Hướng dẫn thiết lập các ranh giới quan hệ bền vững
Xác định rõ ràng các giá trị của bản thân có liên quan mật thiết đến việc giải quyết các vấn đề mà tôi từng trải qua Lưu ý: Thiết...
Xác định rõ ràng các giá trị của bản thân có liên quan mật thiết đến việc giải quyết các vấn đề mà tôi từng trải qua
Lưu ý: Thiết lập các ranh giới cá nhân vững chắc không phải là lời giải cho tất cả các nỗi thống khổ trong mối quan hệ của bạn. Thực tế chúng phần nhiều là hệ quả của một lòng tự trọng lành mạnh và việc bản thân bạn ít bị luỵ với những người xung quanh.
Các ranh giới trong các mối quan hệ theo hoạt động hai chiều: chúng dẫn đến sự lành mạnh về cảm xúc và được tạo nên bởi những người có cảm xúc lành mạnh. Chúng là một thứ bạn có thể bắt đầu thực hiện ngay từ hôm nay với những người thân thương của bạn và bạn sẽ bắt đầu nhận ra sự khác biệt bên trong lòng tự trọng, sự tự tin, sự ổn định về mặt cảm xúc của bản thân, và vân vân.
Và dĩ nhiên, cho dù tin hay không, các ranh giới cũng rất hấp dẫn nữa.
1
Bạn có các vấn đề về ranh giới?
Đầu tiên, cùng thực hiện một danh sách các điểm bắt buộc mà mọi trang blog phải làm đối với kiểu bài viết như thế này. Cùng làm danh sách "Bạn có vấn đề về ranh giới nếu ..." để bạn biết mình đang đứng ở đâu:
- Bạn có từng cảm thấy như người khác lợi dụng bạn hay sử dụng cảm xúc của bạn để làm lợi cho bản thân họ?
- Bạn có từng cảm thấy như thể bạn liên tục phải "giải cứu" những người thân thương của bạn và cứ suốt ngày đi giải quyết các vấn đề cho họ?
- Bạn có thấy bản thân thường xuyên bị hút vào các cuộc cãi vả hay tranh luận vô nghĩa không?
- Bạn có thấy bản thân càng ngày dành càng nhiều thời gian hay thu hút vào một người hơn mức bạn nên làm mặc cho bạn biết họ trong bao lâu.?
- Trong các mối quan hệ của bạn, bạn có cảm thấy như những thứ ở trong đó luôn hoặc là tuyệt vời ông mặt trời hoặc là tệ không thể tin được, chứ chưa bao giờ là điểm cân bằng ở giữa cả? Hay bạn có trải qua những lần chia tay rồi lại tái hợp chỉ sau vài tháng?
- Bạn nói với người đó bạn ghét các mâu thuẫn hay tranh luận nhiều ra sao nhưng xem ra vẫn luôn bị hút vào chúng.
- Bạn có dành nhiều thời gian để bảo vệ bản thân khỏi những thứ bạn tin không phải là lỗi của mình?
Nếu câu trả lời của bạn là "có", thậm chí một vài trong những điều trên thì có lẽ bạn đang đặt ra và duy trì các ranh giới yếu ớt trong các mối quan hệ của bạn. Nếu bạn trả lời dõng dạc "có" cho phần lớn hoặc tất cả các mục ở trên thì bạn không chỉ có các vấn đề lớn về ranh giới trong các mối quan hệ của mình mà bạn còn có các vấn đề cá nhân khác diễn ra trong cuộc sống của bạn.
2
Các ranh giới cá nhân là gì?
Trước khi chúng ta giải quyết các vấn đề về ranh giới ở trên thì đầu tiên cần hiểu chúng là gì cái đã.
Các ranh giới cá nhân lành mạnh = Chịu trách nhiệm cho các hành động và cảm xúc của bạn trong khi đó không chịu trách nhiệm cho các hành động hay cảm xúc của người khác
Những người với các ranh giới yếu ớt thường sẽ rơi vào hai kiểu sau: những người nhận quá nhiều trách nhiệm cho cảm xúc/hành động của người khác và những người mong chờ người khác nhận trách nhiệm cho các cảm xúc/hành động của họ.
Thú vị thay là hai kiểu người này thường ở trong mối quan hệ với nhau.
Một vài ví dụ về ranh giới yếu ớt:
- "Anh không thể đi chơi với bạn bè mà không có tôi. Anh biết tôi ghen như thế nào rồi đó. Anh phải ở nhà với tôi".
- "Xin lỗi tụ bây, tao không thể đi chơi với tụi bây tối nay, bạn gái tao sẽ rất tức giận khi tao đi chơi mà không có cô ấy".
- "Đồng nghiệp của tôi toàn là lũ ngốc và tôi luôn đến muộn các cuộc họp bởi tôi phải chỉ bảo cho bọn họ cách làm công việc của chính họ".
- "Tôi thích công việc ở Milwaukee nhưng mẹ tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi nếu tôi đến một nơi xa như vậy".
- "Em có thể hẹn hò với anh nhưng anh đừng kể cho bạn của em Cindy nhé? Cô ấy sẽ ghen khi em có bạn trai còn cô ấy thì không đó".
Trong mỗi tình huống, người đó hoặc là chịu trách nhiệm cho hành động/cảm xúc không thuộc trách nhiệm của bản thân họ hoặc người đó đòi hỏi một người khác chịu trách nhiệm cho hành động/cảm xúc của họ.
Các ranh giới cá nhân, lòng tự trọng và nhân dạng
Các ranh giới cá nhân và lòng tự trọng thường đi cùng với nhau. Chịu trách nhiệm cho hành động của bạn và không đổ lỗi cho người khác là hai trụ cột trong cuốn sách 6 trụ cột của lòng tự trọng của Nathaniel Branden, người ta còn cho rằng phần lớn các nghiên cứu chính thống là về chủ đề này. Người với lòng tự trọng cao có các ranh giới cá nhân vững chắc. Và thực hành các ranh giới cá nhân vững chắc là một cách để xây dựng nên lòng tự trọng.
Một cách khác khi nghĩ về các ranh giới là trong mối quan hệ của nó với nhân dạng. Khi bạn mù mờ trách nhiệm cho các cảm xúc và hành động của bản thân - những lãnh vực nơi mà không rõ ai chịu trách nhiệm cho những điều đó, lỗi của ai, tại sao bạn lại làm những thứ bạn đang làm - thì bạn sẽ không bao giờ có thể phát triển một nhân dạng bền vững cho bản thân.
Ví dụ: nếu bạn thật sự thích Judo, nhưng bạn luôn đổ lỗi cho giáo viên vì sự kém cỏi của mình và cảm thấy hối hận về việc đến lớp học trong khi đó vợ bạn ở một mình và bạn thì không thể ở bên, do đó bạn sẽ không nắm được các khía cạnh nhân dạng của mình. Judo giờ đây là một thứ bạn làm chứ không phải là một thứ về bản thân bạn. Nó trở nên không thành thật, và là một công cụ khác trong việc đạt được sự chấp thuận xã hội hơn là thoả mãn khao khát của bản thân bạn qua việc thể hiện bản thân. Và do đó nó là sự bị luỵ. Phụ thuộc vào sự chấp thuận bên ngoài sẽ kéo lòng tự trọng của bạn đi xuống và làm hành động của bạn càng ít hấp dẫn hơn.
3
Tại sao các ranh giới tốt cho bạn
Không chỉ bởi các ranh giới cá nhân tăng cường lòng tự trọng của bạn, nó còn là bệ đỡ cho nhân dạng của bạn, đồng thời chúng cũng làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn nhiều.
Tưởng tưởng ra viễn cảnh nơi:
- Bạn không để người khác lợi dụng bạn.
- Bạn sẽ không bao giờ phải giải quyết các vấn đề cửa người khác trừ khi bạn thật sự muốn.
- Bạn sẽ không bị cuốn vào các cuộc cãi vã vô nghĩa và tranh luận nảy lửa.
- Mọi thứ nhỏ nhặt từ gia đình, người yêu, bạn bè không còn làm bạn bực bội hay lo lắng.
- Bạn bình tĩnh nhìn nhận trong khi những người khác thì bị cuốn vào các cuộc cãi vã. Thực tế, bạn hiếm khi còn nhớ đến cảm giác về điều đó là như thế nào để bị lôi vào những thứ vớ vẫn như thế.
Bây giờ tưởng tượng viễn cảnh đó diễn ra, ngày này qua ngày khác. Không phải bạn thích như thế à? Dĩ nhiên bạn thật sự muốn như thế. Ai mà chả muốn như thế.
Đó chính là những gì mà các ranh giới lành mạnh vững chắc mang đến cho bạn.
4
Các ranh giới yếu ớt và các mối quan hệ thân tình
Tôi tin các vấn đề về ranh giới thường khó khăn nhất để giải quyết ở cấp độ gia đình. Bạn luôn có thể đá đít bạn trai/bạn gái, một cuộc ly hôn qua một cuộc điện thoại hay rời đi nhưng bạn không thể đá đít bố mẹ của mình được.
Nếu bạn có các vấn đề về ranh giới trong gia đình thì có vẻ bạn cũng sẽ có chúng trong các mối quan hệ tình cảm của mình. Và có lẽ các mối quan hệ của bạn là nơi tốt nhất để bắt đầu giải quyết chúng.
Cơ may là tại một vài điểm nào đó bạn từng ở trong một mối quan hệ mà cảm giác như tàu lượn: khi mọi thứ tốt đẹp thì chúng thật tuyệt nhưng khi mọi thứ bắt đầu xấu đi thì chúng đúng là thảm hoạ. Và do đó có thể đoán trước được sự dao động giữa hai kiểu đó - hai tuần thắm thiết, theo đó là một tuần như địa ngục, tiếp là một tháng yêu thương đậm sâu, và rồi một cuộc chia tay tệ hại và tiếp tục là một màn tái hợp đầy kịch tính. Nó là dấu hiệu của một mối quan hệ phụ thuộc và thường được thể hiện ra ở hai người không có khả năng để tạo ra các ranh giới cá nhân vững chắc.
Các ranh giới yếu ớt và sự túng thiếu
Những người thiếu các ranh giới bởi họ có một sự bị luỵ cực kì cao ( hay với thuật ngữ tâm lý là người phụ thuộc). Những người bị luỵ hay phụ thuộc có một nhu cầu to lớn bởi tình yêu và sự yêu mến từ người khác. Để nhận được tình yêu và sự yêu mến đó, họ hy sinh nhân dạng của bản thân và xoá bỏ các ranh giới cá nhân.
(Trớ trêu thay, việc thiếu nhân dạng và các ranh giới làm cho họ càng kém thu hút với phần lớn mọi người ngay từ đâu)
Những người đổ lỗi cho người khác vì những cảm xúc và hành động của họ bởi họ tin rằng nếu họ đùn đẩy những trách nhiệm đó cho những người xung quanh thì họ sẽ nhận được tình yêu mà họ luôn mong muốn và khao khát. Nếu họ liên tục vẽ ra viễn cảnh bản thân như một nạn nhân, thì một người nào đó sẽ đến để cứu họ.
Những người nhận lấy lời buộc tội cho những cảm xúc và hành động của người khác luôn mong chờ giải cứu một ai đó. Họ tin rằng nếu họ có thể "sửa chữa" vấn đề của người yêu, thì họ sẽ nhận được tình yêu và sự đề cao mà họ luôn hằng mong muốn.
Có thể đoán được, hai kiểu người này hút nhau một cách kỳ lạ. Những bệnh lý của họ phù hợp hoàn hảo cho nhau. Và thường thì họ được nuôi dạy bởi những người cha mẹ có một trong những đặc điểm đó. Cho nên hình mẫu của họ cho một mối quan hệ "hạnh phúc" là dựa trên sự bị luỵ và các ranh giới yếu ớt.
Đáng tiếc là họ đều thất bại hoàn toàn trong việc thoả mãn nhu cầu của nhau. Thực tế cả hai chỉ duy trì sự bị luỵ cần thiết và lòng tự trọng thấp nhằm giữ cho họ có thể thoả mãn nhu cầu về cảm xúc của bản thân. Nạn nhân thì tạo ra ngày càng nhiều các vấn đề để giải quyết, còn người giải cứu thì giải quyết hết vấn đề này đến vấn đề khác, nhưng tình yêu và sự đánh giá cao mà họ luôn khao khát sẽ không bao giờ được gửi đến người kia.
Các ranh giới yếu ớt và mong đợi
Trong cuốn sách Hình mẫu, khi tôi nói đến sự chân thực, tôi giải thích trong một mối quan hệ, bất cứ khi nào một thứ cho đi với một động cơ đằng sau, với mong đợi nhận lại một thứ gì đó và khi thứ đó không được cho đi như là một "món quà" thì nó sẽ đánh mất giá trị của chính nó như thế nào. Nếu nó nhằm phục vụ mục đích của một người thì nó trống rỗng và vô dụng.
Điều này là những gì xảy ra trong các mối quan hệ phụ thuộc. Nạn nhân tạo ra các vấn đề không bởi chúng là các vấn đề thật sự, nhưng bởi họ tin nó sẽ cho họ cảm giác được yêu thương. Người giải cứu không giải cứu nạn nhân bởi họ thật sự quan tâm các vấn đề, mà bởi họ tin nếu họ sửa chữa các vấn đề thì họ sẽ cảm thấy được yêu thương. Trong cả hai trường hợp, mục đích của chúng đều là sự bị luỵ và do đó kém thu hút cũng như tự huỷ hoại chính bản thân mỗi người.
Nếu người giải cứu thật sự muốn giải cứu nạn nhân, thì người giải cứu nên nói "Nhìn này, em đổ lỗi cho người khác bởi những vấn đề của em, em hãy tự giải quyết chúng đi chứ". Đó mới là thật sự yêu nạn nhân.
Nạn nhân, nếu họ thật sự yêu người giải cứu, thì nên nói "Nhìn này, đây là vấn đề của anh, em không phải sửa nó cho anh đâu". Và đó mới thật sự là yêu người giải cứu.
Nhưng nó không giống như những gì thường diễn ra...
Vòng xoáy tệ hại của các ranh giới yếu ớt.
Nạn nhân và người giải cứu đều phụ thuộc nhiều vào cảm xúc hơi bất ổn của nhau. Nó như một dạng chất gây nghiện mà họ cung cấp cho nhau và khi họ được hẹn hò với những người lành mạnh về cảm xúc, họ thường cảm thấy chán chường hay thiếu đi "sự đê mê". Họ sẽ bỏ qua những cá nhân khoẻ mạnh, tự tin bởi các ranh giới vững chắc của người yêu tự tin sẽ không đủ hấp dẫn cho các ranh giới cảm xúc lỏng lẻo của những người bị luỵ.
Từ quan điểm của lý thuyết gắn bó, các nạn nhân thường trở thành kiểu gắn bó sợ hãi và những người giải cứu thường trở thành kiểu gắn bó tránh né. Hay tôi thích gọi họ: những con điên và những tên khốn. Cả hai thường tránh xa kiểu gắn bó tự tin.
Đối với nạn nhân, điều khó khăn nhất để làm trong thế giới này là nhận lấy trách nhiệm của bản thân cho các cảm xúc và cuộc sống của họ hơn là của người khác. Họ thường dành toàn bộ sự tồn tại của mình để tin rằng họ phải đổ lỗi cho người khác để cảm thấy sự thân mật hay được yêu thương, cho nên để những điều đó ra đi làm họ khiếp sợ.
Đối với người giải cứu, điều khó khăn nhất phải làm trong thế giới này là ngừng sửa chữa các vấn đề của người khác và cố gắng buộc bản thân trở nên hạnh phúc và thoả mãn. Vì bản thân họ dành cả đời chỉ để cảm thấy có giá trị và được yêu thương khi họ sửa chữa các vấn đề hay được một người nào đó nhờ vả, cho nên buông bỏ nhu cầu đó cũng làm cho họ cảm thấy khiếp sợ vô cùng.
Nó chỉ đến khi cả hai bắt đầu quá trình xây dựng lòng tự trọng thì họ mới có thể bắt đầu loại bỏ các hành vi bị luỵ và làm bản thân thu hút hơn. Phần sau của bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn làm thế nào để thoát khỏi vòng xoáy khốn khổ này. Đọc tiếp nhé.
(Ghi chú bên lề: Tôi phát biểu trong cuốn sách của mình rằng các hành vi bị luỵ làm bạn kém thu hút đối với phần lớn mọi người bởi nó giới hạn bạn đến với những người có cùng cấp độ bị luỵ,ví dụ câu châm ngôn là bạn như thế nào thì sẽ hẹn hò cùng người như thế. Nếu bạn chỉ thu hút những người thô lỗ, lòng tự trọng thấp thì có thể bạn cũng là một người thô lỗ, có lòng tự trọng thấp. Nếu bạn chỉ thu hút những cô nàng đầy hỉ nộ ái ố thì bạn có khả năng cũng là một người đầy sự hỉ nộ ái ố bên trong mình.)
5
Các ranh giới lành mạnh trông như thế nào
Vô số người nói với tôi hết năm này qua tháng nọ rằng "Yeah, các ranh giới thì tuyệt đó nhưng nó trông như thế nào?"
Vậy để tôi cho bạn một vài ví dụ từ những lĩnh vực chính yếu trong cuộc đời của chúng ta. Bởi khi các ranh giới cá nhân có quyết định rất nhiều trong các mối quan hệ thân mật, từ đó chúng có ảnh hưởng rất lớn đến tình bạn, các mối quan hệ gia đình và thậm chí là nghề nghiệp.
Bạn bè
"Jon à, chúng ta làm việc cùng nhau được 5 năm rồi nhỉ. Tôi không thể tin là anh có thể làm tôi bẽ mặt trước sếp chúng ta như vậy."
"Nhưng tập dữ liệu của anh không chính xác. Các con số cần chính xác để được duyệt là vô cùng quan trọng, anh hiểu chứ."
"Yeah, nhưng anh phải chữa cháy cho tôi chứ. Anh làm tôi trong như một thằng khốn. Anh không cần phải bất đồng ý kiến với tôi trước mặt tất cả mọi người như thế."
"Nhìn này, tôi thích anh. Anh là bạn của tôi. Nhưng tôi sẽ không làm thay công việc cho anh. Và cuối cùng là vậy đó. Hết chuyện."
"Tôi làm công việc của mình à."
"Đúng rồi đó, và sẽ không còn quan trọng tôi nói gì nữa."
Một vài người bạn có thể hơi thân thiết một chút để du di. Các tình huống như thế này xuất hiện ở các khuôn mẫu khác nhau trong đời sống của mọi người: một người bạn lâu năm phạm lỗi, nhưng thay vì chịu trách nhiệm của bản thân thì lại mong bạn gánh vác một vài trách nhiệm cho họ bởi "đó là những gì bạn bè làm"
Việc chấp nhận điều này dẫn đến tình bạn phụ thuộc và không lành mạnh. Đúng, thậm chí tình bạn có thể trở nên bị luỵ và kém hấp dẫn. Vào bất kì lúc nào mà bạn nhìn thấy hai người bạn luôn phàn nàn về nhau hay nói xấu sau lưng của nhau nhưng khi họ ở cùng nhau thì mọi thứ có vẻ rất tốt? Cơ may là họ có những vấn đề ranh giới nghiêm trọng như câu chuyện ở trên.
Tình bạn như thế là nơi sản sinh ra không ngớt các hỉ nộ ái ố. Tốt nhất nên tránh mặt nhau.
Gia đình
"Mẹ rất buồn khi con và em gái không đến gặp mẹ. Mẹ rất cô đơn, con biết chứ."
"Tại sao mẹ không ra ngoài nhiều hơn? Kết bạn với một số người chẳng hạn."
"Oh, mẹ mệt. Không ai thích một bà già như mẹ cả. Hai đứa là con của mẹ. Hai đứa phải chăm sóc mẹ chứ."
"Tụi con vẫn làm mà."
"Không, tụi con có làm đâu. Mẹ toàn ở một mình không à. Con không biết thỉnh thoảng nó khó khăn đến nhường nào đâu."
"Mẹ à, con yêu mẹ và sẽ luôn ở đây khi mẹ cần con. Nhưng mẹ vẫn phải chịu trách nhiệm cho sự cô đơn của mình. Jennifer và con không phải là giải pháp duy nhất cho các vấn đề của mẹ đâu."
Tình huống gây bối rối ở gia đình thường thấy. Tôi thích nói rằng "Tội lỗi là một cảm xúc vô dụng". Tôi không tin vào nó thêm lần nào nữa. Cảm thấy tội lỗi quan trọng khi nó chính đáng và tự chấp thuận.
Nơi cảm giác tội lỗi vô dụng và gây hại là khi nó được sử dụng như một công cụ nhằm thao túng những người thân thiết với bạn. Cảm giác tội lỗi có thể cực kì đau đớn khi dùng theo cách đó, nó không chỉ bởi yêu cầu bạn chịu trách nhiệm cho những cảm xúc vốn dĩ không phải của bạn mà còn ngụ ý rằng đó là lỗi của bạn hay bạn là một người xấu theo một kiểu nào đó vì không làm điều đó.
(Tất cả các độc giả do thái của tôi sẽ gật đầu ngay bây giờ đây)
Không có gì làm tôi tức giận vào những ngày đó như kiểu một người cố gắng làm tôi trải qua cảm giác tội lỗi đó. Tôi ngay lập tức gọi họ ra ngoài để nói về nó và nếu tôi chẳng biết nhiều về họ, tôi đôi lúc sẽ kết thúc mối quan hệ đó ngay và luôn.
Ví dụ cuối:
Mối quan hệ
"Này anh yêu, em nghĩ về công việc mới mà anh đang tìm kiếm. Em làm lại cái bản tóm tắt về bản thân của anh rồi đó và em cũng đã gửi nó đến một vài người ở bộ phân nhân sự công ty em rồi."
"Um, anh cảm ơn nhưng em không cần phải làm thế đâu."
"Em muốn làm nó. Em muốn anh thành công. Em cũng nghĩ lại về việc chúng ta sống cùng nhau, em đã đến và xem qua căn hộ hôm nay rồi."
"Anh đã nói với em, anh chưa sẵn sàng cho điều đó mà."
"Em biết! Nhưng chỉ là nó hợp lý. Và chúng ta không còn trẻ nữa. Em nghĩ chúng ta nên thử nó."
"Cuối tháng rồi em thay một nửa số quần áo của anh bằng quần áo em muốn anh mặc. Rồi em muốn anh sống với em. Giờ em muốn anh làm giống công việc với em?"
"Nhưng em yêu anh, em muốn chăm sóc cho anh."
"Anh cũng yêu em, nhưng em phải để cho anh làm những thứ đó theo cách của anh. Điều đó không tốt một tí nào, em kiểm soát hết các quyết định cuộc đời anh mà không hỏi anh trước thế."
"Em không tin anh lại ích kỉ đến như thế luôn á! Em làm MỌI THỨ cho anh và giờ đây anh lại đổ lỗi cho em vì điều đó."
"Nếu em thực sự quan tâm anh thì em cần ngừng kiểm soát cuộc sống của anh và để anh sống theo cách của mình."
Đây là ví dụ của mối quan hệ phụ thuộc ở một khía cạnh khác - ở phía của một người yêu, người làm bạn ngạt thở và được nuông chiều quá mức. Nó có thể xem là đẹp đẽ ở bên ngoài. Bạn có thể nghĩ, "Chết tiệt, tôi ước bạn trai/bạn gái tôi làm điều đó cho mình". Nhưng sự thật là nó vừa không lành mạnh và sẽ thường dẫn đến rất nhiều vấn mà thôi.
6
Làm thế nào để thiết lập các ranh giới lành mạnh
Các ranh giới yếu ớt hầu như luôn là một sự phản chiếu của lòng tự trọng thấp (hay đại loại thế) và là thứ cần làm nhằm thúc đẩy cho các thứ khác cải thiện lên. Hãy bắt đầu với lòng tự trọng.
Để xây dựng lòng tự trọng, trước tiên bạn cần hiểu rằng nó đơn giản là kết quả của việc trở thành một con người có năng lực, cũng như có khả năng tự điều chỉnh. Lòng tự trọng không phải là một thứ bạn theo đuổi vì mục đích của chính nó. Làm như thế không chỉ không giúp ích được gì mà còn vô cùng độc hại.
Lòng tự trọng là cách bạn nghĩ bạn sẽ làm gì với cuộc đời của mình, liên quan đến cách mà mọi người làm với cuộc đời họ. Nếu bạn có lòng tự trọng thấp, thì khả năng cao bạn không thực hiện tốt các thước đo cho điều đó cho lắm. Và điều quan trọng nhất bạn có thể làm là thực hành đồng cảm với bản thân.
Bất kì ai cũng thiếu một thứ gì đó hay thất bại theo một cách nào đó. Đừng quá khắt khe với bản thân. Chấp nhận những khuyết điểm của bản thân và học cách thoải mái với chúng hơn rồi tìm cách để làm cho chúng trở nên tốt hơn.
Việc chấp nhận bản thân như vốn có và rồi tìm cách cải thiện bản thân để từ đó bạn có thể xây dựng lòng tự trọng. Đây là công việc khó khăn và mất nhiều thời gian. Nhưng bạn cuối cùng sẽ ở một nơi đẹp đẽ hơn nơi bạn đứng ở hiện tại.
Và khi bạn cảm thấy lòng tự trọng cao hơn dành cho bản thân, các ranh giới lành mạnh sẽ từ từ xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Theo bản năng bạn sẽ biết những điều bạn sẽ chấp nhận và không chấp nhận từ người khác, bạn sẽ vẽ ra các ranh giới, tuân theo nó và tách bản thân ra khỏi các mối quan hệ độc hại.
Nhưng nếu điều này không phải tự nhiên đối với bạn hay nếu bạn không ở đó từ trước với lòng tự trọng, thì đây là các bước bạn có thể làm để xây dựng nên các ranh giới:
1. Thiết lập các ranh giới, rõ ràng quá rồi. Nói thì khi nào cũng dễ hơn làm. Nhưng bạn sẽ không đi đến đâu cả trừ khi bạn định nghĩa ranh giới cá nhân của bạn là gì. Những thứ bạn sẽ chấp nhận hay không chấp nhận trong cuộc sống của mình? Các hành vi nào bạn sẽ chấp nhận hoặc không? Từ gia đình, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp, người đưa thư, anh chàng lầu trên, bạn tình Tinder của bạn.
2. Quyết định các hậu quả nếu một người vi phạm một trong những luật của bạn. Điều này là bắt buộc xảy ra và thường sẽ phải như thế. Và nó sẽ khá là khó khăn để nghĩ về những hậu quả sẽ thành ra thế nào khi nó xảy đến. Bạn sẽ bị thành kiến bởi một số người, bối cảnh, và vô số các thành tố khác. Cho nên quyết định nó ngay từ đầu.
3. Nói chuyện rõ ràng về những điều trên. Tuyên bố rõ ràng các ranh giới của bạn. Điều này cực kì quan trọng cho những người thân thiết với bạn. Có thể ổn nếu một người đưa thư không biết tất cả các ranh giới của bạn (tiết kiệm cho những thứ cơ bản như không phá cửa để gửi thư), nhưng sẽ không đúng cho người yêu nếu người đó không biết khi nào họ xâm phạm cái ranh giới đó.
4. Hành động. Nếu một người xâm phạm các ranh giới của bạn, làm những gì bạn đã nói. Làm với lòng trắc ẩn nhưng cứng rắn.
Các ranh giới và sự hi sinh
Trước khi chúng ta kết thúc (tôi nhận ra là bài này khá là dài và tôi vẫn chưa tìm thấy chìa khoá của mình), tôi muốn đưa ra một vài lưu ý cuối cùng về sự hi sinh và nó liên quan đến các ranh giới như thế nào.
Tranh luận lớn nhất để thực hiện các ranh giới cá nhân triệt để hay sự hợp lý hoá, phụ thuộc vào quan điểm của bạn - vì đôi lúc bạn phải hi sinh cho người mà bạn thương yêu.
Điều này hoàn toàn đúng. Nếu bạn gái/bạn trai của bạn có nhu cầu có vẻ không hợp lý cho bạn như gọi cho họ mỗi ngày, thậm chí chỉ để nói chuyện trong 3 phút, thì rõ ràng là hợp lý để có một sự hy sinh nho nhỏ nhằm làm cho họ vui.
Nhưng đây là cảnh báo:
Nếu bạn hi sinh cho người bạn quan tâm, nó là một nhu cầu nên thực hiện bởi bạn muốn thế, chứ không phải bởi bạn cảm thấy bị ép buộc hoặc bởi bạn sợ hậu quả của việc không làm điều đó.
Nó trở lại với điểm cốt lõi là hành động yêu thương và thích thú chỉ đúng đắn nếu chúng được làm mà không mong chờ nhận lại điều gì.
Cho nên nếu bạn gọi cho bạn gái/bạn trai mỗi ngày nhưng lại ghét việc đó và cảm giác như chúng cản trở sự độc lập của bạn, bạn bực tức với điều đó và bạn sợ hãi cảnh họ sẽ giận dữ như thế nào nếu bạn không làm điều đó, thì bạn có một vấn đề về ranh giới rồi đó. Nếu bạn làm nó bởi bạn yêu họ và không phiền hà gì cả, thì cứ làm đi.
Thật khó khăn cho nhiều người để nhận ra bất kể họ làm một thứ vì đó là nghĩa vụ họ phải làm hay vì hi sinh một cách tự nguyện. Đây là thử nghiệm quỳ tím: hỏi bản thân "Nếu tôi không làm việc này, mối quan hệ của chúng tôi sẽ thay đổi như thế nào?". Nếu bạn cực kì sợ những sự thay đổi đó thì đó là một điềm xấu rồi đó. Nếu hậu quả không dễ chịu chút nào nhưng bạn cảm giác bạn có thể ngừng việc thực hiện các hành động đó mà không cảm thấy khác biệt về bản thân thì đó là một dấu hiệu tốt.
Lý do nếu đó là một vấn đề ranh giới thì bạn sẽ sợ sự mất mát của xung đột trách nhiệm lẫn nhau. Nếu đó không phải là một vấn đề ranh giới, ví dụ bạn làm nó như một món quà mà không cần nhận lại thì bạn vẫn ổn với hậu quả của việc không làm nó. Một người với các ranh giới mạnh mẽ không sợ một cơn thịnh nộ nhất thời, một cuộc tranh luận hay tổn thương. Một người với ranh giới yếu ớt thì khiếp đãm nó.
Một người với các ranh giới mạnh mẽ hiểu rằng thật phi lý để mong chờ hai người giúp đỡ nhau 100% và làm đủ đầy mọi nhu cầu của nhau. Một người có các ranh giới mạnh mẽ hiểu rằng họ có thể làm đau cảm xúc của người khác đôi lần nhưng cuối cùng họ không thể quyết định người khác cảm thấy như thế nào. Một người với các ranh giới mạnh mẽ hiểu rằng một mối quan hệ lành mạnh không phải là kiểm soát cảm xúc của người kia mà thay vào đó mỗi người hỗ trợ lẫn nhau trong sự phát triển của mỗi người để rồi tiến tới hiện thực hoá bản thân trên con đường của riêng mình.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: The Guide to Strong Relationship Boundaries
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất