Khói cuồn cuộn sau cuộc tấn công của Israel. Nguồn: Reuter
Khói cuồn cuộn sau cuộc tấn công của Israel. Nguồn: Reuter
Ngày 7/10/2023, Hamas tiến hành phát động cuộc tấn công xuyên biên giới vào Israel, cướp đi mạng sống của 1200 người, và bắt giữa 253 con tin. Sau đó, chính quyền của thủ tướng Benjamin Netanyahu tiến hành các cuộc phản công vào Hamas tại dãy Gaza. Sau sáu tháng tiến hành các cuộc tấn công trả đũa Hamas tại dãy Gaza, Israel đã thành công trong việc kiểm soát phần lớn khu vực này cũng như khiến Hamas phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán nhằm tìm kiếm một hiệp ước đình chiến trong tình trạng yếu thế.
Song khác với Nga và Ukraine, cuộc chiến mà người ta quan tâm đến súng ống và xe tăng hạng nặng, hay cách mà NATO viện trợ cho Ukraine. Thì tại cuộc chiến giữa Hamas và Israel, giới truyền thông dường như quan tâm sâu sắc hơn với câu chuyện khủng hoảng nhân đạo số người chết tại dãy Gaza.
Người đàn ông bế thi thể đứa con của mình. Nguồn Reuter.
Người đàn ông bế thi thể đứa con của mình. Nguồn Reuter.
I. Làn đạn nhắm vào dân thường.
“Israel's ground assault began in the northern half of the Gaza Strip and hundreds of thousands of residents were ordered to evacuate and flee south. After a week-long ceasefire at the end of November, Israeli forces turned their attention to the south, again ordering people to flee”- Reuter.
Người dân chạy khỏi phía Bắc Gaza. Nguồn Reuter
Người dân chạy khỏi phía Bắc Gaza. Nguồn Reuter
Cuộc chiến bắt đầu với các cuộc tấn công vào nửa phía Bắc Dãy Gaza, buộc hàng nghìn người dân phải tiến hành di tán về phía Nam. Tuy nhiên sau đó, Israel cũng thực các vụ các tấn công vào khu vực và tăng cường kiểm soát trên toàn đất, ngoại trừ một số vùng trung tâm và thành phố Rafah – nơi đang là nơi trú ẩn của một nửa dân số Gaza, cũng như đang là mục tiêu mới cho các chiến dịch của chính quyền ông Benjamin.
Tính từ giai đoạn bắt đầu đến nay, sau sáu tháng nổ ra chiến dịch, phía Gaza cho biết hơn 33.000 người thiệt mạng với 40% trong đó là trẻ em; đồng thời 70.000 người bị thương (tổng người chết và bị thương chiếm 5% dân số của dãy Gaza) và con số này chưa tính tới những người chết chưa được xác định hay gặp các vấn đề trong vệ sinh, hay tình trạng nạn đói. Trong bài báo được đăng vào ngày 17/03, phía UNICEF cũng báo cáo có 13.000 trẻ em thiệt mạng trong cuộc chiến, chưa kể các yếu tố như suy dinh dưỡng, nạn đói hay vấn đề y tế.
Phía Israel báo cáo đã tiêu diệt được 13.000 phiến quân Hamas, song khó để cho rằng đây là con số cụ thể khi theo các sự kiện thì phía Israel đã thực hiện nhiều cuộc tấn công và nhắm vào các khu vực công cộng như bệnh viện Al Shifa hay trường học – nơi mà phía Israel cho rằng là nơi ẩn nấu của phiến quân Hamas.
Khó có thể nói các hành động quân sự của Israel có thực sự đang nhắm vào Hamas hay không? Song chúng ta có thể có thể dễ dàng thấy các cuộc tấn công của quân đội Israel (IDF), phần lớn đều có sự thiệt hại của dân thường. Bắt đầu là các cuộc không kích vào các thành phố, phá hủy và gây thiệt hại đến người dân Palestine, sau đó là cuộc vây hãm bệnh biện Al Shifa, khiến bệnh viện này rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thuốc men và trang thiết bị; đẩy những con người trong đó phải tử vong.
Sau khi nhìn con số người thương vong và bị thương ( khoảng 100.000 người được thống kê), liệu Israel đang nhắm tới mục tiêu là Hamas hay là người Palestine? Khi mà những người đang chịu thiệt hại đang thực sự là dân thường, trẻ em và phụ nữ - những người mà Israel đang dùng cái cớ học là những phần tử phiến quân Hamas. Hay liệu trong mắt người Israel, tất cả người Palestine, những đang phải chật vật đối chọi với các cuộc công kích, những người đang phải tháo chạy khỏi nơi ở, đều là những người Hamas, tất cả đều đang chống lại họ. Còn về phần Israel, là dọn sạch những phần tử đó?
Với việc tấn công trước và là nguyên nhân khai màu cuộc chiến, việc chính quyền Israel thực hiện các cuộc đáp trả dường như là một lẽ tất yếu. Thế nhưng, khi nhìn lại toàn bộ cuộc chiến, cái mục tiêu đáp trả Hamas và lớn hơn là tiêu diệt luôn tổ chức phiến quân Hamas, dường như đang được đổi thành người Palestine, hoặc thật sự trong mắt Israel, bất cứ người Gaza đều là người của Hamas, dẫu rằng họ phải chạy di tán và chống chịu không kích mà chẳng hề phản kháng. Khó có thể phủnhận một điều rằng các cuộc tấn công của Israel đang hướng tới việc tấn công dãy Gaza trên cơ sở dân tộc và quốc gia hơn là trên cơ sở một cuộc đáp trả hay đàn áp phiến quân thông thường.
Nếu như cuộc chiến dựa trên cơ sở một cuộc đáp trả và răn đe thì thứ Israel muốn là gì? Là một trao đổi hay sao? Một bên hiện tại là 33.000 người đã thiệt mạng so với 1200 người của Israel, một người Israel nằm xuống được “trả” bằng 27 người Gaza. Khó có thể thuyết phục khi mà một cuộc đáp trả lại thực hiện một sự “tàn sát” một với tốc độ nhanh và dường như tìm cách san bằng Gaza như thế, trừ khi người Israel cho rằng dân tộc họ có giá trị hơn người Palestine. Vì thế, cuộc tấn công khó có thể chấp nhận là một cuộc đáp trả hay một cuộc răn đe thông thường. Điều đó cũng là không thuyết phục nếu như cuộc chiến được xem như một răn đe. Nếu cuộc chiến là sự răn đe thì một cuộc tấn công chớp nhoáng và khiến Hamas ngồi vào bàn đàm phán và chấp nhận các điều khoản bất đối xứng sẽ là hợp lí hơn. Thế nhưng phía Israel lại là phía không đồng ý ngồi vào bàn và tiếp tục các cuộc tiến công của mình, dẫu phía Hamas luôn tìm kiếm các giải pháp đình chiến từ tháng 2.
Vậy còn đàn áp phiến quân thông thường? Đây là mục tiêu ban đầu của chính quyền Israel khi mở chiến dịch. Song trên thực tế, số lượng dân thường thiệt mạng lại nhiều hơn, đặc biệt là trẻ em (nếu căn cứ theo số liệu Israel báo cáo 13.000 quân Hamas bị giết thì 20.000 người còn lại, cũng như 11.000 trẻ em trong đó). Tại sao những người dân thường lại thiệt mạng nhiều hơn? Một số quan điểm cho rằng là Hamas đã dùng “người dân” như “con bài” hay có thể là có sự lẫn trốn của các thành viên Hamas vào trong người dân. Điều đó hoàn toàn có lí, thế nhưng liệu việc đó đồng nghĩa rằng người dân phải bị tấn công, hay trở thành đối tượng mục tiêu để phục vụ cho lí tưởng “tiêu diệt phiến quân”? Dường như là một sự khác biệt so với Mỹ, một quốc gia thường cố gắng đưa người dân quốc gia sở tại vào một hàng rào bảo vệ khỏi phiến quân hơn là diệt tất cả.
Vì vậy, có thể nói con số 33.000 người thiệt mạng (khoảng 20.000 dân thường) chính là lí do để chúng ta có thể nghi ngờ về việc Israel đang “tập trung” vào người dân trên cơ sở dân tộc và quốc gia.
II. Khủng hoảng nhân đạo.
Nếu như cuộc giao tranh hay không kích là những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng khốn khổ cho người dân Gaza thì các cuộc khủng hoảng về thực phẩm hay y tế là những nguyên nhân gián tiếp đẩy tình trạng đó trở thành một vấn đề đạo đức và nhân đạo.
nạn đói tại Gaza. Nguồn: VOV.
nạn đói tại Gaza. Nguồn: VOV.
Đầu tiên phải kể đến là việc IDF thực hiện các phong tỏa Gaza. Khu vực này phải đối mặt với tình trạng “nội bất xuất ngoại bất nhập”. Tất nhiên việc này dẫn đến việc người dân Gaza phải chịu cảnh khủng hoảng về lương thực và tệ hơn là nạn đói. Giao thiệp với bên ngoài bị cắt đứt và chỉ có các xe viện trợ của Liên Hợp Quốc được vào khu vực này, dĩ nhiên là với một con số eo hẹp và được kiểm tra gắt gao bởi quân đội Israel.
Trong một bài báo được đăng trên Reuter ngày 19/03 cũng đề cập đến tình trạng nạn đói:
“Famine is imminent and likely to occur by May in northern Gaza and could spread across the enclave by July, a U.N.-backed report said on Monday, after more than five months of war which have shattered the Palestinian territory and cut off supplies.”
Tạm dịch: Nạn đói sắp xảy ra và có khả năng xảy ra vào tháng 5 ở phía bắc Gaza và có thể lan rộng khắp khu vực này vào tháng 7, một báo cáo do Liên hợp quốc hậu thuẫn cho biết hôm thứ Hai, sau hơn 5 tháng chiến tranh đã tàn phá lãnh thổ Palestine và cắt đứt nguồn cung cấp.
Tạm dịch: Tổ chức này (IDC) cho biết 70% người dân ở các khu vực phía bắc Gaza đang phải chịu tình trạng thiếu lương thực ở mức độ nghiêm trọng nhất , cao hơn gấp ba lần ngưỡng 20% ​​được coi là nạn đói. Tổng cộng, 1,1 triệu người Gaza, khoảng một nửa dân số, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực "thảm khốc".
Phía Liên minh Châu Âu cũng cho rằng nạn đói được Israel sử dụng như một vũ khí tại Gaza.
“This is unacceptable. Starvation is used as a weapon of war. Israel is provoking famine.''
Tồn tại song song với tình trạng nạn đói là tình trạng khủng hoảng về thuốc men và y tế tại các bệnh viện tại Gaza. Lấy bệnh viện Al – Shifa làm ví dụ. Làm thế nào mà bệnh viện này có thể đối phó và cứu chữa cho các người dân bị thương khi bị bao vây, không được tiếp tế về thuốc men, cũng như xăng dầu để bảo quản. Cho dù có thể tiếp viện thì khó để các chuyến viện trợ có thể đi tới được phía Bắc của Gaza.
Khi vấn đề nạn đói và thiếu thuốc men trở nên trầm trọng thì các cuộc hỗ trợ cũng như tiếp viện cho người dân thì một lần nữa Israel làm dấy lên các tranh cãi về tính nhân đạo khi đã có một cuộc tấn công vào đoàn viện trợ. Cụ thể, phía IDF đã tấn công đến đoàn xe viện trợ từ tổ chức từ thiện the World Central Kitchen (WCK) khiến 7 người thiệt mạng. Phía WCK đã thông báo cho Israel song vẫn nhận phải đợt tấn công từ quân đội Israel. Sau cuộc tấn công của quân đội Israel vào 7 nhân viên của WCK, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập để xác minh về cái chết của 196 nhân viên cứu trợ khác trong cuộc xung đột Israel – Hamas.
Trở lại với chủ đề chính, ngoài sức mạnh từ quân sự, nạn đói và khủng hoảng về y tế đã và đang bao mòn sức lực của người dân Gaza từng ngày. Tình trạng này dĩ nhiên sớm muộn sẽ đẩy số phận của hàng ngàn, thậm chí hàng vạn người Gaza nữa vào tình trạng đối mặt cái chết. Nạn đói sẽ diễn ra trên diện rộng và như một lẽ tất nhiên, cướp đi mạng sống của người Palestine hay khiến cho họ trở nên rệu rã. Các cuộc khủng hoảng y tế còn tệ hơn khi vừa là một vấn đề nhân đạo, song còn là một vấn đề mang tính đạo đức. Những người bị thương dĩ nhiên không được chữa trị và các căn bệnh cần các loại thuốc đặc trị sẽ không thể nào tới tay được những người cần thiết.
Với các cuộc viện trợ nhỏ giọt hiện tại, chỉ đến từ con đường viện trợ hay hàng không thì khó có thể để đáp ứng để cho dãy Gaza phần nào lắng xuống tình trạng khủng hoảng về lương thực hay y tế. Phía LHQ hay các quốc gia hiện tại vẫn đang tìm kiếm các giải pháp cho cuộc chiến song gần như có các bước tiến triển rất chậm.
Trong trượng hợp cuộc chiến kéo dài và tình trạng vẫn tiến hành tiếp diễn, tình trạng khủng hoảng nhân đạo có thể dễ dàng biến thành cuộc diệt chủng chậm rãi và gián tiếp. Việc đưa hàng trăm ngàn người dân vào tình trạng như này dường như không hề mang tính răn đe hay trả đũa cũng như đàn áp phiến phân. Một cuộc trả đũa hay răn đe, không có lí do để đẩy người dân vào tình trạng khốn khổ và khủng hoảng nhân đạo như thế, tất nhiên nó cũng vượt xa tính chất của một cuộc đàn áp phiến quân thường thấy của Mỹ hay các nước NATO.
Cuộc tấn công chỉ có thể giải thích dựa trên tính dân tộc và quốc gia, hay nói cách khác là một cuộc diệt chủng đang diễn ra tại dãy Gaza. Một bên đang sử dụng sức mạnh và tiềm lực để đẩy một nhóm người khác rơi vào cảnh phải đối diện với các chết và chỉ có thể chấp nhận cái chết.
III. Kết
Vậy Israel có phải một kẻ diệt chủng mới hay không? Trong tình hình hiện tại đã và đang thực hiện các hành động vi phạm các nguyên tắc đạo đức hay nhân đạo, khá dễ dàng để cho rằng Israel để kết luận các hành vi của Israel mang tính diệt chủng và cuộc diệt chủng này đang diễn ra âm thầm. Song với các cuộc lên tiếng mạnh mẽ của quốc tế, chúng ta có thể một hành động tạm dừng và đưa vấn đề nhân đạo trước khi quá muộn.
Thông qua những gì đang được thể hiện thông qua báo chí và truyền thông. Để nói về một cuộc diệt chủng với số người thiệt mạng chỉ ở mức 30.000, có lẽ một số quan điểm cho rằng đây vẫn là một con số chưa thể hiện được. Song với những gì đang diễn ra hiện tại, ta hoàn toàn có thể tin rằng một cuộc diễn chủng đang len lỏi ngầm trong cái cách mà Israel kiểm soát Gaza và thực hiện các hành động quân sự tại đây.
Sẽ có nhiều quan điểm cho rằng Gaza chỉ đang nhận cái giá xứng đáng cho những gì họ làm – mở cuộc tiến công vào Israel. Song cho dù không có cuộc tiến công mở đầu ấy thì dần dà theo thời gian, Israel rồi cũng sẽ thực hiện các hành động ngầm để tiến hành lấn đất của người Palestine như những năm đã qua, và rồi có thể tình trạng khủng hoảng nhân đạo này sẽ được gọi một tên khác: khoảng cách giàu nghèo hay phân biệt chủng tộc.
Tổng hợp các tội ác khác mà Israel thực hiện (tổng hợp bởi Wikipedia)