Gần đây, mình có một buổi phỏng vấn cho một vị trí công việc mơ ước của mình. Trải qua 2 tiếng “tâm tình” với nhà tuyển dụng thì có đôi điều mình rất muốn chia sẻ lại với các bạn.
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet
Trước hết, vị trí mình ứng tuyển đòi hỏi level cao hơn so với năng lực hiện tại của mình, tức là mình vẫn có thể cố gắng để làm được nhưng Line Manager sẽ hơi cực một xíu, đó là họ sẽ cần dành nhiều thời gian hơn để dẫn dắt. Chính vì vậy, mình đã đặt mục tiêu sẽ trung thực và thẳng thắn, cũng như thể hiện rõ career aspiration và tiềm năng của bản thân.
1. Câu hỏi về chuyên môn
Ban đầu, nhà tuyển dụng sẽ thường bắt đầu với câu hỏi về chuyên môn để biết bạn thực sự đã làm những gì ở vị trí công việc cũ. Sau đó, họ sẽ hỏi sâu hơn để tìm hiểu về mức độ bạn involve vào từng nhiệm vụ/dự án/chương trình, vai trò và sự đóng góp của bạn là gì? Những achievements mà bạn đã đạt được? Có khó khăn nào bạn đã vượt qua và bài học nào bạn đã rút ra để làm tốt hơn?...
Nhà tuyển dụng đưa ra những câu hỏi rất sâu và chi tiết, chính vì vậy, sẽ không dễ nếu ai đó muốn make up story, hay “chém gió” nếu thực sự chưa từng làm/chưa có kinh nghiệm/kiến thức ở một phần nào đó.
Mình nhận ra chiến lược thẳng thắn ngay từ đầu của mình khá hữu dụng và giúp mình chuẩn bị tốt tâm lý để không bị hoảng =)))
Bổ sung thêm một chút, trong CV mình có list một số khóa học ngắn hạn có cấp Certificate mà mình đã tham gia. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng cũng hỏi thêm một số câu liên quan như:
- Khóa học đó mình tự bỏ tiền hay công ty đầu tư? Cụ thể chi phí là bao nhiêu?
Khóa học đó học trong bao lâu? Nội dung học là gì và có hữu ích cho công việc không? Cụ thể như nào?
-  Take-away của mình sau khi kết thúc khóa học đó là gì?
Thực ra việc học các khóa ngắn hạn để nâng cao chuyên môn là điều khá phổ biến và ai cũng làm, nhưng việc cầm Certificate trong tay chỉ chứng minh là bạn có kiến thức lý thuyết mà thôi. Việc áp dụng những kiến thức đó vào thực tế như thế nào lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
Ở trường hợp của mình, mình đã nói rất rõ ràng với nhà tuyển dụng về lý do mình chọn khóa học đó, và mong muốn được sử dụng những thứ mình học vào công việc, nhưng điều kiện ở Công ty cũ không cho phép (vì nhiều lý do khách quan), nên mình tin rằng vị trí mới này sẽ giúp mình làm điều đó.
2. Câu hỏi về Giá trị cốt lõi của bản thân
Trong CV mình có đề cập đến những Core Value quan trọng với bản thân gồm: Integrity, Collaboration, Ownership, Respect diversity.
Nhà tuyển dụng đã hỏi thêm về lý do mình chọn những Core Value đó. Và mình quyết định kể câu chuyện liên quan đến 02 trong số 04 Core Values nói trên để có thể chia sẻ 1 phần về bản thân trong công việc và ngoài công việc.
-  Về “Collaboration”: đây là cách mọi người phối hợp, tương tác với đồng nghiệp, đội nhóm, phòng ban để hoàn thành mục tiêu chung. Collabration được thể hiện qua sự transperancy, giao tiếp cởi mở, chia sẻ thông tin, biết cách giải quyết mâu thuẫn/bất đồng ý kiến (conflict resolution), và tinh thần trách nhiệm…
Với mình, khi các team khác nhau cùng làm chung 1 dự án, việc có những conversation “nảy lửa” cũng là chuyện bình thường, quan trọng nhất là mọi người biết rõ mình đang muốn đạt được outcome gì? Vai trò/trách nhiệm của từng người? và thay vì tập trung vào “con người” thì hãy tập trung vào “vấn đề” sẽ tốt hơn (chữ “con người” ở đây là việc bạn thích/ ko thích một ai đó chỉ vì người đó có tính cách/quan điểm/góc nhìn khác bạn, và bạn bị cảm xúc yêu ghét ảnh hưởng đến hành vi/quyết định của bạn).
Ngoài ra, mình cũng đặc biệt nhấn mạnh việc chia sẻ thông tin & transparency, tránh xảy ra việc người biết người không biết ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ dự án và mức độ “Trust” trong đội nhóm (Trust really matters in teamwork & collaboration).
Từ những kinh nghiệm “thương đau”, mình cũng nói với nhà tuyển dụng việc mình đề cao “Collaboration” và cách mình áp dụng vào công việc cụ thể như thế nào.
Về “Respect diversity”: Khi còn làm việc ở Hanoi, do mình sinh ra ở một thành phố mà có vẻ là không nằm trong danh sách “bị kì thị”, nên mình thực sự không suy nghĩ nhiều về vấn đề “kì thị vùng miền”. Nhưng khi chuyển vào Saigon, lần đầu tiên mình biết cảm giác “bị kì thị” là như thế nào?
Mình đã gặp một vài người không thân thiện lắm khi họ nghe giọng nói của mình và biết mình từ đâu tới. Mình còn bắt gặp một Job Ad có nội dung: không tuyển người giọng Bắc =)))) (có thể chỉ đơn giản là tính chất công việc thôi chứ người ta cũng không có ý gì, nhưng do đang muộn phiền sẵn rồi, nên tự dưng mình trở nên nhạy cảm hơn). Có một khoảng thời gian, mình rất sợ phải nói chuyện ở chỗ đông người, sợ người khác nghe được giọng mình.
Bây giờ khi mọi chuyện đã ổn hơn rồi, và mình đã gặp rất nhiều người bạn dễ thương. Nhưng trải nghiệm đó đã khiến mình suy nghĩ nhiều. Việc hiểu được hành trình cảm xúc/suy nghĩ của một người bị người khác “chỉ trỏ, dán nhãn” khiến mình từ Understanding thành Sympathy với các bạn đã/đang bị kì thị.
Bài học rút ra của mình là: Khi gặp một ai đó, bạn hãy cứ “đánh giá” về người đó theo cách bạn cảm nhận, nếu người ta xấu thì tức là 1 mình người ta xấu thôi, không phải toàn bộ những người sinh ra cùng địa phương với người ta đều xấu. Không một cá nhận nào có thể đại diện (về phẩm chất, tính cách) cho cả một nhóm cộng đồng. Nếu làm khảo sát, thì sample size này quá nhỏ để đưa ra kết luận.
Ngoài ra, mình cũng thận trọng và chú ý hơn vào cách cư xử và lời nói của mình với những người khác biệt với mình ở mọi khía cạnh: quê hương, văn hóa, sở thích, thói quen, suy nghĩ…. Open your heart, then Open your mind.
Tóm lại là, những giá trị này ảnh hưởng rất nhiều đến cách mình nhìn nhận vấn đề và cách mình làm việc, do vậy, mình cũng hi vọng nhà tuyển dụng và mình cùng chia sẻ những giá trị chung.
3. Cuối cùng thì mình có được nhận vào vị trí này không?
Sau một tuần chờ đợi tin từ nhà tuyển dụng, mình đã suy nghĩ rất nhiều thứ, và mình muốn tô đậm hơn “sự quyết liệt” của mình =)))) Do vậy, dựa trên những nhận xét và đóng góp từ buổi phỏng vấn, mình đã tự viết một bản “Personal Development Plan” kèm một timeline cụ thể và details những việc mình sẽ làm để cải thiện những điều họ thấy mình còn thiếu. Sau đó, mình gửi email cho họ.
Cuối cùng thì mình có được nhận vào vị trí này không?
Rất tiếc là mình tạch =))) Tuy nhiên, sau 1 tháng trôi qua, họ đã liên hệ để cho mình thêm 1 cơ hội phỏng vấn lại, và họ sẽ phản hồi kết quả cho mình trước khi nghỉ Tết Nguyên Đán hoặc chậm nhất là cuối tháng 2/2024.
Nếu may mắn mỉm cười, mình sẽ tiếp tục series đi làm ở Công ty mới và chia sẻ thêm nhiều trải nghiệm với các bạn nha!
<3