Nếu đã thần thoại Hy Lạp, hẳn các bác đã biết đến những người hùng thần thoại vĩ đại như Herakles với 12 kỳ công, Achilles với gót chân thành Troy và đặc biệt chính là Jason, người anh hùng đã chu du trên con tàu Argonaunt và cùng 50 người anh hùng khác giành lấy bộ lông cừu vàng.Họ đều là những người hùng, nhưng họ đều có sự khác biệt. Vậy, sự khác biệt ở đây là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu qua câu chuyện của riêng họ.


Về Herakles




Trong bài viết về All-Star Superman, tôi đã từng nói Herakles là một kiểu mẫu anh hùng tương đối hoang dã. Điều đó có thể đúng trong một số trường hợp, nhưng bây giờ nhìn lại tôi thấy đã dùng sai từ ngữ. Nếu nói chuẩn hơn về Herakles, tôi nghĩ nên dùng từ thần hóa và đỉnh cao.

Herakles là con của Zeus ( cái này thì ai cũng biết rồi ) và hành trình của anh ta cũng rất đặc biệt trong thần thoại Hy Lạp. Từ một hoàng tử của đô thành Thebes rộng lớn, anh ta mất đi tất cả đặc quyền và cuộc sống của mình và phải làm lại từ đầu với tư cách là một tên chăn cừu hèn mọn. Rồi sau đó, anh ấy lại xây dựng thêm những di sản mới cho mình, từ người vợ, từ ba đứa con mà anh yêu quý và dần dần có được một cuộc sống êm ái. Nhưng anh ấy lại bị lấy đi tất cả những thứ của mình, khi Hera khiến anh trở nên điên loạn và tàn sát những người mà anh yêu thương nhất. Và để chuộc lại lỗi lầm đó, Herakles đã phải đi làm 12 chiến công ( thêm vài DLC như Orphan ). 

Nếu nhìn qua 12 chiến công của Herakles, thấy vinh quang đấy? Thấy tuyệt vời đấy, nhưng có ý nghĩa gì đâu? Hành trình của Herakles không phải hành trình từ from zero to hero, mà đó là hành trình chuộc tội, chuộc lại một tội lỗi gây ra bởi chính số mệnh của mình. Để rồi cuối cùng, Herakles, dù có được tự do nhưng phải chịu biết bao đớn đau thêm một lần nữa, và trở thành thần. Rất khó để nói về Herakles, anh vừa là anh hùng vừa là một tội đồ, anh là một phàm nhân, nhưng cũng là một người đàn ông vĩ đại. Herakles có lẽ là tất cả những gì phi thường nhất mà nhân loại có thể đại diện, nhưng cũng chính là những gì phi nhân tính nhất của con người. Bản thân anh ngày càng mất đi nhân tính và chịu nhiều đau khổ trong nhân gian. 
Kiểu mẫu của anh hùng của Herakles được hình thành từ hai phía: Phía thứ nhất chính là sự khổ đau được nâng tầm lên để đày đọa và tha hóa người anh hùng, phía thứ hai chính là kiểu mẫu anh hùng trừ gian diệt bạo.anh vừa là anh hùng vừa là một tội đồ, anh là một phàm nhân, nhưng cũng là một người đàn ông vĩ đại. Herakles có lẽ là tất cả những gì phi thường nhất mà nhân loại có thể đại diện,nhưng cũng chính là những gì phi nhân tính nhất của con người khi anh ngày càng mất đi nhân tính và chịu nhiều đau khổ trong nhân gian. Kiểu mẫu của anh hùng của Herakles được hình thành từ hai phía: Phía thứ nhất chính là sự khổ đau được nâng tầm lên để đày đọa và tha hóa người anh hùng, phía thứ hai chính là kiểu mẫu anh hùng trừ gian diệt bạo. Trở thành thần đồng nghĩa với việc mất đi một phần nhân tính của chính mình, và chịu những cái khổ đau.

Herakles chính là đỉnh cao của mẫu anh hùng như vậy trong thời đại của chính anh. Xuyên suốt nhiều tích truyện, thần thoại, chúng ta đã thấy những kiểu mẫu anh hùng thần thoại như Herakles: Perseus, Dionysus, Theseus,... Tất cả bọn họ đều có hai cái kết: Hoặc là trở thành thần, hoặc là láo với thần và chết không tài nào nhục hơn được nữa. Dionysus trở thành thần. Theseus chết vì bị lừa dối. Bellerophon chết vì dám sánh ngang với thần thánh.

Jason: Kẻ lạc loài



Ngoại lệ duy nhất chính là Jason. Jason, cũng là một anh hùng cùng thời với Herakles nhưng điểm khác biệt của anh ấy chính là việc anh ấy không hề có dòng máu thần thánh chảy trong huyết quản. Một khác biệt rất lớn, nhưng, thay vào đó, Jason lại được sự phù trợ của nữ thần Hera nhờ vào sự nhân nghĩa của chính mình. 

Chính điều đó đã giúp Jason có được một chuyến hải trình dễ dàng với con tàu Argo, hiệu triệu được 50 người anh hùng tài giỏi nhất đất nước Hy Lạp, trong đó có cả Herakles. Chuyến hành trình của Jason cũng mang một ý nghĩ rất to lớn, nó không chỉ đơn thuần là trừ gian diệt bạo, diệt quái, mà còn là hành trình đòi lại ngai vàng, đòi lại quyền lực, vinh quang và sức mạnh, thứ vốn là biểu tượng đặc trưng của những người anh hùng, và cũng phần nào liên quan đến khao khát công bằng của một đấng minh quân.

Ấy vậy mà dù có sức mạnh to lớn đến mấy, dù được sự trợ giúp của nàng công chúa phù thủy Medea và 500 chia 10 anh em, Jason vẫn gặp phải nhiều trắc trở và nhận lấy một cái kết đầy bi kịch. Anh đã thất bại. Vì sao? Vì anh ấy là một người phàm ư?

Không phải.

Đó là vì Jason đã sa ngã. Jason, bằng một cách nào đó, đã sa ngã. Anh đã ngoại tình với Medea, người vợ hết mực yêu thương chồng và đã hy sinh tất cả vì anh. Anh đã đi ngược lại kiểu mẫu anh hùng của mình. Jason, từ một người anh hùng vĩ đại đã trở thành một kẻ đáng khinh. Nếu lấy một hình tượng như Jason, có lẽ Harvey Dent trong The Long Halloween và The Dark Knight  là ví dụ hợp lý nhất. Cả hai người họ dù đều có một tương lai hứa hẹn trước mặt, đều là những kẻ khao khát công bằng và quyền lực nhưng đều sa ngã và trở thành những phản diện trong chính câu chuyện của mình.

Cái kết của Jason cũng mang một ý nghĩ rất to lớn. Nó không lụi tàn và đầy hối hận như của Theseus, không vinh quang và đầy hứa hẹn như Dionysus, không vĩ đại và đau khổ như Herakles, mà nó thật tầm thường: Bị chính con thuyền Argo, thứ đã làm nên tên tuổi của chính mình, sụp đổ rồi đè nát. Nghe thật thảm hại và xót xa. Qua câu chuyện của Jason, nó như những thước đo nói về giá trị của quyền lực, giữa nghĩa vụ và tình yêu, giữa vinh quang và nỗi nhục nhã, đồng thời khẳng định cho ta thấy mặt ngăn cách rất nhỏ giữa người hùng và người đáng khinh.
tàu Argo



Achilles cùng thời đại của những người anh hùng chiến tranh thành Troy



Từ thời đại của Jason đến thời đại của Achilles, chúng ta có một câu chuyện khác hẳn. Các anh hùng trong thời đại sau Herakles, cụ thể là trong cuộc chiến thành Troy, rất khác. Họ không có chút giọt máu thần linh nào của con người, mà chỉ đơn thuần là người phàm. 

Mục đích chiến đấu của họ cũng rất khác, rất mới. Nếu trong thời đại của Herakles, những người anh hùng chiến đấu một cách nhỏ lẻ và thiếu liên kết, đồng thời thường có mục đích chiến đấu trừ gian diệt bạo bởi lòng tốt và những khao khát về công bằng và quyền lực, thì của Troy lại là về quyền sở hữu. 
Họ chiến đấu để cướp lấy vàng bạc, của cải và vinh quang, và nói rộng ra hơn là chiến đấu vì tình yêu với nàng Helen, tức là vì gái, vì phụ nữ. Đây chính là sự biến đổi giữa hai thời kì, từ thời kỳ xã hội nguyên thủy bộ lạc đến thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Thái độ giữa họ và những vị thần cũng rất khác.Nếu những vị thần thần trong thời đại của Herakles chuyên bán hành cho những anh hùng và cả hai thường có thái độ tôn kính với nhau, dù đôi lúc có đánh lại,nhưng mới chỉ manh nha ( mạnh nhất là đi hóa đá Atlas tạm thời như Perseus hay dọa đánh Hades như Herakles ) thì những vị thần trong thời đại của Achilles lại phải hạ mình đánh nhau với con người phàm tục, và thậm chí con người có thể làm bị thương thần linh, khiến thần linh phải chạy về nhà mà gào khóc ( Ares với Diomedes, hoặc Aphrodite với Diomedes ).

Sự biến hóa đó vừa thể hiện ý chí tự do, vừa thể hiện thấy rõ tính tự cao của con người trong bối cảnh cuộc chiến thành Troy.


Đồng thời, cũng có một điểm tôi muốn lấy làm ví dụ, đó chính là về cái chết của Achilles. Achilles là một người sinh ra với số phận được tiên đoán từ trước là sẽ chết trong cuộc chiến thành Troy. Achilles có biết điều đó không? Có. Anh có sợ hãi không? Không. Achilles sẵn sàng đối mặt với hiện thực tàn khốc của chính bản thân mình và không ngần ngại đối mặt, thậm chí là dám thách thức với vận mệnh. Sự kiểm soát của vận mệnh dường như không còn nữa, và Achilles đã tự bước đi trên vận mệnh của chính mình. Không chỉ như vậy, Achilles còn là một nhân vật thần thoại rất sâu sắc. Trong thần thoại, Zeus bắt Achilles phải trả lại xác của vị chủ tướng Hector nhưng Achilles không phải một con rối rỗng tuếch như Ymir bên AoT. Thay vào đó, Priam, vua của thành Troy được Zeus đem đi đến một doanh trại Achilles.Đích thân Priam đã khuyên nhủ Achilles và giãi bày cảm xúc của bản thân với tư cách một người cha, và điều đó đã dẫn đến sự thay đổi của Achilles. Sự thay đổi của Achilles từ thù hằn cá nhân đến sự nể trọng và yêu thương không chỉ thể hiện sự vươn lên của nhân tính trong thần thoại mà còn đề cao sự vươn lên của chủ nghĩa cá nhân.




Achilles chính là đỉnh cao của kiểu mẫu anh hùng trong thời đại của mình. Giữa anh và Herakles chính là sự vươn mình của chủ nghĩa cá nhân và mưu cầu hạnh phúc, đồng thời khẳng định cuộc chiến của con người trước số mệnh, giữa một người bị số mệnh đày đọa và một người dám đứng lên đối mặt, thách thức với vận mệnh.

Những anh hùng trong thời đại của Achilles đều không có giọt máu thần linh, đều không có sức mạnh đặc biệt nào, họ đều là người thường và đều nhận phải những kết cục đắng cay, hoặc có số phận không tốt về sau hoặc bị trừng phạt bởi thần linh vì sự ngạo mạn.

Họ đều phải chết.

Nhưng cái chết của họ vẫn... rất khác! Họ chết nhưng họ vẫn để lại được những di sản cho riêng mình, và ngay cả tử thần vẫn không thể ngăn cản được giá trị đạo đức, tinh thần và vật chất mà họ để lại. Diomes bị cắm sừng và chết nhưng để lại sự nghiệp lớn lao ở vùng Trung Ý. Patroclus chết nhưng đẩy lùi được kẻ thù và hy sinh như một người anh hùng đầy danh dự. Hector chết nhưng bảo vệ được đô thành của mình trước vó ngựa của Achilles. Odysseus chết khi về già nhưng để lại những chuyến đi vĩ đại mãi về sau cùng một triều đại hạnh phúc cho con cháu. 
Những cái chết của họ đều để lại những di sản lớn lao cho đời sau, hoặc mang lại những giá trị tinh thần to lớn.

Trong số những cái chết ấy, quan trọng nhất, và cũng là nhiều ý nghĩa nhất chính là cái chết của Ajax. Ajax là một người rất đỗi mạnh mẽ và là một tướng sĩ lập nhiều chiến công hiển hách, nhưng cuối cùng vì lòng đố kỵ mà anh muốn giết chết Odysseus để chiếm lấy bộ áo giáp của Achilles. 
Nhưng anh đã bị lừa bởi những vị thần và kết cục thay vì hoàn thành được tâm nguyện của mình anh lại đi giết những con cừu như một kẻ điên loạn và dở người. Xấu hổ trước hành động đó, Ajax đã tự vẫn. Cái chết của Ajax không chỉ thể hiện được sự tự tôn và chí khí của người anh hùng, mà còn đánh dấu sự trưởng thành của con người từ Jason đến Ajax. Cả hai đều là con người, đều là những kẻ tráng kiện mang danh anh hùng, đều sa ngã và nhục nhã nhưng một người chịu cái chết thảm hại còn người khác chịu một cái chết đầy danh dự nhằm đền tội.

cái chết của Ajax




Đó, chính là sự biến hóa của những người hùng trong thần thoại Hy Lạp và là kiểu mẫu để hình thành nên tinh thần của cái fanpage mà tôi hết sức yêu quý, Marvel Hercules VN  [please like page :3].