image

(“Can not i not be me, even just once ?” - Báo fluter số 61, 2017 - tập san Giáo dục Chính trị của Đức, chủ đề “Identity - Bản sắc”)

Một tờ báo rất rất hay của Đức, mỗi số một chủ đề (Future, America, Sex, Generation, Propaganda,..), tải miễn phí hoặc đặt miễn phí gửi về nhà, nội dung cực kì đa dạng và chất lượng. Đọc mà hi vọng VN cũng có một kênh cho giới trẻ về chính trị xã hội như thế này.

Dưới đây xin được lược dịch một số đoạn hay trong chủ đề “Identity”.
———————————————————————————————————–
Bản sắc chỉ tồn tại ở dạng số nhiều, bởi trong các xã hội hiện đại đã đạt đến sự hình thành đa dạng nhiều bản sắc khác nhau.
Câu hỏi “Tôi là ai?” đề cập đến nền tảng hai khía cạnh của một xã hội tự do :
+ một mặt, nó khẳng định một cá nhân đã trưởng thành và đóng góp tiếng nói của mình vào cộng đồng chung
+ mặt khác, sự hình thành bản sắc trong Chủ nghĩa Tư bản nghiêng nhiều về khía cạnh kinh tế : cả xã hội như một cái Tôi-Chỉ huy đồng nhất cho chủ nghĩa Tiêu thụ. Ai cũng muốn đánh dấu sự khác biệt của mình qua thời trang, mỹ phẩm, văn hóa Pop, du lịch, vv..
–> Quá trình không ngừng cố gắng “nâng cấp” bản thân này để lại cái Tôi đầy mâu thuẫn : nó vừa giúp con người rèn luyện sự tự nhận thức trong cuộc sống phức tạp và năng động, đồng thời lại khiến cuộc sống mờ nhạt và vô vị đi, bởi suy cho cùng, “tiêu thụ” so với những trải nghiệm thực tế vẫn chỉ là cái gì đó hoàn toàn “trống rỗng”.
image
( Floppy Disc Painting by Nick Gentry)

Sự hình thành Bản sắc cho thấy những giá trị, thái độ sống đã hình thành bên trong những mâu thuẫn hay trải nghiệm với người khác, với truyền thống, với thực tế cuộc sống của chúng ta, và với những gì chúng ta nghĩ là cần để đạt được một cuộc sống thành công.


Bản sắc = tổng hợp cách chúng ta nhìn nhận (cả đúng và sai) người khác + cách chúng ta được và muốn được nhìn nhận từ những người khác. 
Khủng hoảng và những bối rối về bản sắc của mình cũng đóng vai trò quan trọng như là trải nghiệm thực tế vậy. 

image

( YouTube : Mỗi người trong chúng ta đều cùng lúc đóng nhiều vai trò - điều đó không phải là không có ích. Ít rút về tính Cá nhân đồng nghĩa với giàu lòng Vị tha hơn.) 
Có thể nói : một cá nhân là tổng hợp của tất cả những vai trò xã hội mà anh ta thực hiện - và đôi khi, không thể tránh được là vai trò này đấu đấu với vai trò kia; giữa vai trò của tôi trong đời sống cá nhân, hay trong công việc, hay khi tôi tham gia chính trị. Không phải lúc nào những vai trò ấy cũng hài hòa trơn tru với nhau.
(Bình luận :
Cá tính ở một người được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Nói chung, tất cả những gì ta biết về một người chỉ là những gì người đó CHỌN thể hiện ra cho chúng ta. Bố mẹ tôi chỉ biết chừng ấy thứ về tôi, chừng ấy thứ khác - tôi lại chỉ thể hiện với bạn bè mình, hoặc đôi khi - lại cảm thấy thoải mái nhất khi chia sẻ với người lạ, những người mình sẽ không gặp lại, không thiết lập mối quan hệ ràng buộc. Không thể đánh giá một con người qua loa chỉ qua một tình huống cụ thể, hoặc nghe qua người khác. Cần phải trực tiếp quan sát xem người đó phản ứng dưới nhiều tình huống khác nhau, trong các mối quan hệ khác nhau như thế nào.
Ngoài ra, đúng là không phải lúc nào các vai trò xã hội mà chúng ta phải thực hiện cũng hài hòa với nhau. VD : Một người là mẹ, đồng thời là nhà hoạt động xã hội - tham gia vào chính trị - có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của gia đình mình)

Câu hỏi thú vị là : thế con người là gì, khi chúng ta đặt anh ta riêng ra khỏi những vai trò xã hội của mình ?
Anh ta là gì ?


image

( Empathy Painting by Iulia Sirbu)
Cuộc đời luôn là một sàn diễn, rõ là thế, chúng ta có thể tùy ý tung hứng trong những vai trò xã hội với người này, người kia. Ý nghĩ bắt một người phải lột trần hết mặt nạ và đưa con người thật của mình tung hê cho khán giả xem chỉ là một ảo tưởng. Khả năng đặt mình vào người khác (như các diễn viên chẳng hạn) là có lợi cho toàn xã hội. Người ta bắt đầu hiểu người khác sống như thế nào, người ta đi ra xa hơn cái Tôi của mình.

Câu nói của Socrates “Hãy tự biết mình" được khắc ở lối vào đền thờ thần Apollo (Delphi). Phiên bản ngày nay được viết trên các panô quảng cáo “Hãy là chính mình. Điều này ta cũng có thể hiểu (một cách hài hước) là : 
Tôi chỉ là chính mình, khi tôi sống với bản chất tự nhiên của mình, khi tôi từ bỏ sự tự kiểm soát bản thân, có phải không ?Tỏ ra bối rối, đôi mắt kích động, giọng nói run rẩy - ấy chính là khi tôi là chính mình, còn từ trước toàn là trả vờ thôi, có phải không ? Rồi mỗi ngày lại cả một đống quảng cáo tung vào mặt, hứa hẹn là đi đôi giày này, làm điều này, … rồi tôi sẽ có thể trở thành chính mình !

image

( Imgur)

Vậy đâu là con đường để tôi tìm thấy chính mình ? Trước hết, là hãy ngừng hỏi câu hỏi đấy. 

Hãy giải thoát mình khỏi ám ảnh phải tìm cho ra câu trả lời, khỏi ám ảnh phải không ngừng tối ưu nhất có thể. Hãy cho bản thân chút yêu bình : đây là con người tôi, đây là cách tôi nhìn nhận bản thân, đây là những khả năng tôi có, cũng như không có. Nhận thức điều đó, người ta mới có thể giải khoát bản thân khỏi trạng thái không ngừng tự áp lực. 
- Từ bài phỏng vấn với Wolfgang Enger, Hiệu trưởng trường Sân khấu kịch “Ernst Busch” -
=============================================================

image

Trước kia, người ta coi việc tự chụp ảnh mình ở nơi công cộng thật là buồn cười và xấu hổ - bây giờ : bình thường như cơm bữa ! Ngày nay, định nghĩa của “authencity” gần như đồng nghĩa với “narcissism” : muốn sống là chính mình, hãy cuồng bản thân, hãy tự luyến !
———————————————————————————————————–
Thích sống khác thì Sống thôi : “Tôi không phải là Lesbian, kể cả khi tôi ngủ với phụ nữ” - Julia Martin-
“Lần đầu tiên tôi biết mình thích người cùng giới là khi 14 tuổi. Bà chị họ ý mà, cũng có tình cảm với tôi. Lúc đó hay cái là tôi không thấy kỳ cục gì cả, chỉ thấy đó là một trải nghiệm mở rộng thêm con người mình. Rốt cục thì bọn tôi cũng chả đi đến đâu, vì tôi không muốn bỏ anh bạn trai. Đối với tôi mà nó, yêu một người phụ nữ cũng hay ho phết, nhưng ở trong mối quan hệ hẳn hoi thì chắc là không.
Tôi chơi với một nhóm bạn đồng tính các thứ đủ cả - được lớn lên cùng họ quả là may mắn, đặc biệt giúp ích cho quá trình khám phá bản thân của tôi. Việc Come-out đã trở thành điều bình thường, gia đình tôi cũng tiếp nhận chuyện đó bình tĩnh. Cha tôi vốn luôn thoải mái với đa dạng lối sống. Ông bảo “Con cứ ở cùng bất kì ai mà con muốn, miễn là sự cùng nhau ấy khiến con vui và hạnh phúc.
Tôi cũng không gọi mình là les, tôi tự nhận định bản thân là “queer” hơn, nó bao hàm chính xác hơn những nhóm người không có xu hướng tình dục dị tính. Bản thân tôi cũng có hứng thú với những phụ nữ là transsexual (đã chuyển giới).”

image

(Dave MacDowell - “Cape Queer”)
(Bình luận :
Một xã hội khoan dung với đa dạng lối sống là một xã hội lành mạnh và không bị nhiều ức chế. Tôi gặp đầy những giáo viên xăm trổ, tóc tai nhuộm lòe loẹt, đeo khuyên các thứ, hút thuốc phì phèo ở Đức - và chuyện đó bình thường. Tôi thấy đủ các phong cách ăn mặc khác nhau ở Berlin, thú vị và chả làm sao cả. Khi người ta cho những người khác sống thoáng hơn, họ cũng sẽ cho phép bản thân mình sống thoáng hơn. Họ cho bản thân mình tự do sống đời mình mà không lo cái mồm hay cái liếc mắt của thiên hạ. Khoan dung và tôn trọng sở thích, phong cách sống, xu hướng tình dục,.. của người khác (trong chừng mực nó không gây hại ai) ích lợi cho từng riêng mỗi cá nhân và cho cả xã hội.)

———————————————————————————————————–
Cái tên có thể trở thành một gánh nặng nếu đi liền với cái tên đó là một thành kiến
Mohammad, anh chàng người đạo Hồi sống tại Đức gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc bởi cái tên của mình.
Một số khách hàng không muốn được anh phục vụ, và quán pizza còn bảo anh được phép hay không được phép ăn cái gì “Anh là người Hồi mà, không được ăn pizza có thịt xông khói đâu !”.

Khi ra đường, lúc anh giới thiệu tên mình là Alex, lúc là Martin, khi lại là Robert để hẹn hò trên mạng. "Với một anh chàng tên là Mohamad thì cô gái Đức nào dám ngồi xuống uống cafe cùng cơ chứ.“
"Mohamad” gợi lên "hoặc là nhà tiên tri của thế giới Hồi giáo, hoặc một kẻ tử vì đạo cho cuộc Thánh chiến tôn giáo”- “và tôi chẳng muốn liên quan đến điều nào trong số hai thứ đó cả !”, anh nói.

Cái tên ngăn cản anh thực hiện mọi thứ trong cuộc sống của mình, tại Đức. Mệt mỏi, anh quyết định thay đổi tên của mình thành Ari Dillman và sang trang mới của cuộc đời. 
–> Một số người trong chúng ta thay đổi giới tính bởi cảm thấy “sai sai” với cơ thể hiện có của mình; một số người khác cải đạo vì không muốn sống với đức tin đã tồn tại cùng cha mẹ họ. Theo khoản 3, đạo luật Sửa đổi Tên (luật Đức), một người có thể thay đổi tên họ của mình nếu có thể chứng minh đó là vì lí do quan trọng : bị đe dọa, hoặc bị lạm dụng trong gia đình và không muốn đeo cái tên của kẻ phạm tội, hoặc đó là cái tên gây khó chịu, rườm rà, khó viết.
———————————————————————————————————–
ĐA NHÂN CÁCH - Câu chuyện từ một cuộc phỏng vấn 

Khi gặp cô ấy trên đường, có lẽ bạn sẽ cho rằng cô ấy cũng chỉ như bao người phụ nữ khác. Không ai biết, S. có bí mật : cô là người đa nhân cách. Dưới đây là bài phỏng vấn với cô về cách cô đối mặt với căn bệnh của mình.
S., cô có đang ở một mình không ?
Không, nhiều người khác cùng lúc đang chia sẻ cơ thể này với tôi.
Những người khác hiện đang làm gì ?
Vài người đang ngủ, vài người khác thì đang lắng nghe chúng ta chăm chú đấy.
Cô có bao nhiêu nhân cách ?
Tôi cũng không rõ nữa, thật sự là như vậy. Đôi khi là trẻ con, thanh niên, và cả người lớn. Có cả nam, nữ, lẫn những người mà tôi không rõ giới tính của họ nữa.
Nghe có vẻ phức tạp nhỉ.
Đúng thế mà, có những lúc căng thẳng và cùng lúc rất nhiều tiếng nói từ bên trong đòi hỏi sự chú ý, tôi gặp khó khăn trong việc cân đối thế giới nội tâm của mình. Tôi còn không nhận thức nổi những gì đang diễn ra xung quanh nữa.
Cô lái xe được đúng không ?
Vâng.
Thế chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân cách Trẻ con nắm kiểm soát và ở vị trí lái xe ?
Sẽ rất nguy hiểm, nhưng chuyện đó chưa bao giờ xảy ra cả. Chúng tôi giao tiếp với nhau và nhất trí rằng, chỉ những ai đủ trưởng thành mới được phép nắm kiểm soát.
Cô nhìn nhận bản thân mình như thế nào ?
Tôi không coi mình như một cá nhân đơn thuần, mà như một hệ thống. “Tôi” là một “nhóm” với nhau, cùng chung trách nhiệm giải quyết những gì cần làm. Có người phụ trách phần giao tiếp, có người đến trường vì tư duy logic giỏi.
Lí do cho chứng bệnh của cô là gì ?
Khi còn nhỏ tôi phải lớn lên trong môi trường gia đình bạo lực và lạm dụng.
Điều đó có ảnh hưởng gì đến sự phân chia các tính cách của cô ?
Đa nhân cách là cơ chế của tâm thần nhằm đảm bảo sự tồn tại cần thiết. 
Khi một tình huống, sự kiện hay kí ức trở nên ko thể chịu đựng nổi, tích cách đứa trẻ tự phân ra nhiều phần. Có những tính cách ghi nhớ và giữ kí ức tồi tệ trong nó, những tính cách khác vẫn có thể tiếp tục sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Có những chuyện mà tôi không hề biết về những nhân cách còn lại của mình.
Cuối cùng, căn bệnh của cô có thể chữa được chứ ?
Việc đến bác sĩ điều trị (therapie) có thể giúp ích, nhưng điều quan trọng là tôi có thể học cách bình tâm và đối diện với mọi kí ức đau buồn trong quá khứ của mình, rằng nỗi sợ hãi không còn là thứ có thể quyết định cuộc đời tôi nữa.
(Xem các bộ phim về chủ đề này : http://traumadissociation.com/did-osdd/top-10-multiple-personality-did-movies.html)
———————————————————————————————————–
RÁC THẢI CÓ NÓI DỐI BAO GIỜ - chúng ta biết gì về Dinh dưỡng, Tiêu thụ và Cấu trúc một Xã hội thông qua việc nghiên cứu Rác thải của họ ?
(Nguồn : http://www.fluter.de/was-sagt-abfall-ueber-gesellschaft-aus, tác giả bài viết : Maximilian Daublebsky, 13.03.2017)
Tôi đã luôn nghi ngờ về từ “rác thải” - thực tế làm gì có cái gọi là rác thải, cũng giống như cách chúng ta gọi “người nước ngoài thôi” : đơn thuần chỉ là mối quan hệ giữa một người với vật/ người khác. Hai từ này không nói được về tính chất, bản chất (cái tôi vứt đi là “Rác” từ góc nhìn của tôi, nhưng với người khác - cũ người mới ta ! Cũng như bản thân tôi không phải một “người nước ngoài” - tôi chỉ là “người nước ngoài” khi tôi đặt bản thân vào một đất nước không phải quê hương mình) –> phụ thuộc vào tình huống cụ thể.

image

(Project “7 Days of Garbage”, Gregg Segal - mọi người thu thập rác họ vứt đi trong vòng một tuần và nằm xung quanh chúng)

Giáo sư người Mỹ William Rathje (Đh Arizona) từ những năm 1970 đã chứng minh rằng bãi rác nói lên thói quen tiêu thụ của một xã hội nhiều hơn bất kì phương pháp nào khác. Sau việc thường xuyên khám phá thói quen của các lái xe đường dài, ông phát hiện ra : họ thường ăn uống không lành mạnh, uống nhiều đồ cồn, và thay thế băng đĩa Porn bằng tạp chí Porn !
Nghiên cứu rác giúp chúng ta biết nhiều thông tin hơn so với việc làm bản điều tra từ mọi người - con người đôi khi chẳng nói sự thật. Chính phủ có thể dựa vào nó để đưa ra, chẳng hạn, chiến dịch vì Sức khỏe.
Đặt câu hỏi, ví dụ rác ở Berlin có khác so với rác ở Vienna, Bắc Kinh hay New York hay không, có thể khẳng định là sự khác nhau dựa vào cấp bậc xã hội hơn là vị trí (nơi rác được thải ra). Trong một dự án của chúng tôi tại châu Phi, thật thú vị khi thấy được là có những thứ mà chúng ta coi là rác như chai lọ cũ được họ dùng để các loại hạt chẳng hạn.
Rác được thải ra tăng lên khi đời sống kinh tế con người phát triển hơn.