Ithkuil - ngôn ngữ của khoa học tri nhận
Hôm trước tôi có xem một bộ phim tên "Arrival" và rất mê thứ ngôn ngữ mà bọn Heptapods dùng để dạy loài người. Và cũng tình cờ biết...
Hôm trước tôi có xem một bộ phim tên "Arrival" và rất mê thứ ngôn ngữ mà bọn Heptapods dùng để dạy loài người. Và cũng tình cờ biết được một thứ ngôn ngữ tên là Ithkuil. Bài dưới đây là giới thiệu cơ bản về thứ ngôn ngữ này.
Công cuộc khám phá khoa học tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận từ những năm 1980 chỉ ra rằng nhận thức của con người đã phát triển và tạo ra một lượng thông tin vượt xa so với khả năng biểu đạt của ngôn ngữ loài người. Theo lý thuyết là có thể tạo ra một loại ngôn ngữ được sử dụng bởi loài người hoàn toàn có khả năng biểu đạt nhiều hơn (hoặc sâu hơn) các tầng nhận thức của con người mà các ngôn ngữ tự nhiên không làm được.
Ngôn ngữ tự nhiên của loài người nổi tiếng về sự mơ hồ trong ngữ nghĩa, hiện tượng đa nghĩa, sự thiếu chính xác, phi logic và rườm rà. Về mặt lý thuyết là nên tạo ra một thứ ngôn ngữ để giảm thiểu những tính chất trên nhằm mục đích mang lại sự chính xác và tập trung trong mục đích biểu đạt của người phát ngôn.
Hai mục tiêu trên nhằm yêu cầu thứ ngôn ngữ đích phải có khả năng truyền đạt được nhiều hình thái ngữ nghĩa hơn thứ ngôn ngữ tự nhiên được dùng để đối chiếu. Nói cách khác, có thể bao gồm nhiều ý nghĩa và thông tin hơn với một lượng âm tiết tương đối nhỏ.
Ithkuil đại diện cho đỉnh cao của hơn 30 năm nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học tên John Quijada nhằm đạt được hai mục tiêu trên. Cần phải nhớ rằng Ithkuil không nhắm đến việc vận hành như một thứ ngôn ngữ tự nhiên của con người. Ithkuil xuất hiện như một bài tập thực hành về việc khám phá cách mà một ngôn ngữ có thể được sử dụng.
Ngôn ngữ này hoạt động như thế nào?
Ithkuil có khả năng trình bày nhận thức sâu rộng hơn bằng một cách ngắn gọn dựa vào hình thái ngữ pháp, bản chất là một ma trận các định nghĩa và cấu trúc ngữ pháp được thiết kế chặt chẽ, liên chức năng và có khả năng tái sử dụng. Cấu trúc ngữ pháp ma trận kết hợp với ngữ căn của các từ vựng có khả năng đồng bộ hóa ở cấp độ cao và khả năng tùy biến trong ma trận đó.
Vì thế, các âm vị của ngôn ngữ (vd: gốc của từ, tiền tố, hậu tố...) được tối giản về phát âm hết mức có thể và phù hợp với các cấp nhận thức của con người hơn các ngôn ngữ tự nhiên. Qua cách làm này, một lượng hạn chế các gốc của từ và âm thanh có thể tạo ra một lượng lớn các biến thể và từ loại vượt qua các chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các từ, câu, thành ngữ trong các ngôn ngữ tự nhiên.
Vì thế nên Ithkuil có khả năng sau:
- mô tả các hiện tượng phi thường không - thời gian
- khái niệm hóa các hình ttượng
- mô tả khách quan và chủ quan các sự vật hiện tượng
- mô tả một cách toàn diện và liên tục các sự vật hiện tượng
- truyền đạt ngữ âm và ngữ nghĩa cơ bản
...
Đây là một ví dụ cho sự phong phú về hình thái và hiệu quả đạt được của Ithkuil qua phân tích câu trong tiếng Ithkuil so với câu được dịch sang tiếng Anh:
Tram-mļöi hhâsmařpţuktôx.
Dịch:
'On the contrary, I think it may turn out that this rugged mountain range trails off at some point.’ (Ngược lại, tôi nghĩ rằng hóa ra dãy núi gồ ghề thế này mà cũng có vài chỗ bằng phẳng.)
Người đọc có lẽ sẽ ngạc nhiên vì tại sao một câu 19 từ trong tiếng anh (20 từ trong tiếng Việt) lại có thể dịch ra một câu 2 từ trong tiếng Ithkuil. Sẽ có người giả định rằng câu trên gồm 2 từ có nội hàm lộn xộn và nghĩa riêng biệt.
Nhưng sự thật là từ đầu tiên, tram-mļöi có nghĩa là ‘on the contrary, it may turn out at some point (that...) (ngược lại, hóa ra có lẽ rằng ở một số chỗ nào đó), và từ thứ hai hhâsmařpţuktôx có nghĩa là '‘I have a feeling this unevenly high range of mountains trails off,’ (tôi có cảm giác rằng cái dãy núi cao thấp không đều này cũng bằng phẳng). Điều sai lầm là đi đến kết luận đây là hai từ riêng biệt có thể tìm thấy trong từ điển tiếng Ithkuil.
Thật sự thì phần duy nhất xuất hiện trong câu có gốc của từ là -âsm-, một ngữ căn có ít nhiều nghĩa của từ đồi hay vùng đất cao. Phần còn lại của câu được tạo ra hoàn toàn bằng cách biến đổi hình thái chứ không phải các yếu tố ngữ nghĩa, ví dụ như tiền tố, hậu tố, nội tố, hoán vị nguyên âm, biến đổi trọng âm và âm điệu...vv... Ví dụ trong từ đầu tiên, tram-mļöi, có ba phần như sau:
1. tr(a)- : một phụ tố bác bỏ một khẳng định, có thể dịch là 'ngược lại' (on the contrary...)
2. m-mļ- : một nội tố truyền đạt một thông tin về các mặt khác nhau, có thể dịch là hóa ra (it turns out... that) nhưng mang tính chủ quan.
3. -öi : một hậu tố có thể dịch thành: đâu đó (‘at some point’) hoặc nơi nào đó dọc đường (‘somewhere along the way’)
Từ thứ hai, hhâsmařpţuktôx, có thể phân tích hình thái như sau:
1. hh- : một phụ tố nêu ra một kết luận dựa theo cảm giác của người phát ngôn, dịch là 'Tôi có cảm giác...'
2. -âsm(a) - một gốc của từ có nghĩa đồi hay vùng đất cao, có nguồn gốc -sm- chỉ ra độ cao của vùng đó.
3. -řpţ- : một phụ tố chỉ ra rằng từ gốc được biểu đạt bằng cách bao hàm trong nó một thực thể hỗn hợp bao gồm các yếu tố không xác định hợp nhất thành một chỉnh thể (vd 'núi' trở thành 'dãy núi cao thấp không đều')
4 -ukt- : một hậu tố chỉ định dịch thành cái này (this)
5 -ôx: một hậu tố chỉ ra rằng ngữ căn sẽ được mô tả với kích cỡ lớn, và hơn nữa, với sự tăng kích thước đồng nghĩa với tạo ra một hình tượng cho một thực thể lớn hơn, ví dụ không phải chỉ là một quả đồi, mà là một quả núi hoặc một dãy núi.
Sự biến đổi hình thái trong ngôn ngữ Ithkuil khác với ngôn ngữ khác ở chỗ là ngữ vựng của nó được tạo ra bởi các quy tắc dựa trên từ-ngữ (mối quan hệ giữa từ ngữ và nghĩa). Các ngôn ngữ tự nhiên rất võ đoán và thiếu hệ thống. Ví dụ các từ như sun, moon, speak, mother, father, laugh, I, you, one, two, water, blood, black, white, hot, cold, cách để tạo ra các từ này bừa bãi và thiếu trọng tâm trong các khái niệm liên hợp từ cơ bản. Trong hầu hết các trường hợp, các từ có gốc riêng biệt gần như không mang theo mối liên hệ về hình thái-ngữ nghĩa hay hình thái- ngữ âm.
Mối liên hệ giữa các thành tố của Ithkuil có thể được tóm tắt ở sơ đồ dưới đây:
Các ngữ căn trong tiếng Ithkuil được tạo ra một cách hiệu quả và có hệ thống hơn, qua sự nhìn nhận sự liên hệ của các bộ từ ngữ rời rạc của những ngôn ngữ khác nhau có thể hợp thức hóa và hệ thống hóa theo một ma trận lớn, giảm mạnh mẽ số lượng các ngữ căn cơ bản, cho phép vốn từ cá nhân có thể phù hợp với khẩu âm.
Loại bỏ sự mơ hồ của các ngôn ngữ tự nhiên.
Để minh họa xa hơn chiều sâu tri nhận của Ithkuil, so với sự mơ hồ về ngữ nghĩa, mặt phổ biến nhất của các ngôn ngữ. Lấy ví dụ từ câu tiếng Anh sau
Joe didn’t win the lottery yesterday.
Câu 1 có thể hiểu theo 4 cách. Joe không thắng xổ số có thể bởi vì: người phát ngôn biết Joe không chơi, bởi vì người phát ngôn biết Joe chơi nhưng thua; bởi vì người phát ngôn không biết Joe có chơi hay không hay đó chỉ là một phỏng đoán; bởi vì lời phát ngôn suy luận dựa theo những chứng cứ không rõ ràng (vd Joe đi làm hôm nay, chắc anh ta không trúng số).
Nhiều ví dụ tương tự có thể được đưa ra nhằm đánh giá mức độ nhận thức mà ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Anh thường phải dùng một số cách như sử dụng thành ngữ, ẩn dụ, chú giải, dùng câu dài lê thê hay thay đổi ngữ điệu.
Bảng kí tự Ithkuil có rất nhiều loại khác nhau, trong giới hạn của bài này xin giới thiệu hai bảng chính: Bảng kí tự chính và
Bảng nguyên âm được phiên dịch theo tiêu chuẩn IPA
Ithkuil được tạo ra không nhằm sử dụng trong giao tiếp hàng ngày mà như một thứ phương tiện nhằm diễn đạt các tư tưởng sâu sắc như triết học, nghệ thuật, chính trị...
Nguồn: www.ithkuil.net/00_intro.html
/khoa-hoc-cong-nghe
- Hot nhất
- Mới nhất