IN A POEM UNLIMITED: ĐIỀU GÌ ẨN CHỨA SÂU BÊN TRONG ÁNG THƠ BẤT TẬN.
IN A POEM UNLIMITED: ĐIỀU GÌ ẨN CHỨA SÂU BÊN TRONG ÁNG THƠ BẤT TẬN. Bìa album "In A Poem Unlimited" Khó mà để nói, đâu là...
IN A POEM UNLIMITED: ĐIỀU GÌ ẨN CHỨA SÂU BÊN TRONG ÁNG THƠ BẤT TẬN.
Khó mà để nói, đâu là album khiến mình thích nhất năm 2018, vì năm đó có qua nhiều albums hay. Nhưng có lẽ, để kể tên một album đã gây ấn tượng sâu đậm nhất đối với mình về nội dung mà album mang lại, đó chỉ có thể là "In A Poem Unlimited" của U.S. Girls. Đã hơn 3 năm kể từ ngày phát hành album, và đến tận giờ đây, mình mới hiểu được gần hết tất thảy mọi thứ U.S. Girls đã gửi gắm vào.
Giới thiệu bao quát tí, thì album "In A Poem Unlimited" của U.S. Girls hay tên thật là Meg Remy, chính là album thứ 6 của cô. Đây là album mà cô muốn tiếp tục sử dụng hai thể loại là Art Pop và Psychedelic Pop để xây dựng âm thanh sau thử nghiệm thành công trước đó của mình là "Half Free", đồng thời Remy cũng muốn sử dụng âm thanh này để kể câu chuyện của riêng mình. Album đã được Pitchfork đánh giá với số điểm khá cao là 8.6 trên thang điểm 10 cùng danh hiệu "Best New Music" và gọi album là "một đĩa pop hát về chính trị mong ngóng những điều tốt đẹp và đem đến cho người nghe những điều mới lạ"; không chỉ thế, single "Rosebud" cũng được Pitchfork đánh giá là "Best New Song". Ngoài trang báo khó tính Pitchfork, các trang báo khác như AllMusic hay The Guardian cũng đánh giá album với số điểm là 80/100; đáng chú nhất nhất là, trên trang tổng hợp điểm Metacritics, album đã xuất sắc đạt 87 điểm. Vậy điều gì đã khiến album được tán dương một cách tích cực từ các nhà phê bình?
Thứ mà đại đa số các nhà phê bình đều dành lời khen tặng đến "In A Poem Unlimited", không phải là việc dung hòa mượt mà phần âm thanh hay giọng hát đầy những cảm xúc khổ đau của Remy, mà chính là nội dung và phần lyrics. "In A Poem Unlimited" của Remy hay có thể hiểu là với tựa việt là "Sâu thẳm bên trong một áng thơ bất tận", là những nổi giận, tuyệt vọng, đau đớn và hi vọng về những vấn đề mang tính xã hội và chính trị được cô khắc họa. Vậy với bài viết này, các bạn hãy cùng mình khám phá và hiểu rõ hơn, điều gì ẩn sâu bên trong áng thơ bất tận này nhé.
Mở đầu album, Remy đã đem đến một ca khúc với nội dung chẳng mấy nhẹ nhàng, có tên là "Velvet 4 Sale". Tưởng chừng, "Velvet 4 Sale" là một cụm vô nghĩa, nhưng thật ra, cô đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ cho tên bài hát này. Để dịch ra đúng thì, "Velvet 4 Sale" có thể được hiểu là "Revenge For Safe" nghĩa là "báo thù cho sự an toàn". Vậy "báo thù cho sự an toàn" là gì? Đó là lời kêu gọi vùng dậy của chính Remy cho những người phụ nữ - những nạn nhân bị ức hiếp của nạn bạo lực gia đình, trong khi đó những người bắt nạt lại bảo rằng đó chỉ là sự cố chứ chẳng hề cố tình rồi qua mặt pháp luật; điều đó khiến cho những người bị ức hiếp càng ngày càng sợ hãi mọi người và thu mình trong chính kén của bản thân. "Velvet 4 Sale" chính là tuyên ngôn mạnh mẽ cùng các lời lẽ đanh thép mà Remy muốn nhắn nhủ đến cho những người phụ nữ đang mãi chịu những đòn đánh đập dã man từ những kẻ đàn ông bặm trợn, cô kêu gọi mọi người phải tự đứng dậy và trả thù, trả thù vì sự tự do của chính bản thân mình, hãy biến "kẻ đi săn" thành "kẻ bị săn". Trong MV của bài hát, Meg hóa thân vào thành cảnh sát điều tra vụ án bạo hành tại Toronto, cuối MV chính là một cái kết viên mãn cho những kẻ thích ngược đãi người khác. Nếu bạn nghĩ "Velvet 4 Sale" là một ca khúc có nội dung nặng nề nhất album, thì bạn đã lầm, opening track này chỉ là khởi đầu cho nhiều ca khúc có nội dung còn sâu sắc và nặng nề hơn cả. Sau "Velvet 4 Sale", "In A Poem Unlimited" gửi đến người nghe ca khúc thứ hai có tên là "Rage Of Plastics". Đây là ca khúc mà Remy cover lại từ bài hát cùng tên của band Fiver. "Rage Of Plastics" là sự tức giận của Remy đối với những người kinh doanh máu lạnh, họ đặt nhà máy ở vị trí thuận theo chiều gió nhằm giảm đi chi phí, để rồi khói độc từ nhà máy đã cùng gió len lỏi vào phổi của những người làm việc và đây cũng là nguồn cội của bệnh dịch; Remy phê phán những kẻ ác độc trả lương thấp và bắt người làm việc phải làm việc trong môi trường cực kỳ ô nhiễm, thậm chí còn hại đến sức khỏe của họ.
Kết thúc những âm thanh nặng nề và chói tai từ hai ca khúc mở đầu "Velvet 4 Sale" và "Rage Of Plastics" đem lại, "M.A.H" - ca khúc thứ ba lại là một bản thu âm đậm đà chất pop hơn cả. Tuy mang trong mình một phần âm thanh chẳng mấy chói tai như hai ca khúc trước đó, cùng phần hát có hơi khôi hài, dí dỏm, nhưng ý nghĩa mà "M.A.H" mang lại thông lyrics, chắc chắn sẽ khiến mọi người phải ngã ngửa. M.A.H chính là cách viết tắt của câu "Mad As Hell", có nghĩa, tức muốn điên. Ca khúc bày tỏ quan điểm của Remy về cựu tổng thống Obama và cũng bóc mẽ bộ mặt thật của ông. Qua bài hát, ta biết rằng, Remy đã tin tưởng Obama rất nhiều khi ông trúng cử vì cô và chính ông cũng đều cùng phe, thế mà, nào ngờ được. 8 năm tin tưởng ông, 8 năm chứng kiến sự thay đổi của vị tổng thống mình giao phó hết lòng tin để đổi lấy lại sự thất vọng; sự im lặng và những quyết định của vị tổng thống này khiến cô không thể nào quên và cũng chẳng thể nào tha thứ. Thay vì sử dụng tiền một cách hợp lý cho đất nước, thì một lượng tiền khổng lồ mà Obama sử dụng từ mồ hôi và nước mắt của dân lại đổ vào máy bay không người lái. Tiếp tục, Remy đem đến ca khúc tiếp theo với tựa đề "Why Do I Lose My Voice When I Have Something To Say?"; chỉ với tổng độ dài vỏn vẹn 25 giây cùng phần lyrics không thể không đơn giản hơn, đó là việc đọc 3 lần tên bài hát. Có điều, ca khúc không đơn giản như thế, qua "Why Do I Lose My Voice When I Have Something To Say?", Remy muốn nói rằng, chúng ta có rất nhiều thứ để nói nhưng mà chúng ta lại quá ngại ngùng để nói ra; vậy sao chúng ta không cố gắng nói hết chúng ra, nhất là chúng ta còn giọng nói. Bài hát còn đặc biệt sở hữu cho riêng mình phần ghi âm giọng hát khàn khàn và khó nghe của Remy, điều này cho thấy, dẫu giọng nói cô lúc đó không được khỏe cô vẫn cố gắng nói lên tiếng lòng của mình.
Kết thúc những âm thanh nặng nề và chói tai từ hai ca khúc mở đầu "Velvet 4 Sale" và "Rage Of Plastics" đem lại, "M.A.H" - ca khúc thứ ba lại là một bản thu âm đậm đà chất pop hơn cả. Tuy mang trong mình một phần âm thanh chẳng mấy chói tai như hai ca khúc trước đó, cùng phần hát có hơi khôi hài, dí dỏm, nhưng ý nghĩa mà "M.A.H" mang lại thông lyrics, chắc chắn sẽ khiến mọi người phải ngã ngửa. M.A.H chính là cách viết tắt của câu "Mad As Hell", có nghĩa, tức muốn điên. Ca khúc bày tỏ quan điểm của Remy về cựu tổng thống Obama và cũng bóc mẽ bộ mặt thật của ông. Qua bài hát, ta biết rằng, Remy đã tin tưởng Obama rất nhiều khi ông trúng cử vì cô và chính ông cũng đều cùng phe, thế mà, nào ngờ được. 8 năm tin tưởng ông, 8 năm chứng kiến sự thay đổi của vị tổng thống mình giao phó hết lòng tin để đổi lấy lại sự thất vọng; sự im lặng và những quyết định của vị tổng thống này khiến cô không thể nào quên và cũng chẳng thể nào tha thứ. Thay vì sử dụng tiền một cách hợp lý cho đất nước, thì một lượng tiền khổng lồ mà Obama sử dụng từ mồ hôi và nước mắt của dân lại đổ vào máy bay không người lái. Tiếp tục, Remy đem đến ca khúc tiếp theo với tựa đề "Why Do I Lose My Voice When I Have Something To Say?"; chỉ với tổng độ dài vỏn vẹn 25 giây cùng phần lyrics không thể không đơn giản hơn, đó là việc đọc 3 lần tên bài hát. Có điều, ca khúc không đơn giản như thế, qua "Why Do I Lose My Voice When I Have Something To Say?", Remy muốn nói rằng, chúng ta có rất nhiều thứ để nói nhưng mà chúng ta lại quá ngại ngùng để nói ra; vậy sao chúng ta không cố gắng nói hết chúng ra, nhất là chúng ta còn giọng nói. Bài hát còn đặc biệt sở hữu cho riêng mình phần ghi âm giọng hát khàn khàn và khó nghe của Remy, điều này cho thấy, dẫu giọng nói cô lúc đó không được khỏe cô vẫn cố gắng nói lên tiếng lòng của mình.
Sau “Why Do I Lose My Voice When I Have Something To Say?” nói về việc hãy tự tin và mạnh mẽ nói lên những ngôn luận cho riêng bản thân, “Rosebud” được Remy đặt làm ca khúc thứ 5, là ca khúc kế tiếp cho album, nhằm cho người nghe biết nhiều hơn về việc không nên đánh mất bản thân quan trọng ra sao. "Rosebud" có nghĩa tiếng việt là "nụ hoa hồng", và lý do có bài hát rồi cả tên hát này, nguyên nhân đều do Remy được truyền cảm hứng từ bộ phim "Citizen Kane" phát hành năm 1941.
*Cho những ai không biết, thì “Citizen Kane” là bộ phim về ngành báo chí, bộ phim cho thấy sự tác động mạnh mẽ của báo chí ra sao đối với cuộc sống của mỗi con người lúc bấy giờ. Nội dung phim xoay quanh nhiệm vụ của anh nhà báo Jery nhằm giải mã, tại sao trước khi ra đi, Charles Foster Kane - người được mệnh danh là ông trùm nhà báo, lại thốt ra từ "Rosebud".
Quay lại với nội dung chính của chúng ta, bài hát "Rosebud" chính là cuộc hành trình giải mã của mỗi người, việc tìm kiếm có thể sẽ đánh đổi và tổn thương từng người, nhưng mà cô cũng nhấn mạnh rằng, chỉ có cách đó chúng ta mới thực sự nhận ra đâu mới là "nụ hoa hồng" của chính mình. Cho ai có hứng thú và muốn tìm hiểu sâu về bài này, thì mình sẽ gửi link bài phân tích cặn kẽ hơn ở đây:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=513239186265475&id=100027381948133
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=513239186265475&id=100027381948133
Nếu "Rage Of Plastics" là bản cover từ ca khúc cùng tên của band Fiver, được Remy phối khí lại; thì "Incidental Boogie" là một bản làm lại từ bài hát của chính cô được phát hành vào 2013. "Incidental Boogie" tiếp tục khắc họa một khía cạnh khác của nạn bạo hành mà chính Remy đã làm trước đó với "Velvet 4 Sale". Khác với "Velvet 4 Sale" là góc nhìn mà người ngoài nhìn vào câu chuyện tổng quát, với "Incidental Boogie", Remy cho ta một góc nhìn của một người trong cuộc, đồng thời cũng là nạn nhân của chính câu chuyện này. Người thường phát xét rằng, tại sao cô lại luôn sống với một tên đồ tể man rợ và chỉ thích đánh đập cô như thế; dẫu vậy, ở khía cạnh của cô nàng, thiếu đi người đàn ông dã man ấy, cuộc sống thật không hợp lý nữa. Nếu các bạn đã đọc qua tác phẩm "Chiếc Thuyền Ngoài Xa" của Nguyễn Minh Châu và hiểu phần nào câu chuyện của nhân vật người đàn bà, bạn sẽ hiểu những gì mà Remy muốn khắc họa. Tuy nhiên, chính Remy cũng không muốn người phụ nữ phải chịu cảnh đày đọa này, cuối bài hát, cô vẫn mở ra một hy vọng le lói. Không để mọi người thắc mắc mãi liệu sẽ có gì thực sự tốt đẹp sẽ xảy ra khi "Incidental Boogie" kết thúc, "L-Over" chính là câu trả lời đầy tính xác đáng cho những bâng khuâng ấy. "L-Over" để người xem thấy rằng, giờ đây người phụ nữ yếu đuối và nghĩ chỉ biết nhẫn nhịn đã mạnh mẽ hơn, cô đã thấy rằng người cô yêu và hết mình dâng hiến lại là một tên không có trái tim. Mọi thứ giờ đây đã vượt quá sức chịu đối với người phụ nữ, cô đã quyết phải cắt đứt mối quan hệ độc hại này. Trước đó, Remy đã đem đến những đề tài về xã hội, con người thì ca khúc tiếp theo đây cô sẽ đem đến đề tài tôn giáo - một trong những đề tài nhạy cảm nhất, đó là "Pearly Gates". "Pearly Gates" là tiếng nói của Remy, phỉ báng đến những kẻ mượn danh của Chúa để làm những chuyện đồi bại, những kẻ dơ dáy này bảo với những người phụ nữ yếu mềm rằng, bọn chúng chính là đại diện của St.Peter và để qua được cổng thiên đường thì phải làm tình với họ. Remy cho thấy, nỗi khổ của người phụ nữ khi sống một cuộc đời lầm lũi, nhịn nhục để hy vọng có thể bước qua được cánh cổng của thiên đàng nhưng lại chính họ vỡ lẽ là đến khi họ chết đi họ vẫn không thể thoát khỏi những tên đàn ông cặn bã.
“Pearly Gates” đã khép lại một chuỗi những ca khúc có nội dung đen tối một không thể nào thảm khốc hơn, “Poem” - ca khúc kế tiếp mở ra một hy vọng sáng lạn hơn. “Poem” là mong mỏi không phải của chỉ riêng Remy mà là của cả mọi người về một nhà nước không phải lúc nào cũng đấu đá với nhau. Remy hỏi loài người rằng, chúng ta biết thế nào là đạo đức mà chẳng cần mấy một cuốn sách nào phải chỉ dạy, thế mà chúng ta lại kết thúc theo cách này ư, ý của cô là tại sao cần phải sử dụng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. “Poem” còn là sự mô tả về những cảm xúc của Remy đối mặt với những cuộc bầu cử Tổng Thống, cô và những người mong mỏi lúc ấy đều lo lắng, run sợ và nén từng hồi thở của bản thân khi kết thúc sắp được công bố; thông qua bài hát ta cũng thấy Remy luôn có một ước nguyện rằng, trong những đêm loạn lạc (ám chỉ ngày kết quả của Tổng Thống được công bố). Có thể nói, đây cũng là ca khúc chủ đề, là những gì khái quát nhất mà Remy muốn truyền tải đến cho người nghe qua album này, đó là vạn câu hỏi thắc mắc rằng, tại sao chúng ta lại khiến mọi thứ tệ hại và tồi tệ như vầy. Trước khi đem đến một cái kết viên mãng từ ca khúc “Time”, Remy đã xen kẽ vào đó là một ca khúc ngắn với độ dài vỏn vẹn chỉ 12 giây với tên “Traviata”. Thật sự thì gọi “Traviata” là một ca khúc ngắn cũng không phải lắm, vì dường như chẳng có một tí âm thanh nào có thể khiến nó trở thành một bài hát đúng nghĩa. Bài hát có thể xem là giây phút nghỉ ngơi cho câu chuyện xuyên suốt album trước khi đến hồi kết. Xuyên suốt 12 giây của “Traviata” là cuộc đối thoại giữa Remy và một tài xế taxi (lý do cô phải đi taxi là vì cô bị gãy chân), và người tài xế hỏi cô rằng:”Cô hiện đang làm nghề gì? Một gián điệp à?”, Remy đáp lại rằng:”Không, tôi là một ca sĩ.” và rồi người tài xế lại tiếp tục hỏi, “Ồ vậy à, thế cô hát gì? A traviata?”. Bạn có tự hỏi “Traviata là gì” không?
“Traviata” hay đúng ra là “La Traviata” (do một số người dịch thuật đã làm thiếu đi phần “la”) là một vở opera của Guiseppe Verdi, kể về một cô nàng kỹ nữ hạng sang tại Paris.
Theo mình hiểu, ý của Remy muốn nói ở đây, chính là sự rập khuôn của phụ nữ trong mắt nhiều người, sự nổi tiếng của một vở kịch để khiến mọi người nghĩ nếu phụ nữ làm nghề ca hát thì họ chỉ thuộc mỗi một trường phái hoặc chỉ hát mỗi một vở kịch đã được hơn trăm tuổi. Với độ dài là 7 phút 48 giây, một ca khúc có độ dài nhất album, dẫu vậy, “Time” lại sở hữu cho mình phần lyrics quá đỗi đơn giản, khác hoàn toàn với các bài hát trước đó nhằm khoe mẽ những lời lẽ đanh thép hay ca từ mạnh mẽ. “Time” là một cách kết thúc không thể sáng tạo hơn của Remy cho “áng thơ bất tận” của mình, đó là các âm thanh bùng nổ của riff và guitar rồi lại chuyển dần thành phần độc tấu của saxophone cùng tiếng chiêng kèm vào. Ở ca khúc này, Remy nói rằng, khi không còn gì tồn tại nữa, thì thời gian vẫn còn đó và đem vạn vật tái sinh trở lạị.
Trích một đoạn bình luận của tờ Q Magazine về album khi đánh giá album với số điểm tuyệt đối là 10/10, “Chỉ vỏn vẹn 11 bài hát, Remy đã không ngần ngại đem đến những vấn đề nan giải nhất ở hiện tại và khiến nó trở nên ‘rực cháy’ hơn bao giờ hết”. Quả đúng là vậy, sâu bên trong áng thơ bất tận là nỗi khổ của người phụ nữ dưới chế độ gia trưởng độc tài và lời kêu gọi đứng lên của Remy đến với những người chịu ảnh hưởng, giống như trong bài phỏng vấn của Remy trong Under The Radar, “Hãy cùng nhau đứng lên lật đổ chế độ gia trưởng”. “In A Poem Unlimited” hay tạm dịch là “Ẩn sâu bên trong áng thơ bất tận” là sự đấu tranh của những người phụ nữ đang bị áp bức, là những lời mắng nhiếc đến những kẻ độc ác và là sự khắc họa những khía cạnh đen tối của thế giới, con người và xã hội.
“Traviata” hay đúng ra là “La Traviata” (do một số người dịch thuật đã làm thiếu đi phần “la”) là một vở opera của Guiseppe Verdi, kể về một cô nàng kỹ nữ hạng sang tại Paris.
Theo mình hiểu, ý của Remy muốn nói ở đây, chính là sự rập khuôn của phụ nữ trong mắt nhiều người, sự nổi tiếng của một vở kịch để khiến mọi người nghĩ nếu phụ nữ làm nghề ca hát thì họ chỉ thuộc mỗi một trường phái hoặc chỉ hát mỗi một vở kịch đã được hơn trăm tuổi. Với độ dài là 7 phút 48 giây, một ca khúc có độ dài nhất album, dẫu vậy, “Time” lại sở hữu cho mình phần lyrics quá đỗi đơn giản, khác hoàn toàn với các bài hát trước đó nhằm khoe mẽ những lời lẽ đanh thép hay ca từ mạnh mẽ. “Time” là một cách kết thúc không thể sáng tạo hơn của Remy cho “áng thơ bất tận” của mình, đó là các âm thanh bùng nổ của riff và guitar rồi lại chuyển dần thành phần độc tấu của saxophone cùng tiếng chiêng kèm vào. Ở ca khúc này, Remy nói rằng, khi không còn gì tồn tại nữa, thì thời gian vẫn còn đó và đem vạn vật tái sinh trở lạị.
Trích một đoạn bình luận của tờ Q Magazine về album khi đánh giá album với số điểm tuyệt đối là 10/10, “Chỉ vỏn vẹn 11 bài hát, Remy đã không ngần ngại đem đến những vấn đề nan giải nhất ở hiện tại và khiến nó trở nên ‘rực cháy’ hơn bao giờ hết”. Quả đúng là vậy, sâu bên trong áng thơ bất tận là nỗi khổ của người phụ nữ dưới chế độ gia trưởng độc tài và lời kêu gọi đứng lên của Remy đến với những người chịu ảnh hưởng, giống như trong bài phỏng vấn của Remy trong Under The Radar, “Hãy cùng nhau đứng lên lật đổ chế độ gia trưởng”. “In A Poem Unlimited” hay tạm dịch là “Ẩn sâu bên trong áng thơ bất tận” là sự đấu tranh của những người phụ nữ đang bị áp bức, là những lời mắng nhiếc đến những kẻ độc ác và là sự khắc họa những khía cạnh đen tối của thế giới, con người và xã hội.
Âm nhạc
/am-nhac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất