Hướng dẫn kế toán chuyển thuế GTGT đầu vào và đầu ra cuối kỳ
Hướng dẫn kế toán chuyển thuế GTGT đầu vào và đầu ra cuối kỳ
Doanh nghiệp nào cũng cần phải hạch toán kết chuyển thuế GTGT đầu vào và đầu ra. Bút toán này doanh nghiệp sẽ được thực hiện dựa trên phương pháp khấu trừ. Vậy thực hiện kết chuyển thuế GTGT đầu vào và đầu ra cuối kỳ như thế nào?
Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT đầu vào và đầu ra cuối kỳ
Kết chuyển thuế GTGT chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp nộp thuế GTGT dựa trên phương pháp khấu trừ.
Việc kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ được xem như việc bù trừ giữa số thuế GTGT đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp.
Trường hợp đầu vào nhỏ hơn đầu ra. Khi đó thuế giá trị gia tăng sẽ được khấu trừ hết vào đầu vào. Từ đó sẽ suy ra số thuế giá trị gia tăng chênh lệch phải nộp cho cơ quan Thuế.
Trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào lớn hơn đầu ra. Khi đó thuế GTGT sẽ được khấu trừ hết đầu ra. Từ đó số thuế chênh lệch sẽ được khấu trừ để thực hiện khấu trừ tiếp khi chuyển sang kỳ sau.
Các bước kết chuyển thuế GTGT đầu vào và đầu ra cuối kỳ
Bước 1. Xác định rõ số thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp phải nộp
Khi xác định số thuế GTGT đầu ra phải doanh nghiệp phải nộp, số thuế sẽ bằng số phát sinh có tài khoản 3331 ở trong kỳ. Cụ thể, số phát sinh nợ TK 3331 trong kỳ thuộc vào những trường hợp: Hàng hóa bán bị trả lại; hàng giảm giá hàng; điều chỉnh giá… Lưu ý, trong đó không bao gồm có số thuế GTGT đã nộp của kỳ trước đó.
Bước 2. Xác định rõ số thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ở trong thời điểm cuối kỳ sẽ được xác định dựa trên công thức như sau:
Số dư nợ trong TK 133 đầu kỳ + Phát sinh nợ TK 133 trong kỳ – Phát sinh có TK 133 trong kỳ.
Lưu ý, trường hợp này chỉ được thực hiện khi bút toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp.
Anh chị tìm hiểu thêm tại đây : https://ubot.vn/thong-tu-80-2021-tt-btc-tom-tat-cac-diem-moi-can-luu-y/
Bước 3. Đối chiếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp với số thuế được khấu trừ
Ở trong bước này sẽ được chia ra thành 2 trường hợp, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp phải nộp lại nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Trường hợp này, doanh nghiệp sẽ thực hiện kết chuyển toàn bộ những phần thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp được khấu trừ.
Đối với bút toán kết chuyển như sau: Nợ TK 3331/ Có TK 133: Toàn bộ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của doanh nghiệp được khấu trừ.
Trường hợp 2: Số thuế giá trị gia tăng đầu ra doanh nghiệp phải nộp nhỏ hơn số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Trường hợp này, doanh nghiệp sẽ thực hiện kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Đối với bút toán kết chuyển như sau: Nợ TK 3331/ Có TK 133: Số thuế GTGT đầu ra mà doanh nghiệp phải nộp.
Bước 4. Kiểm tra toàn bộ quá trình kết chuyển thuế GTGT giữa kế toán và thuế
Trong bước kiểm tra quá trình kết chuyển thuế giá trị gia tăng của kế toán sẽ được chia thành 2 bước. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1. Số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào khấu trừ của doanh nghiệp: Số dư Có cuối kỳ của TK 133 được tính bằng số liệu ở trong chỉ tiêu 43 trong tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp 2. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào doanh nghiệp được khấu trừ lại nhỏ hơn số thuế GTGT đầu ra: Số dư nợ TK 133 được tính bằng số liệu ở chỉ tiêu 43 trong tờ khai thuế GTGT.
Lưu ý
Trong khi kết chuyển thuế GTGT giữa kế toán và thuế, cần phải lưu ý một số những vấn đề như sau:
Căn cứ trong tờ khai thuế hàng tháng kế toán để đối chiếu lại với toàn bộ những chỉ tiêu trên
Đối với TK 133, doanh nghiệp sẽ được phép cộng dồn lại với số dư
Đối với TK 3331, doanh nghiệp không được phép cộng dồn với số dư. Khi bên Có TK 331 đang dư, doanh nghiệp cần phải nộp tiền ngay vào trong kho bạc của Nhà nước.
#UBot #UBot_Invoice #akaBot #kế_toán #thông_tư78 #nghị_định15 #hóa_đơn_điện_tử #phần_mềm_kế_toán #phần_mềm_xử_lý_hóa_đơn
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất