải luôn phấn đấu để đi "từ dưới lên" chứ không phải chỉ đơn giản đứng nhìn "từ trên xuống". Vì vậy, các bài học từ một kẻ nằm dưới đáy xã hội, luôn phải cố gắng làm sao để đừng bị chết đói, đừng bị giết... hẳn sẽ rất bổ ích.
Những “bài học” của Joker
Không phải là vấn đề về Tiền. Dù Joker kiếm được rất khá từ các vụ cướp bóc (hắn cướp ngân hàng cứ như đi dạo công viên) nhưng nhìn chung hắn đều cảm thấy vui khi làm những việc đó, chứ không phải làm do bị ép buộc. Rõ ràng, niềm vui đã khiến Joker thăng hoa trong công việc (dù rằng những việc hắn làm chả tốt đẹp gì).
Khi không có niềm đam mê đối với công việc thì sớm muộn bạn sẽ thất bại hoặc đơn giản là không thể thăng tiến. Nếu chỉ là vấn đề về tiền thì có lẽ Warren Buffett đã về hưu từ sớm vì với số tiền kiếm được thì ông ấy đã dư sức dưỡng già rồi. Niềm đam mê sẽ giúp bạn trụ lại được với sự khắc nghiệt của thị trường chứng khoán và tiếp tục tồn tại.
Một nhà văn nổi tiếng hẳn sẽ viết văn bởi vì trước hết ông ta thích… viết văn. Nếu chỉ chăm chăm vào nhuận bút thì có lẽ sẽ khó viết hay được. Một nhà đầu tư thực thụ rõ ràng cũng phải “thích” đầu tư trong khi lỗ cũng như khi có lời. Khi bạn lỡ mua phải những cổ phiếu “đốt tiền” như LCM, KSA, SHN hay may mắn có được những cổ phiếu tăng trưởng như VIC, DHG, VNM, SHA (hình minh họa bên dưới) thì bạn vẫn phải luôn yêu thích cuộc chơi.
Những gì không thể giết chết bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn. Việc mua đúng đỉnh hoặc bán đúng đáy là một tham vọng thiếu thực tế của hầu hết những người tham gia thị trường.
Các nhà đầu tư đều biết khi mua cổ phiếu thì hầu như luôn luôn phải trải qua cái gọi là “giai đoạn chịu đựng”. Nghĩa là sẽ luôn có những đợt giảm giá xảy ra để “hành hạ” bạn trước khi cổ phiếu thực sự tăng trưởng trở lại và giúp bạn kiếm lời.
Những nhà đầu tư đủ lỳ lợm và bản lĩnh để vượt qua những thử thách kiểu như vậy mới có thể gặt hái được lợi nhuận.
Cách hợp lý nhất để sống trong thế giới này là phá bỏ đi những nguyên tắc. Nhà đầu tư cá nhân thường cảm thấy không tự tin lắm khi áp dụng một phương pháp không giống ai. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ kỹ một chút.
Có rất nhiều các sinh viên đại học nhận được những lý thuyết như nhau từ các ông thầy nhưng chỉ một số ít trở nên giàu có. Dĩ nhiên, không thể loại trừ yếu tố “thời thế”, may mắn, số phận của mỗi cá nhân nhưng tựu chung lại những người đạt được thành công khác thường thì hầu hết đều suy nghĩ khá “lạ”.
Việc sử dụng nhóm MA (Moving Average) từ trước đến nay thường chỉ xoay quanh các điểm giao cắt để cho ra tín hiệu mua bán. Gộp nhiều đường MA lại để tạo thành một dải (MA Ribbon) có thể coi là một ý tưởng tốt và mới lạ. Ribbon sẽ trở thành vùng kháng cự/hỗ trợ “di động” của cổ phiếu.
Dù chỉ thích hợp đối với một số cổ phiếu nhất định nhưng nhìn chung phương pháp này mang lại lợi nhuận khá cao cho người sử dụng. Ví dụ bên dưới của mã VIC sẽ minh họa cho ý tưởng này
Thời buổi này chả trông cậy ai được, ta phải tự mình làm hết mọi việc. Nghe có vẻ hơi cực đoan nhưng không phải là không có lý. Đừng hi vọng vào sự giúp đỡ kiểu "quân tử thi ân bất cầu báo" trên thị trường chứng khoán.
Nếu bạn không thừa nhận sự khắc nghiệt của thị trường thì hẳn bạn không phải là người thực tế. Đầu tư chứng khoán trong ngắn hạn (khoảng vài tháng trở xuống) gần giống như zero game. Nói cách khác, khi bạn thắng nghĩa là phải có người khác thua.
Chứng khoán không phải là thứ dành cho teamwork. Nó đơn giản là môn thể thao cá nhân vì "số đông thường không phải là số đúng". Nhà đầu tư có thể tham khảo nhưng không thể trông mong, phụ thuộc hoàn toàn vào các chuyên gia, những phân tích được public…. Trước hết, họ phải làm công việc phân tích của mình một cách kỹ lưỡng, chăm chỉ và nghiêm túc.
Trong một ngày tồi tệ điều gì cũng có thể xảy ra! Dù là chuyện hư cấu nhưng hẳn độc giả khó có thể tưởng tượng một công tố viên mẫn cán, tài ba, chính trực như Harvey Dent lại trở thành Two Face. Bằng tài thuyết phục của mình, Joker đã “tẩy não” Harvey Dent, biến anh ta thành một tên tội phạm khủng khiếp.
Vì vậy, trong một ngày “đẹp trời” các cổ phiếu trong tài khoản của bạn bỗng dưng sàn hàng loạt thì cũng chẳng có gì bất ngờ. Vấn đề là bạn có nghĩ về việc đó trước khi nó xảy ra hay không mà thôi. Chính vì vậy, câu nói “Always have Plan B” vẫn luôn có giá trị ở Wall Street trong bất cứ thời kỳ nào./
TIỂU SỬ JOKER Từ trước đến nay vẫn chưa thật sự có một câu chuyện nào từng xuất bản, có thể cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ về quá khứ cũng như xuất thân Joker, thậm chí là cả tên thật của hắn ta là gì vẫn còn là một bí ẩn. Bản thân của nhân vật này cũng thường xuyên tự mâu thuẫn với chính quá khứ của mình, điều đó được thể hiện qua câu nói: “Đôi khi tao nhớ về nó thế này, lúc khác lại thế khác … nếu tao bắt buộc phải có quá khứ, tao muốn nó giống như những đáp án của bài thi trắc nghiệm… Hahaa..ahahah !” Trong phim Batman: The Dark Knight, Joker đã 2 lần tiết lộ quá khứ của mình xoay quanh lý do xuất hiện vết sẹo trên khuôn mặt hắn. Một câu chuyện về người cha nát rượu trong một cơn say đã cầm dao rạch mắt hắn và một câu chuyện về người vợ nghiện ngập cờ bạc đã khiến hắn phải tự rạch mặt mình. Nhưng cả 2 câu chuyện đó khá mông lung và nhiều người cho rằng Joker đã bịa ra các lý do có vết sẹo trên mặt để gợi lên phần đen tối có trong tất cả mọi người thôi. ‘The Killing Joke’ là tác phẩm kể về quá khứ của The Joker được nhiều người công nhận nhất. Trong ấn bản này thì Joker cũng được miêu tả là một cựu kĩ sư hóa chất, tuy nhiên thì hắn đã bỏ việc để theo đuổi ước muốn trở thành diễn viên hài kịch của mình mà kết quả là một sự thất bại thảm hại. Trong lúc quá tuyệt vọng về viễn cảnh tương lai cũng như lo lắng sẽ không thể chu cấp đầy đủ cho người vợ đang mang thai sắp đến tháng (Jennie), hắn đã đồng ý giúp hai tên trộm đạo tìm cách lẻn vào bên trong nhà máy cũ nơi hắn từng làm việc. Trong phiên bản này của Alan Moore thì danh tính của ‘Mũ Đỏ’ là không cố định, bất kì kẻ tay trong nào cũng được hóa trang như vậy. Mục đích của việc này là nhằm khiến mọi người hiểu nhầm về thân phận thật của kẻ cầm đầu và lỡ có xảy ra sơ xuất gì thì hai tên trộm kia cũng dễ dàng thoát tội. Trong lúc cả ba đang bàn tính thì cảnh sát đến báo cho Joker tin bất hạnh rằng vợ hắn vừa qua đời trong một vụ tai nạn. Quá sức đau buồn, Joker thật ra đã không còn tha thiết gì với kế hoạch phạm tội này nữa nhưng sau cùng vẫn bị hai tên trộm kia thúc ép phải giữ lời hứa. Sau khi thành công lẻn vào bên trong nhà máy, cả ba đã bị lực lượng bảo vệ phát hiện, hai tên trộm đã bị bắn chết. Trong lúc cố chạy thoát than, Joker đã chạm trán với Batman, người đang đến điều tra vụ lộn xộn. Trong lúc quá hoảng sợ, hắn đã nhảy qua một thanh chắn và bị ngã vào một thùng hóa chất. Đến khi trôi ra được một hồ nước, Joker tháo bỏ chiếc nón ‘Mũ Đỏ’ đang đội và kinh hoàng nhận ra qua ánh phản chiếu của chiếc nón, một con người da trắng như phấn bột, môi đỏ chót và tóc thì màu xanh lá. Chính sự việc này cộng với sự dồn nén về những bất hạnh liên tiếp trong ngày hôm đó, đã khiến cho người cựu kĩ sư trải qua một sự chuyển dịch nhân cách không thể kiềm chế được đã tạo nên một Joker.
TÍNH CÁCH ĐẶC BIỆT CỦA GÃ HỀ JOKER
Joker không phải là một kẻ tâm thần theo nghĩa thông thường, mà hắn có thứ gì đó kiểu như ‘quá sáng suốt’ mà do thế, hắn tự mình định nghĩa lại bản thân mỗi ngày để thích ứng với dòng chảy hỗn loạn của đời sống đô thị hiện đại. Hắn đã gây ra nhiều cái chết dã man, vô nhân tính như việc lẻn vào nhà của một đôi vợ chồng già vào ban đêm, dùng dao cạo chém điên dại vào họ đến khi hai người chỉ còn là một đống thịt nát rồi thoải mái nằm chình ình trên hai cái xác ngủ một giấc ngon lành. Hay thậm chí là cắm đầy những mảnh rao cạo vào đầu ngón tay để biến bàn tay của mình thành một món vũ khí nguy hiểm. Những cái chết đó vẫn còn chưa tệ hại bằng cái cách mà Joker xác định rằng một ngày nào đó mình sẽ chết. Thế nên cái chết đến bất cứ khi nào cũng chỉ là một sự giải thoát cho hắn mà thôi. Chừng nào hắn còn sống, he can’t think of a worse way to die. Joker luôn xuất hiện với một nụ cười, nhưng điểm đặc biệt là nụ cười Joker mang trên mặt chính là nụ cười để cười nhạo lại sự giả dối của tất cả những kẻ thối tha ngoài xã hội. Khi họ nhìn vào mặt hắn thì họ nhìn thấy được bản chất thật sự của nụ cười mình mang trên mặt. Nó cũng kệch cỡm tàn tạ như ngoại hình của Joker. Chính bởi căm ghét sự giả dối ghê tởm được che đậy bằng những kế hoạch hoàn hảo bên trong tất cả mọi người mà Joker quyết định coi việc lôi sự thật bẩn thỉu đó ra làm trò cười.
TRONG PHIM BATMAN: THE DARK KNIGHT
Khi nói chuyện với Harvey Dent trong bệnh viện, Joker đã nói : ”I’m the agent of chaos”. Và như Alfred đã từng nói với Bruce rằng: ”Trên đời có những kẻ hành động không phải vì tiền, đơn giản là vì đối với hắn, có nhiều thứ còn quan trọng hơn và Joker! Hắn chỉ muốn thế giới chìm trong hỗn loạn”. Bản chất vốn có của vũ trụ là sự cân bằng giữa hai khái niệm trật tự và hỗn loạn. Tương ứng với mỗi trật tự được lập ra thì sẽ có một sự hỗn loạn mới được khai sinh để đảm bảo cho sự cân bằng của vũ trụ. Và trong thế giới này, khi thế giới đã có quá nhiều kẻ cổ xúy cho phe trật tự thì đương nhiên sẽ có những thế lực tương đương đại diện cho hỗn loạn. Với Joker hắn cho rằng thế giới này, thế giới của những con người này chưa và sẽ không bao giờ có chỗ cho hắn và hắn đã tự cho rằng mình là đại diện của sự hỗn loạn mang đến sự cân bằng cho thế giới. “Joker luôn muốn gợi lên phần đen tối trong mỗi con người!”
ÂN OÁN VỚI BATMAN Nếu như liên hệ về quá khứ của Joker trong ‘The Killing Joke’ thì Batman chính là một trong những yếu tố gây ra sự biến đổi của hắn, hay cũng có thể hiểu Batman là viên gạch cuối cùng trong “công trình tội lỗi” mang tên Joker. Nhưng điều làm nên mối duyên nợ kéo dài giữa 2 nhân vật này là sự tương phản hoàn toàn về mọi mặt của Joker và Batman. Đối với Joker, Batman là gia vị của một trò chơi nhàm chán, không chỉ vậy, Batman còn là người duy nhất không thể bị tha hóa nên sự tồn tại của Batman là ý nghĩa cho sự tồn tại của Joker. Nếu chăm chú theo dõi comic chúng ta dễ dàng có thể để ý thấy rằng không biết bao nhiêu lần một trong 2 con người này có thể kết liễu người còn lại nhưng đã không làm vậy. Trong một lần chạm chán giữa 2 người Joker đã từng nói: “Mày nói rằng mày không thể giết tao mà không bị biến chất thành kẻ như tao. Tao cũng không thể giết mày mà không làm mất đi kẻ duy nhất trên thế gian này có thể đối đầu với mình. Chuyện này chẳng mỉa mai lắm ư !?” Ngoài cuộc đối đầu kinh điển trong: Batman: The Dark Knight thì Batman và Joker cũng có vài lần đụng độ đáng nhớ khác: Lần thứ nhất trong: ‘The Killing Joke’ khi Joker bắn Barbar Gordon (con gái Jim Gordon và là batgirl) làm cô này bị liệt nửa người. Sau đó Joker bắt cóc Jim Gordon và cha tấn ông này bằng những trò chơi điên cuồng của hắn và những hình ảnh về tổn thương mà hắn gây ra cho Barbara Gordon. Joker muốn chứng tỏ rằng bất cứ ai cũng có thể bị phát điên nếu cũng bị trải qua những chuyện tệ hại ngoài sức chịu đựng. Nhưng cuối cùng Joker đã thất bại vì Jim Gordon đã không phát điên như hắn muốn. Lần thứ 2 là việc hắn gây ra cái chết của Jason Todd: Robin đệ nhị. Joker đã thông qua một người phụ nữ được cho là mẹ của Jason để dụ anh ta vào bẫy. Sau khi đánh đập hành hạ dã man Jason, Joker đã nhốt anh ta vào một nhà kho và cho nổ tung ngay khi Batman đến nơi. Lần thứ 3 là sau sự kiện diễn ra ở Gotham trong Batman: The Dark Knight. Joker bị áp giải về Arkham Asylum – trại tâm thần chuyên điều trị các tội phạm có vấn đề về tâm lý (điều này giải thích tại sao Joker không có mặt trong cuộc nổi loạn của Bane trong TDKR). Và tại nơi đây Batman đã bị Joker lôi kéo vào bóng tối đau đớn trong tiềm thức của chính mình và nhận ra mình cũng chẳng khác những kẻ tội phạm của Gotham là bao. Đặc biệt nhất là anh ta nhận thấy mình cũng chẳng khác gì Joker, một kẻ không được chấp nhận bởi cộng đồng. Arkham Asylum kể về những bước chân nặng nề trong thế giới không phân biệt được thật giả hay là ác mộng của Batman. KẾT THÚC Joker cuối cùng cũng chỉ là một kẻ đáng thương! Một anh chàng kỹ sư theo đuổi ước mơ trong sáng được trở thành người diễn viên hài mang đến nụ cười cho mọi người cuối cùng lại trở thành một tên sát nhân điên loạn chỉ mang đến nỗi sợ. Joker đã từng nói: “Trong một ngày tồi tệ điều gì cũng có thể xảy ra!” Những bất hạnh liên tiếp xảy đến đã xé nát tâm hồn của Joker khiến hắn hoàn toàn thái độ nhìn cuộc đời của mình: “Tao đã phát điên ngay khi phát hiện ra cái thế giới này chỉ là trò đùa đen tối tệ hại… Tất cả những gì mà người ta coi trọng giành giật nhau chỉ là một câu chuyện cười gớm guốc điên loạn!” Khi theo dõi Joker người ta không chỉ bị mê hoặc bởi tính cách và phong thái điên cuồng của nhân vật này mà còn rút ra được nhiều bài học về cuộc sống. Cuộc sống này không hề đen tối nhưng cũng chưa bao giờ đẹp như một giấc mơ, tất cả phụ thuộc vào cách chúng ta sống, đón nhận và đối diện với những khó khăn thử thách mà ta sẽ có 2 lựa chọn: Vượt qua nó hoặc gục ngã trước nó.
[GÓC BÀN LUẬN] JOKER VÀ HARLEY QUINN? Joker – kẻ được biết đến là “không cảm thông, không vị tha, không khoan nhượng và không có tình người, một kẻ không yêu ai khác ngoài hắn”, liệu một kẻ như hắn có còn “khả năng” để yêu? Thực ra rất rõ ràng câu trả lời hẳn là KHÔNG. Nhưng với Harley Quinn, đó là một câu chuyện khác. Một nhân vật được tạo ra chỉ với một mục đích là trở thành một side-kick cho Joker theo khuôn mẫu Batman-Robin, chẳng phải “cái thứ tình cảm” giữa họ là lí do ra đời nhân vật Harley Quinn? Nếu không, các tác giả có thể tạo ra một nhân vật side-kick cho Joker theo kiểu một tên lùn, mũi khoằm, mặt ngu, dễ bảo vô cùng và ác không ai bằng. Vậy thì Harley Quinn có ý nghĩa gì đối với Joker? Đầu tiên, Harley không hơn không kém một MÓN ĐỒ CHƠI đối với hắn. Cô như một “sản phẩm” riêng của hắn, được hắn tạo nên từ Dr.Harleen Quinzel đã gãy vụn, được “tái sản xuất” theo ý riêng của hắn, và hắn đã có riêng một món đồ chơi để tùy ý hắn sử dụng, hành hạ với tất cả niềm vui hắn có. Thậm chí những lần Harley bỏ chạy cũng chỉ để nhắc nhở hắn rằng món đồ chơi của hắn đã cần được “sửa đổi”. Sự chiếm hữu của Joker đối với Harley cũng thể hiện rõ trong “vai trò” này, khi món đồ chơi của hắn chỉ có thể là CỦA hắn, và được hắn sử dụng thôi. Và đó cũng là lí do mà các bạn có thể thấy trong phim Suicide Squad, Joker nỗ lực “cứu” Harley hết lần này đến lần khác. Thứ hai, Harley là một TRÒ ĐÙA xuất sắc và thành công của Joker đối với xã hội. Hắn biến một tiến sĩ trẻ, đẹp, đầy tự hào và triển vọng, để biến thành một kẻ tâm thần, mất dần lí trí và cả lòng tự trọng, nguyện theo hắn suốt đời. Tự tay tạo ra một người đối lập hoàn toàn với Dr.Harleen Quinzel, đó chẳng phải là một trò đùa vô cùng hoàn hảo của Joker sao? Cuối cùng, Harley không gì khác chính là một BẢN SAO tuyệt vời của Joker. Với độ tâm thần và lí trí không khác gì Joker, sự tồn tại của Harley Quinn như là một tuyệt tác mà hắn đã tìm được, với đầy đủ sự thỏa mãn hơn nữa với sự thật là hắn sở hữu tuyệt tác đó. Vậy thì Joker có chút tình cảm nào cho Harley không? Mình sẽ bảo là CÓ, nhưng là theo cách của riêng hắn. Có phải khi bạn thích một thứ gì đó, bạn đều muốn làm mọi điều bạn cho là tốt đối với nó và sẽ tránh làm những thứ bạn cho là có hại phải không? Ví dụ như một massochist sẽ tìm kiếm sự thỏa mãn qua các hành động tự làm đau lên cơ thể họ, và cho đó là một điều tốt để làm. Đối với Joker, hắn cảm thấy những sự hủy diệt, tàn phá lên thế giới là một sự cần thiết đối với hắn, và Harley không phải là một ngoại lệ. Hắn hành hạ, tra tấn cô, như một điều tốt đối với hắn, và cũng như một sự nhắc nhở về một quá khứ đau thương hay đầy trắc trở của hắn trước đó. “Tình yêu” có thể là một từ quá to lớn đối với cái-gọi-là-tình-cảm hắn dành cho Harley, nhưng chính hắn cũng tự cảm thấy bản thân mình thay đổi từ ngày Harley xuất hiện. Một kẻ như hắn xưa nay không ai ưa, nay lại được một người theo đuổi và sẵn sàng dành nhiều tình cảm cho hắn nhất có thể. Chính sự độc nhất trong phản ứng của Harley đối với hắn đã đào sâu, và đánh thức một thứ gì đó trong hắn mà có thể hắn cũng đã quên là hắn còn có nó. Chính sự thay đổi này làm hắn khó chịu. Có thể Harley làm hắn vui, nhưng hắn không muốn đón nhận thứ cảm xúc này, và sẽ tìm cách xóa bỏ nó ngay khi có cơ hội (hay ít ra khi hắn nghĩ tới). Trong ‘Batman: Harley Quinn’, Joker đã từng thừa nhận về điều này: (mình sẽ để nguyên bản) “I’ve felt some changes coming over me since you entered my life. I’ve been reminded of what it’s like to be part of a couple, to care for someone who cares for me – it’s the first time in recent memory I’ve had those feelings… and I hate having those feelings! They’re upsetting, confusing and worse, distracting me from getting my share of Gotham now that the getting’s good!”
Nguồn bài viết: https://hosonhanvat.net/joker-la-ai/
Nguồn bài viết: https://hosonhanvat.net/joker-la-ai/
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất