Ích kỷ - Bạn chỉ biết sống vì bản thân mình
Khám phá sự khác biệt giữa ích kỷ và việc sống vì bản thân. Bài viết cung cấp thêm góc nhìn, giúp bạn hiểu rằng sống cho mình không đồng nghĩa với ích kỷ.
Tại sao sống chỉ vì bản thân mình lại bị coi là ích kỷ? Câuhỏi này có sức cuốn hút mạnh mẽ, khi chúng ta đối diện với một khao khát rằng thế giới chỉ xoay quanh mình. Thoạt nghe, có vẻ thật tuyệt nếu mọi thứ đều là của riêng ta, không ai phán xét, không ai chỉ trích… và cũng chẳng còn gì để đối mặt.
Nhưng liệu điều đó có thực sự mang lại ý nghĩa?
Như nhà thơ người Anh, John Donne, đã từng nói: "Không ai là một hòn đảo, tồn tại riêng lẻ; mỗi người đều là một phần của lục địa, một phần của toàn thể."
Điều này nói lên một sự thật: nhu cầu kết nối, chia sẻ và nhận lại là bản năng tự nhiên có trong mỗi con người. Chúng ta không thể tồn tại mà tách rời khỏi mối quan hệ với xã hội, với thế giới xung quanh. Đó là lý do vì sao "ích kỷ" ra đời: khi lợi ích cá nhân được đặt lên trên tất cả, mà không quan tâm đến sự ảnh hưởng đối với người khác.
Hãy nhìn lại lịch sử tiến hóa của loài người: chúng ta tồn tại được là nhờ sự thích nghi và kết nối. Nếu chỉ có một mình, con người sẽ không
thể chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, những hiểm họa từ thú dữ hay sự đe dọa của đói khát. Chúng ta đã tồn tại bằng cách dựa vào nhau – đó là nguyên lý cơ bản của sinh tồn. Khi một cá nhân chỉ hành động để đạt được điều họ muốn, bất chấp lợi ích của người khác, chúng ta gọi đó là ích kỷ.
Tuy nhiên, có một điều thú vị: những người chỉ biết sống vì bản thân chưa chắc đã là ích kỷ. Họ tin vào giá trị bản thân và rằng giá trị ấy
xứng đáng với những gì họ nhận được. Họ biết rõ rằng nếu họ nhận được lời khen, sự ghi nhận hay thậm chí là sự chỉ trích, đó đều là kết quả của hành động và giá trị của họ. Và họ chấp nhận điều đó. Họ không làm điều gì ngoài mong muốn của mình – nếu họ muốn thành công, họ sẽ cống hiến hết mình để đạt được điều đó, vì họ tin rằng thế giới sẽ ghi nhận nỗ lực của họ. Và như vậy, khái niệm cho và nhận ra đời.
Bạn cho chính bạn, bạn nhận từ chính bạn. Bạn cho người khác, bạn nhận lại từ người khác. Như Adam Grant đã viết trong cuốn sách"Cho và Nhận": "Cách thành công ý nghĩa nhất là giúp người khác thành công." Điều này không chỉ là một triết lý về cuộc sống mà còn là một cách hành động có thể mang lại sự hài hòa giữa bạn và thế giới.
Nhưng vẫn có một vấn đề mà nhiều người gặp phải: khi họ sống
vì bản thân mình, đôi khi họ bị dán nhãn "ích kỷ". Thực tế không phải
vậy. Bạn chỉ cần hiểu rõ rằng, nếu bạn hành động đúng với giá trị của mình và không làm tổn hại đến người khác, thì sống vì bản thân không phải là ích kỷ. Nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King Jr. đã từng nói: "Chúng ta bị cuốn vào một mạng lưới không thể thoát ra của sự liên kết, gắn bó trong một số phận chung. Bất cứ điều gì ảnh hưởng trực tiếp đến một người đều gián tiếp ảnh hưởng đến tất cả."
Chúng ta dễ dàng trong việc cho đi, nhưng đôi khi lại khó khăn khi nhận lại. Có lẽ, bởi vì ta mong đợi rằng việc cho đi sẽ lập tức mang lại kết quả tương xứng. Nhưng trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng có sự đối xứng hoàn hảo giữa "cho" và "nhận". Đó là nơi mà chúng ta dễ dàng rơi vào cái bẫy của sự thất vọng. Câu hỏi không phải là bạn có
ích kỷ hay không, mà là bạn mong muốn nhận lại điều gì và liệu bạn đã hành động đủ để đạt được điều đó hay chưa.
Cuối cùng, sống vì bản thân mình chỉ trở nên ích kỷ khi điều đó làm tổn thương người khác. Nếu bạn hành động từ chính giá trị của mình, biết cân bằng giữa cho đi và nhận lại, bạn sẽ không còn lo sợ bị gọi là "ích kỷ". Thực tế, đó chỉ là cách bạn sống đúng với bản thân mình và biết trân trọng giá trị của chính mình.
From With Love
PMD911
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất