Interactive Marketing: Khi thương hiệu hiểu rõ quyền năng của sự tương tác
Cả thương hiệu lẫn người tiêu dùng đều cần "tương tác" để tìm kiếm những gì phù hợp với mình
Với số lượng người dùng đông đảo được kết nối qua nhiều nền tảng ngày nay, trung bình một người sẽ nhớ được khoảng 4 tin nhắn trên tổng số hàng nghìn tin nhắn đã đọc trong ngày. Và đây rõ ràng là một vấn đề các nhà tiếp thị gặp phải khi tiếp cận khách hàng. Vì vậy, bối cảnh đặt ra yêu cầu phải tiếp cận người mua tiềm năng theo một cách khác, đó là lý do tiếp thị tương tác - Interactive Marketing xuất hiện.
Định nghĩa
Interactive Marketing là một phương thức marketing 1-1, tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân và các hành động cụ thể của họ trên nền tảng digital như: Email, Electronic Magazine, Website, Blog, Forum, RSS, Search Engine, Mobile/SMS, Game,… và đặc biệt là trên các kênh truyền thông mạng xã hội.
Các loại hình Interactive Marketing
Interactive Storytelling: Đây là hình thức marketing dựa trên xây dựng, phát triển và lan tỏa tới khách hàng những câu chuyện thú vị về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Khi câu chuyện đủ hay, nó sẽ thu hút người dùng đến với thương hiệu và tạo nên sự tương tác giữa 2 bên.
Personalized Content: Sử dụng các công nghệ tiên tiến, công cụ social listening để hiểu sâu hơn về khách hàng và từ đó thực hiện các nội dung được cá nhân hóa phù hợp với họ.
Layered Information: Các thương hiệu hiện đang cố gắng tạo ra những lớp thông tin cho người dùng bằng cách cung cấp nội dung theo từng bước từ “tổng quan” đến “chi tiết” để khi khách hàng thực sự quan tâm sẽ tạo ra những tương tác tự nhiên giữa hai bên.
Two-Ways Interaction: Đây được xem là trọng tâm của Interactive Marketing bởi chúng mang lại cho người tiêu dùng “một phương tiện” để tham gia tích cực vào quá trình “giao tiếp” với thương hiệu. Ở loại hình này, thương hiệu sẽ ứng dụng các công cụ tương tác như: Câu hỏi đố vui nhận quà, cuộc thi, trò chơi và video tương tác,... để cung cấp những trải nghiệm mạnh mẽ hơn cho khách hàng.
Lợi ích của việc kết hợp Interactive Marketing
Đóng vai trò quan trọng đưa thương hiệu phát triển, ngoài các lợi ích như giúp tăng doanh số, tăng lợi nhuận, giảm chi phí thì Interactive Marketing còn có thể gắn kết thương hiệu và khách hàng, đo lường chính xác hiệu quả của các chiến dịch marketing đã triển khai và một số lợi ích khác như:
Tăng uy tín thương hiệu: Bằng cách tập trung vào mức độ tương tác với khách hàng tiềm năng và sử dụng các kỹ thuật SEO để làm hài lòng thuật toán của Google, bạn sẽ có thể tạo ra một cơ chế giúp nâng cao vị trí của website/blog thương hiệu trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Từ đó, uy tín thương hiệu cũng sẽ được tăng lên.
Tối ưu hóa chiến lược nội dung: Khi khách hàng tương tác với nội dung, họ sẽ mở ra một cuộc đối thoại hai chiều. Nhờ vậy, thương hiệu sẽ thu thập được nhiều dữ liệu hơn về khách hàng và xác định được yếu tố nào hiệu quả nhất trong việc thu hút sự chú ý của họ để từ đó có sự điều chỉnh nhằm tăng tỷ lệ thành công, tối ưu hóa chiến lược của mình.
Tăng khả năng tiếp cận của thương hiệu một cách tự nhiên: Nếu nhận được tỷ lệ tương tác tốt sẽ giúp thương hiệu tăng phạm vi tiếp cận hoàn toàn tự nhiên. Và dần dần, khi những người tiêu dùng trung thành chia sẻ trải nghiệm tích cực với người khách, cơ hội kinh doanh của thương hiệu cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Tips để triển khai Interactive Marketing hiệu quả
Nhờ khả năng tiếp cận được nhiều người và tính tương tác của các trang mạng xã hội nên thương hiệu có thể dễ dàng kết nối với người dùng mọi lúc, mọi nơi. Vậy nên, ngày càng có nhiều chiến dịch marketing đầy sáng tạo trên môi trường trực tuyến, đặc biệt là các chiến dịch có ứng dụng Interactive Marketing. Tuy nhiên, để triển khai thật hiệu quả những nội dung có tính tương tác cao cần chú ý đến một số yếu tố:
Phải xác định được thị trường mục tiêu và phân khúc khách hàng mà mình muốn hướng tới. Sau đó, cần nghiên cứu kỹ hành vi và tâm lý khách hàng cùng xu hướng của thị trường,... để đưa ra được chiến lược tiếp cận phù hợp;
Tận dụng tối đa các công nghệ hiện đại để có thể thu thập được thêm nhiều dữ liệu về khách hàng ngay từ đầu;
Chú trọng xây dựng giao diện của các kênh truyền thông để người dùng/khách hàng có thể dễ dàng tương tác, bình luận, like, share, tìm kiếm sản phẩm,…
Đôi khi lựa chọn những hình thức quảng cáo sáng tạo qua một bức ảnh đẹp, một câu chuyện hay, một content hấp dẫn cũng có thể thu hút được công chúng mục tiêu thay vì chỉ tập trung vào các video.
Kết luận
Interactive Marketing là một làn sóng mới, không chỉ phù hợp với bối cảnh thị trường đang chịu tác động của COVID-19 như hiện nay mà trong tương lai, với sự hỗ trợ từ công nghệ sẽ còn nhiều tiềm năng để phát triển, mang tới nhiều cơ hội cho các thương hiệu biết tận dụng. Tuy nhiên để ứng dụng thành công chiến lược Interactive Marketing đòi hỏi thương hiệu cần phải đầu tư nhiều về thời gian, công sức và biết tận dụng các công cụ sẵn có trên thị trường. Vậy nên, mỗi chúng ta đều cần phải nắm bắt kịp thời những thay đổi trong hình thức marketing này để tạo được lợi thế cạnh tranh, triển khai thành công các chiến lược/chiến dịch của riêng mình.
Đôi nét về Việt Tương Tác
Việt Tương Tác là một creative agency chuyên tư vấn và triển khai các giải pháp công nghệ tương tác. Chúng tôi tự tin với khả năng tư vấn giải pháp công nghệ và kinh nghiệm lâu năm trong ngành sẽ giúp các thương hiệu xây dựng và sáng tạo nên các chiến dịch truyền thông hiện đại, độc đáo và hiệu quả.
Xem thêm nhiều thông tin về công nghệ tại:
Facebook: Việt Tương Tác
LinkedIn: Việt Tương Tác
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất