LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN BẠN ĐỜI P.1
Đối với những F.A tội nghiệp, cuộc đời sẽ được nhìn như thế này:...
Đối với những F.A tội nghiệp, cuộc đời sẽ được nhìn như thế này:
Mới đầu, đó sẽ là những gì bạn thấy và những nghiên cứu cũng ủng hộ điều này. Trung bình những người "đã cưới" sẽ hạnh phúc hơn những kẻ "độc thân" và "ly dị". Nhưng nếu bạn nhìn sâu vào vấn đề và chia "kết hôn" thành hai nhóm dựa trên chất lượng hôn nhân thì, những kẻ sống trong cuộc hôn nhân tan vỡ thì kém hạnh phúc hơn cả những kẻ độc thân, trong khi những người có hôn nhân trong mơ thì cực kỳ hạnh phúc. Nói cách khác, đây là những gì xảy ra trong thực tế:
Các con chiên F.A thực sự nên cân nhắc việc đứng ở vị trí trung lập, xem xét rằng họ đang ở trong hoàn cảnh nào. A) Người đang trong tình trạng độc thân muốn tìm một mối quan hệ mà chỉ cách mình “một bước”, và đây sẽ là to-do-list của họ, “1) Tìm một mối quan hệ tuyệt vời.” Nhưng những người ở trong mối quan hệ không hạnh phúc thì lại khác, cụ thể hơn họ cần 3 bước trong to-do-list của mình “1) Trải qua cuộc chia tay mà khiến tâm hồn của họ sẽ tan nát. 2) Phục hồi hậu chia tay. 3)Tìm kiếm một mối quan hệ tuyệt vời.” Không tệ khi bạn nhìn nó theo cách đó, phải không.
Mọi cuộc nghiên cứu đều chỉ ra rằng thứ làm cho một cuộc hôn nhân trở nên hoàn hảo, tất nhiên là "vợ/chồng" của bạn.
Suy nghĩ về tầm quan trọng của việc chọn đúng bạn đời cũng giống như suy nghĩ về việc vũ trụ rộng lớn như thế nào hay sự đáng sợ của cái chết — chỉ là chúng ta đã quá căng thẳng để hiểu về nó, vì vậy chúng ta không nghĩ về nó theo cách đó và vẫn phủ nhận một chút về mức độ của vấn đề.
Không giống như vũ trụ và cái chết, việc chọn bạn đời hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải rõ ràng trong nhận thức về việc quyết định "vấn đề" lớn đến tới mức nào và phân tích kỹ lưỡng các yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định đó.
Vậy "vấn đề" lớn như thế nào?
Bắt đầu bằng việc lấy 90 trừ đi số tuổi của bạn hiện giờ, nếu bạn sống đủ lâu thì đó sẽ là số năm mà bạn sẽ dành ra để chung sống với bạn đời(hiện tại hoặc tương lai) của bạn.
Tôi chắc rằng chẳng ai trên 80 tuổi mà đọc bài viết bài này trên Spiderum, không quan trọng bạn là ai nên là cứ thoải mái đi. Nhìn vào số năm phía trên ta thấy nó khá nhiều, thậm chí nó gần như chiếm toàn bộ cuộc đời của bạn.
(Có một sự thật rằng, mọi người đều sẽ ly hôn, nhưng bạn thì không nghĩ vậy. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có đến 86% bạn trẻ nghĩ rằng việc kết hôn của họ trong tương lai là bền vững, nhưng những người già hơn thì không nghĩ vậy. Và tôi sẽ tiếp tục viết theo giả thuyết đó.)
Khi chọn một bạn đời, ta chọn luôn những thứ liên quan đến họ. Bao gồm ba mẹ của bạn đời người sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn đến con cái của bạn, người sẽ cùng bạn ăn 20.000 bữa, cùng nhau đi du lịch, nguồn giải trí, người bạn khi về gia, tư vấn nghề nghiệp và người sẽ trò chuyện với bạn 18.000 lần một ngày!
Ghê chưa?
Vì đây là một lựa chọn mà bạn cần đưa ra đáp án đúng trong cuộc sống, thế nhưng tại sao nhiều người THÔNG MINH-TỐT TÍNH-VÀ CÁC THỂ LOẠI TƯƠNG TỰ lại kết thúc mối quan hệ với sự đau khổ và không hạnh phúc ở phía sau?
Hóa ra, có rất nhiều yếu tố chống lại chúng ta:
Mọi người rất tệ trong việc xác định bản thân muốn gì trong một mối quan hệ
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, lúc chúng ta độc thân, chúng ta thường mơ về một mối quan hệ lý tưởng, nhưng đó chỉ là giấc mơ của bạn mà thôi, thực tế ta rất tệ trong việc này. Một nghiên cứu khác cho thấy khi các speed-dater đưa ra câu trả lời của họ về mối quan hệ lý tưởng, chỉ một vài phút sau đó họ đã được chứng minh rằng họ sai khi áp dụng trong thực tế.
Note: Speed-dating: Hẹn nhanh, hẹn tốc độ...là loại hình hẹn hò giữa một nhóm người nam và nữ được sắp xếp thông qua một đơn vị mai mối trung gian. Theo các nhà nghiên cứu, người ta có thể xác định được người mình yêu thích trong vòng 1 phút trò chuyện đầu tiên để quyết định có tiếp tục giữ mối quan hệ với đối phương hay không. Speed-dater: Người tham gia speed-dating
Điều đó rất bình thường—trong cuộc sống. Bạn sẽ không "thành thục" điều gì cho đến khi bạn hoàn thành nó cả trăm lần. Thật đáng tiếc, nhưng không phải ai trong chúng ta được may mắn trải nghiệm một mối quan hệ nghiêm túc trước khi lựa chọn bạn đời. Họ không có đủ thời gian! Nhu cầu về mối quan hệ cũng như là hình mẫu lý tưởng về bạn đời rất khác khi họ là người độc thân, vậy nên rất khó để một người độc thân biết bạn đang cần và muốn gì trong một mối quan hệ.
Xã hội đã sai về các lời khuyên mà họ đưa ra.
->Xã hội khuyến khích chúng ta hãy để trái tim dẫn lối đến tình yêu, đừng mất công tìm hiểu về cách xây dựng một mối quan hệ.
Nếu bạn đang vận hành một doanh nghiệp, và Quan Điểm Xã Hội nói rằng nếu bạn học kinh doanh ở trường thì sẽ hiệu quả hơn trong việc sáng tạo kế hoạch kinh doanh và phân tích hiệu suất siêng năng của doanh nghiệp của bạn. Nó rất đúng, vì đó là điều bạn sẽ làm nếu như muốn làm tốt công việc và tối thiểu hóa rủi ro trong kinh doanh của bạn.
Nhưng nếu ai đó đi học chỉ để tìm hiểu về cách chọn bạn đời, ở trong một mối quan hệ lành mạnh, vạch một nùi kế hoạch chi tiết về việc kiếm bạn đời, giữ cho kế hoạch của mình hoạt động trơn tru và chặt chẽ trong một bảng đen, thì đây là cách xã hội nhìn về họ:A) một người máy quá lý trí, B) quá quan tâm đến điều này, và C) một thằng lập dị.
Không, khi nói đến hẹn hò, xã hội sẽ cau mày khi nghĩ quá nhiều về chúng. Thay vào đó những thứ như "định mệnh", hay "cứ cố hết mình rồi hi vọng nó sẽ cho ra kết quả" là những lựa chọn mà xã hội cho rằng tốt hơn. Nếu bạn áp dụng điều trên vào kinh doanh chắc kèo bạn sẽ thất bại hoặc nếu có thành công thì đó cũng là do may mắn. Và đó là cách xã hội muốn chúng ta tiếp cận hẹn hò.
->Xã hội kỳ thị việc chúng ta tìm kiếm các bạn đời tiềm năng một cách thông minh.
Trong một nghiên cứu về điều gì chi phối nhiều hơn đến lựa chọn hẹn hò của chúng ta, sở thích hay các cơ hội hiện tại. Kết quả cho ta thấy có đến 98% phản ứng với các điều kiện thị trường và 2% với các mong muốn bất biến.
Nói cách khác, mọi người thường kết thúc với việc chọn ra một ứng viên trong "hồ lựa chọn", không quan tâm đến việc ứng viên đó có phù hợp với mình hay không. Kết luận được rút ra ở đây là ngoài việc hẹn hò nghiêm túc ở bên ngoài xã hội, mọi người nên tìm kiếm bạn đời thông qua các hoạt động hẹn hò trực tuyến, speed-dating và các thể loại khác nhằm mở rộng các ứng viên của mình một cách thông minh
Tuy nhiên, xã hội cũ lại không thích điều đó, và mọi người thường vẫn rụt rè khi nói rằng họ đã gặp bạn đời của mình trên một trang web hẹn hò. Cách đáng trân trọng để gặp được một người bạn đời là nhờ may mắn, tình cờ gặp họ hoặc được giới thiệu với họ từ bên trong "bể bơi" nhỏ của bạn. May mắn thay, sự kỳ thị này đang giảm dần theo thời gian, nhưng điều đó hoàn toàn phản ánh việc cuốn sách quy tắc hẹn hò được xã hội chấp nhận là phi logic như thế nào.
->Xã hội hối thúc chúng ta.
Trong thế giới của chúng ta, luật rừng là chúng ta phải kết hôn trước khi quá già và "quá già" ở đây dao động từ "27-35", còn tùy thuộc vào nơi bạn đang sống. Đáng lẽ luật nên là như thế này "Mày kết hôn khi nào thì kệ mày, nhưng đừng kết hôn sai người là được". Nhưng Xã Hội thì không nghĩ vậy, họ sẽ cau mày trước một người "37 tuổi đang độc thân" hơn là một người "37 tuổi, một vợ hai con nhưng không có hôn nhân hạnh phúc". Điều này chả có nghĩa gì cả, người đầu tiên chỉ còn "một bước" là tiến đến cuộc hôn nhân nhân hạnh phúc, trong khi cuộc hôn nhân của người thứ hai đang phải giải quyết nỗi bất hạnh vĩnh viễn hoặc chịu đựng cuộc ly hôn lộn xộn chỉ để bắt kịp người độc thân.
Cơ chế sinh học không có lợi cho chúng ta
-> Cơ chế sinh học con người đã tiến hóa cách đây rất lâu, những vẫn không thể hiểu kết khái niệm về mối liên hệ sâu sắc với bạn đời trong 50 năm.
Khi chúng ta nhìn thấy ai đó và cảm thấy một chút "rung động", cơ chế sinh học của chúng ta sẽ chuyển sang chế độ "tao biết mày muốn gì rồi, triển thôi" và tấn công chúng ta bằng các chất hóa học được thiết kế để khiến chúng ta giao phối (ham muốn), yêu (giai đoạn trăng mật), và sau đó cam kết lâu dài (hấp dẫn). Bộ não của chúng ta thường có thể ghi đè quá trình này nếu chúng ta không thích một ai đó, nhưng đối với tất cả trường hợp đó, kể cả khi lựa chọn tốt nhất là tiếp tục và tìm kiếm thứ gì đó tốt hơn nhưng cơ chế sinh học sẽ nói "đéo" và chúng ta buộc phải dấn thân.
->Đồng hồ sinh học là một con khốn.
Một người phụ nữ muốn có thai với chồng của cô ta, cô ấy có một "giới hạn" nhất định trong việc đó, và cô ấy cần chọn đúng người đàn ông của đời mình trước khi sang tuổi 40. Đó là một sự thật không vui và nó khiến quá trình đã vốn khó nay càng căng thẳng hơn. Nếu tôi được chọn, tôi thà nhận nuôi một đứa trẻ với một người bạn đời đúng đắn hơn là có một đứa con(ruột) với sai người .
___________________
Vi thế khi bạn chọn một nhóm người không biết họ thực sự cần gì trong một mối quan hệ. Và bao quanh họ bằng những lời nói của xã hội rằng họ cần phải tìm cho mình một bạn đời nhưng đừng tìm hiểu, khám phá và cần tìm nhanh lên. Kết hợp với đó là một hệ thống sinh học gây nghiện cho bạn mỗi khi bạn tìm ra chúng và hứa rằng sẽ ngừng sản xuất ra trẻ em trước khi quá muộn.
BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC GÌ?
Một loạt các quyết định điên rồ vì những lý do tồi tệ và rất nhiều người làm hỏng các quyết định quan trọng nhất của cuộc đời họ. Chúng ta hãy xem xét một số kiểu người phổ biến trở thành nạn nhân của tất cả những điều này và kết thúc trong các mối quan hệ không hạnh phúc:
Kết hôn vì SỰ LÃNG MẠN
Sự sụp đổ của việc quá lãng mạn khi tin rằng tình yêu tự nó là đủ lý do để kết hôn với một ai đó. Lãng mạn có thể là một phần tuyệt vời của một mối quan hệ và tình yêu là yếu tố then chốt tạo nên một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nhưng nếu không có nhiều thứ quan trọng khác thì điều đó chỉ đơn giản là chưa đủ.
Người quá lãng mạn liên tục phớt lờ giọng nói nhỏ bé mà cố gắng lên tiếng khi anh ta và bạn gái của anh ta đang cãi nhau liên tục hoặc khi anh ấy cảm thấy bản thân bây giờ tệ hơn ngày xưa, ngày anh chưa có bạn gái. Làm câm nín những suy nghĩ như " Mọi thứ xảy ra đều có lý do và cách chúng tôi gặp nhau không thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên ”và“ Tôi hoàn toàn yêu cô ấy, và đó là tất cả những gì quan trọng ”- chỉ cần một người quá lãng mạn tin rằng anh ta đã tìm thấy người bạn tâm giao của mình, anh ta dừng lại nghi ngờ mọi thứ, và anh ấy sẽ giữ vững niềm tin đó suốt 50 năm cuộc hôn nhân không hạnh phúc của mình.
Kết hôn vì SỢ
Nỗi sợ là yếu tố tệ hại nhất trong việc đưa ra quyết định, và việc chọn bạn đời không nằm ngoại lệ. Thật không may, đó là cách xã hội thiết lập, nỗi sợ bắt đầu lây sang cả những loại người lý trí, thi thoảng cả những người ở độ tuổi 20. Những nỗi sợ mà xã hội (gia đình, bạn bè) gây ra cho chúng ta, sợ là người độc thân cuối cùng trong đám bạn đã có vợ, sợ trở thành cha/mẹ quá tuổi, đôi khi sợ bị chỉ trích hay đánh giá. Đó là những kiểu khiến chúng ta phải ổn định cho một mối quan hệ đối tác không hoàn hảo. Điều trớ trêu là nỗi sợ hãi lý trí duy nhất mà chúng ta nên cảm thấy là nỗi sợ hãi khi trải qua 2/3 cuộc đời một cách bất hạnh, với nhầm người — số phận chính xác mà những người sợ hãi phải chịu rủi ro vì họ đang cố gắng tránh rủi ro.
Kết hôn vì nghe theo ĐÁM ĐÔNG
Sự ảnh hưởng từ bên ngoài cho phép người khác đóng vai trò rất lớn trong quyết định đối tác trong cuộc sống. Việc lựa chọn một người bạn đời mang tính cá nhân sâu sắc, vô cùng phức tạp, khác biệt đối với tất cả mọi người và hầu như không thể hiểu được từ bên ngoài, cho dù bạn có hiểu rõ ai đó đến đâu. Do đó, các ý kiến và sở thích của người khác thực sự không có liên quan, ngoại trừ một trường hợp nghiêm trọng liên quan đến ngược đãi hoặc lạm dụng.
Ví dụ đáng buồn nhất về điều này là một cặp đôi chia tay với nhau lẽ ra là một đôi phù hợp vì sự phản đối bên ngoài hoặc một yếu tố mà người lựa chọn không thực sự quan tâm (tôn giáo là ví dụ điển hình) nhưng cảm thấy bắt buộc phải gắn với kỳ vọng và lợi ích của gia đình.
Nó cũng có thể xảy ra theo cách ngược lại, khi bạn nhìn vào cuộc sống của một ai đó và cảm thấy "thú vị" với mối quan hệ của họ nhưng đó là cái nhìn từ phía ngoài, và bên trong thật sự không thú vị như bạn nghĩ.
Kết hôn vì.....phù hợp với tiêu chuẩn? (tôi sẽ tạm gọi là Nhung, xin lỗi các bạn Nhung)
Nhung là kiểu người sẽ quan tâm "nước sơn" thay vì "gỗ". Có rất nhiều ô mà cô cần phải tick vào, những thứ như chiều cao, uy tín trong công việc, mức độ giàu có, thành tích, đôi khi cũng có ngoại lệ như người ngoại quốc hoặc có một tài năng cụ thể nào đó.
Mọi người đều có những ô vuông trên giấy nhất định mà họ muốn kiểm tra, nhưng một người sống có cái tôi to lớn sẽ ưu tiên diện mạo và lý lịch hơn cả chất lượng mối quan hệ của cô ấy với người bạn đời tiềm năng khi cân nhắc mọi thứ.
Kết hôn vì SỰ ÍCH KỶ
Có ba dạng người, đôi khi chúng pha trộn với nhau.
1) Theo cách của em không thì cách xa em.
Người này không thể chấp nhận hy sinh hoặc thỏa hiệp. Cô ấy tin rằng nhu cầu, mong muốn cũng như ý kiến của mình đơn giản là quan trọng hơn partner của cô ấy và cô ấy sẽ làm theo cách của mình trong hầu hết mọi quyết định quan trọng. Cuối cùng, cô ấy không muốn có một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, cô ấy muốn giữ cuộc sống độc thân của mình và có ai đó ở đó để giữ công ty của cô ấy.
Người này chắc chắn kết thúc bằng việc trở thành một người cực kỳ dễ dãi, tệ nhất là một người đề cao vấn đề lòng tự trọng, và hy sinh cơ hội được trở thành một phần của một team bình đẳng, gần như nó sẽ hạn chế rất nhiều chất lượng tiềm năng của cuộc hôn nhân của cô ấy.
2) Nhân vật chính
Bi kịch của một nhân vật chính là trở thành một kẻ chỉ biết đến bản thân mình. Anh ấy muốn một người bạn đời vừa là bác sĩ trị liệu vừa là người ngưỡng mộ mình nhất, nhưng hầu như không quan tâm đến việc đáp lại một trong hai ân huệ. Mỗi tối, anh ấy và cô thảo luận về ngày của họ, nhưng 90% cuộc thảo luận xoay quanh ngày của anh ấy — xét cho cùng, anh ấy là nhân vật chính của mối quan hệ này. Vấn đề đối với anh ta là do không có khả năng tách mình ra khỏi thế giới cá nhân của mình, điều này khiến cho 50 năm tiếp theo khá buồn tẻ.
3) Nhu cầu
Mọi người đều có nhu cầu và ai cũng thích những nhu cầu đó được đáp ứng, nhưng vấn đề nảy sinh khi đáp ứng nhu cầu — cô ấy nấu ăn cho tôi, anh ấy sẽ là một người cha tuyệt vời, cô ấy sẽ làm một người vợ tuyệt vời, anh ấy giàu có, anh ấy tuyệt vời ở trên giường — trở thành lý do chính để chọn ai đó làm bạn đời. Những thứ được liệt kê đó đều là những đặc quyền tuyệt vời, nhưng đó chỉ là những đặc quyền. Và sau một năm kết hôn, khi người được thúc đẩy theo nhu cầu giờ đã hoàn toàn quen với việc đáp ứng nhu cầu của cô ấy và không còn thú vị nữa, thì tốt hơn hết là có nhiều phần tốt đẹp hơn trong mối quan hệ mà cô ấy đã chọn hoặc cô ấy sẽ đi theo một chuyến đi buồn tẻ.
___________________
Lý do chính mà hầu hết các kiểu ở trên kết thúc trong các mối quan hệ không hạnh phúc là họ đang theo đuổi một động lực thúc đẩy không tính đến thực tế về Mối quan hệ cặp đôi là gì và điều gì khiến cho nó hạnh phúc.
Vậy điều gì tạo nên một đời sống cặp đôi hạnh phúc? Chúng ta sẽ khám phá trong phần 2. (còn khi nào ra thì mình không biết, bạn có phải bố mình đéo đâu)
Phần 2 ở đây
Biên dịch và Việt hóa: Donuss-Spiderum
Yêu
/yeu
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất